Loại thực vật vẻ ngoài quái dị, bất ngờ ‘trở về từ cõi chết’ sau hơn 20 năm: Loài hoa cổ tích, siêu hiếm
Loài hoa bí ẩn lần đầu được tìm thấy vào năm 1992 chỉ với một mẫu vật duy nhất được bảo quản trong bảo tàng.
Loài hoa cổ tích siêu hiếm tái xuất
Theo Japan Times, sau hơn 20 năm được cho là tuyệt chủng, loài hoa đèn lồng cổ tích Thismia kobensis đã tái xuất hiện tại tỉnh Hyōgo, Nhật Bản. Khám phá này không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn mà còn mở ra những hiểu biết mới về lịch sử tiến hóa của chi thực vật độc đáo này.
Thismia kobensis, thuộc chi Thismia với tên gọi phổ biến là “hoa đèn lồng cổ tích”, được cho là loài thực vật dị dưỡng nấm cực quý hiếm. Loài hoa kỳ lạ này từ bỏ lá xanh và khả năng quang hợp để sống hoàn toàn dưới lòng đất, chỉ nhô lên những bông hoa hình đèn lồng trong mùa mưa. Chúng đôi khi bị nhầm lẫn với nấm.
Sau hơn 20 năm được cho là tuyệt chủng, loài hoa đèn lồng cổ tích Thismia kobensis đã tái xuất hiện tại tỉnh Hyōgo, Nhật Bản.
Năm 1992, Thismia kobensis lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Kobe (Nhật Bản) và chỉ với một mẫu vật duy nhất. Do không tìm thấy thêm cá thể nào khác và môi trường sống của nó bị phá hủy vì nạn phá rừng làm khu công nghiệp, loài hoa này đã được tuyên bố là tuyệt chủng vào năm 1999.
Trong một cuộc khảo sát vào năm 2021, Thismia kobensis đã bất ngờ được tìm thấy tại thành phố Sanda, tỉnh Hyogo, cách địa điểm phát hiện ban đầu khoảng 30 km.
Nhóm khoa học bắt đầu tìm kiếm và thu được ba mẫu vật, đủ để tiến hành phân tích hoa và ADN của các cá thể. Phần đáy của hoa trong, bóng và có phần ống màu cam chứa nhị hoa.
Nhóm khoa học bắt đầu tìm kiếm và thu được ba mẫu vật của loài hoa bí ẩn này.
Theo phân tích của các nhà khoa học, các loài thực vật thuộc chi Thismia là mycoheterotrophic, tức là chúng không quang hợp hoặc chỉ quang hợp một phần và lấy toàn bộ năng lượng cũng như dinh dưỡng từ nấm. Khảo sát về loài hoa này được công bố trên tạp chí Phytotaxa. Các nhà khoa học cho biết: “Vì hầu hết các loài thực vật mycoheterotrophic lấy carbon gián tiếp từ thực vật quang hợp thông qua mạng nấm rễ chung, chúng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của cả nấm và cây cối nuôi dưỡng chúng.” Do đó, chúng rất nhạy cảm với các xáo trộn môi trường và thường hiếm gặp cũng như có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Khoảng 90 loài Thismia đã được xác định nhưng nhiều loài chỉ được biết đến từ địa điểm phát hiện ban đầu và một số loài có khả năng đã tuyệt chủng. Việc tái phát hiện Thismia kobensis tại một địa điểm mới cách xa nơi phát hiện ban đầu hơn 30 km cho thấy việc khảo sát rộng rãi hơn trong mùa hoa nở có thể cung cấp những hiểu biết quan trọng về sự phân bố và mức độ hiếm gặp của loài, từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn phù hợp.
Địa điểm mới này cũng biến Thismia kobensis trở thành loài hoa đèn lồng cổ tích phân bố ở cực bắc châu Á được biết đến cho đến nay.
Thismia kobensis đã bất ngờ được tìm thấy tại thành phố Sanda, tỉnh Hyogo, cách địa điểm phát hiện ban đầu khoảng 30 km.
