Loại sữa chua vị lạ trở thành đặc sản chỉ có ở Đà Nẵng, xưa “ế” khách nay nhiều người lùng tìm
Món ăn này nổi lên như đồ ăn vặt lạ miệng, hấp dẫn du khách đến với Đà Nẵng. Mùa hè tới có lẽ không ai có thể từ chối những hũ sữa chua ngon ngọt, chua chua, mát lạnh. Sữa chua là món ăn vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe.
Không chỉ được đóng hộp bán trong siêu thị, sữa chua còn được nhiều quán ăn tự làm đem lại hương vị đa dạng, hấp dẫn hơn.
Sữa chua thường được chế biến từ quá trình lên men lactic của sữa bò tươi, sữa bột hoặc sữa động vật. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua, bao gồm cả sữa chua đóng gói và các loại sữa chua tự chế biến đóng thành từng bọc, từng hũ.
Sữa chua tưởng chừng quen thuộc là thế, vậy mà lại được người dân Đà Nẵng sáng tạo nên một loại sữa chua rất riêng, không phải du khách nào tới đây cũng biết đến, đó chính là những hũ sữa chua muối. Sữa chua muối có hương vị là sự hòa quyện của vị ngọt chua mặn, khiến cho cảm nhận về món ăn có chút gì đó đậm đà hơn, gắn liền với bao nhiêu thế hệ người Đà Nẵng. Từng hũ sữa chua lạnh lạnh ngọt ngọt chua chua thường thấy giờ được ăn kèm với chút muối tinh của biển thì lại mang hương vị rất khác.
Sữa chua muối cũng tương tự với những loại sữa chua khác, nó cũng được tạo thành từ các loại nguyên liệu gồm sữa đặc, sữa chua, nước sôi, sau đó hòa chung lại theo tỉ lệ thích hợp, chia vào từng hũ nhỏ, rồi ủ qua đêm. Muốn sữa chua nhanh lên men hơn, bạn có thể ủ sữa chua vào khăn ấm.
Sữa chua muối Đà Nẵng được bán thành từng hũ nhỏ, là món ăn vặt đơn giản, rẻ tiền mà ngon miệng thu hút nhiều bạn trẻ. Khi ăn sữa chua muối, hương vị cũng tương tự như các loại sữa chua thông thường khác, thế nhưng vị mặn của muối biển lại khiến cho món ăn này thêm phần lạ lùng, độc đáo. Bởi vậy trải nghiệm ăn sữa muối Đà Nẵng chắc chắn sẽ rất thú vị đối với du khách, món ăn này không hề khó ăn, ngược lại còn rất hấp dẫn, gây nghiện.
Ở gần khu vực trung tâm quận Sơn Trà, bạn sẽ tìm thấy con đường Bùi Thị Xuân. Ngay góc đường giao với Phan Huy Ích chính là “thiên đường ẩm thực” giữa lòng Đà Nẵng. Tại điểm đến này, bạn có thể tìm thấy hàng trăm món ăn đặc sản Đà Nẵng. Tất nhiên không thể thiếu những chiếc xe đẩy chở đầy những hũ sữa chua muối lạ miệng. Các quán san sát nhau, bạn có thể chọn vào bất cứ một quán nào để thưởng thức những món ăn vặt hấp dẫn.
Được biết, trước đây món sữa chua muối không được phổ biến như hiện tại. Tuy hương vị lạ nhưng nó chưa thể có chỗ đứng như nhiều đặc sản lâu năm ở Đà