Kohei Yamana, tác giả thứ hai của khảo sát, đã tình cờ tái phát hiện loài hoa này vào tháng 6/2021 trong một khu rừng lá kim ở thành phố Sanda (tỉnh Hyogo). Từ phát hiện này, các nhà khoa học đã có thể cập nhật mô tả về loài, bổ sung chi tiết cho mô tả ban đầu vốn chỉ dựa trên một mẫu vật bảo tàng không đầy đủ. Dựa trên phân tích các đặc điểm khác nhau, các nhà khoa học xác định rằng Thismia kobensis là một loài riêng biệt với những đặc điểm và lịch sử tiến hóa độc đáo.
Khám phá này cũng có thể mang đến những hiểu biết mới về một loài hoa đèn lồng cổ tích khác, Thismia americana. Loài này được phát hiện hơn 100 năm trước gần Chicago (Mỹ) và hiện nay được coi là tuyệt chủng. Khảo sát hình thái chi tiết cho thấy Thismia kobensis là họ gần nhất của Thismia americana, loài đèn lồng cổ tích duy nhất ở Bắc Mỹ. Điều này có thể giải thích cách T. americana đến lục địa này từ Đông Á thông qua cầu đất liền Bering.
Cơ chế mở rộng phạm vi đề xuất của đèn lồng cổ tích trong khảo sát hiện tại.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng loài Thismia kobensis vẫn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bởi những người thường di chuyển dọc theo các lối mòn ở khu rừng tự nhiên thuộc Kobe.
Giải mã nguồn gốc về những 'vòng tròn cổ tích' bí ẩn trên thế giới
Đi tìm lời giải cho những 'vòng tròn cổ tích' bí ẩn, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân xuất phát từ sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loài thực vật để giành nguồn nước trên địa hình khô cằn.
Những vòng tròn kỳ lạ xuất hiện rải rác ở nhiều địa điểm trên thế giới là câu hỏi hóc búa với các nhà khoa học. (Ảnh: Stephan Getzin)
Nguồn gốc của những vòng tròn hoàn hảo đến kỳ lạ ở phía Đông sa mạc Namib đã khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều thập kỷ.
Các vòng tròn, được coi là những mảng đất trống trên địa hình khô cằn và nhiều cỏ, có vẻ cách đều nhau, như thể ai đó đã đặt một chiếc máy cắt có chủ ý.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy có thể có hàng triệu "vòng tròn cổ tích" này trong khu vực, nhưng các nhà khoa học đã tranh luận về nguyên nhân giải thích sự tồn tại của một vòng tròn có đường kính lên tới 20m.
Stephan Getzin, nhà sinh thái học sa mạc tại Đại học Göttingen, và các đồng nghiệp đã thu được bằng chứng mới thuyết phục để giải thích về các vòng tròn bí ẩn. Nguyên nhân xuất phát từ sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loài thực vật để giành nguồn nước trên địa hình khô cằn.
Các nhà nghiên cứu cho biết các kiểu thảm thực vật định kỳ như vòng tròn cũng có thể xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới trong điều kiện khí hậu ấm lên. Nói một cách đơn giản, thực vật có thể chiến đấu với nhau để tồn tại trong điều kiện khô hạn và để lại một vòng tròn trống trải.
Getzin lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy những vòng tròn bí ẩn này khi ông đang theo học tại Đại học Namibia hơn 20 năm trước. Ông công bố nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này vào năm 2000, trong đó ông đặt tên cho hiện tượng này là "vòng tròn cổ tích" vì nó có sự giống nhau mơ hồ với "vòng cổ tích" của những loại nấm thường thấy trong rừng.
Những vòng tròn cổ tích ở Namibia khác thường không chỉ ở hình dáng bên ngoài mà còn ở vị trí. Chúng xuất hiện ở một trong những khu vực khô hạn nhất trên thế giới, ở một vùng rất hẹp chỉ nhận được lượng mưa hàng năm từ 70 đến 120mm.
Tuy vậy, chỉ cần di chuyển 30km về phía Đông, nơi có lượng mưa hàng năm khoảng 150mm, không có vòng tròn cổ tích nào xuất hiện và cỏ bao phủ liên tục.
Nhà khoa học Stephan Getzin cùng đồng nghiệp đã tìm cách giải mã bí ẩn của các "vòng tròn cổ tích." (Ảnh: Stephan Getzin)
Getzin cho biết: "Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy hiện tượng này là do nước hoặc do khí hậu gây ra. Các vòng tròn cổ tích về cơ bản là biểu hiện cho thấy không có đủ độ ẩm để duy trì thảm thực vật liên tục."
Trong vòng ba năm, Getzin và nhóm của ông đã thu thập dữ liệu thực địa ở Namibia để khám phá giả thuyết này. Nhóm nghiên cứu đã lắp đặt các cảm biến để đo hàm lượng nước trong đất và đào cỏ.
Sau một trận mưa, họ phát hiện cỏ mọc bên trong và bên ngoài vòng tròn cổ tích. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần, cỏ bên trong vòng tròn chế.t trong khi cây cối ở ngoại vi vẫn tồn tại. Họ cũng phát hiện ra rằng độ ẩm của đất ở vài centimet trên cùng bên trong vòng tròn đã giảm mặc dù thực tế là không có cỏ.
Getzin giải thích rằng thực vật ở ngoại vi vòng tròn đang cạnh tranh nguồn nước với cỏ bên trong vòng tròn. Nhóm nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng những cây ở vùng ngoại vi này có rễ dài hơn, cho phép chúng hút nước tốt hơn. Kết quả là không còn đủ nước bên trong vòng tròn để cỏ phát triển.
Nhưng tại sao cây lại được sắp xếp xung quanh một vòng tròn?
Getzin cho biết hình dạng vòng tròn cho phép từng loại cỏ tận dụng tối đa nguồn nước sẵn có. Một vòng tròn có tỷ lệ chu vi trên diện tích nhỏ sẽ hạn chế số lượng cây xung quanh và tăng lượng nước có sẵn cho những cây đó. Trong khi đó, trong một hình vuông, sẽ có nhiều cây hơn phải chia sẻ cùng một lượng nước.
Getzin cho biết: "Từ quan điểm cạnh tranh, đây là cấu trúc hợp lý nhất để tiếp cận những nguồn tài nguyên nước hạn chế này".
Getzin thừa nhận rằng thực chất thực vật không có bộ não, nhưng đây là một mô hình toán học thông minh. Một số vòng tròn cũng cách đều nhau để tạo ra mô hình tổ ong lặp đi lặp lại đồng đều - một phần tạo nên vẻ ngoài kỳ lạ của nó.
Thực vật cạnh tranh nguồn nước được cho là nguyên nhân xuất hiện các vòng tròn kỳ lạ này. (Ảnh: Stephan Getzin)
Bên ngoài Namibia, những vòng tròn thần tiên cũng đã được tìm thấy ở sa mạc Australia. Getzin và nhóm của ông đã đến Australia và xác định rằng các vòng tròn cũng được hình thành thông qua sự cạnh tranh và tự tổ chức của thực vật.
Một số nhà nghiên cứu xem những mô hình không gian này như một công cụ tiềm năng để đối phó với môi trường nóng, khô hơn, vốn ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu.
Theo nghiên cứu, các hệ sinh thái bị đ.e dọ.a có thể tồn tại thông qua việc hình thành các mô hình không gian và thảm thực vật sẽ sắp xếp lại và tự tổ chức để đáp ứng với mức độ khô cằn của môi trường.
Không phải ai cũng đồng tình với lời giải thích của Getzin. Nhà sinh thái học người Australia Fiona Walsh và các đồng nghiệp khẳng định những vòng tròn cổ tích ở Australia là do mối tạo ra.
Marion Meyer, một nhà nghiên cứu về vòng tròn cổ tích, đề xuất một giả thuyết khác: Một loại cây độc hại tên là euphorbia từng mọc lên ở nơi hiện nay có các vòng tròn cổ tích và giế.t chế.t các vi khuẩn có lợi giúp cỏ tồn tại trên sa mạc./.
Loài chim bí ẩn nhất thế giới, quý hiếm hơn cả gấu trúc Hiện loài chim quý hiếm này chỉ còn khoảng 1.000 con trên thế giới, để được nhìn thấy nó phải cực kì may mắn. Một trong những loài chim "bí ẩn nhất thế giới" là chim bạch kim Hải Nam xuất hiện ở núi Ailao. Chim bạch kim Hải Nam là loài chim quý hiếm ở Trung Quốc chỉ còn khoảng 1.000 con...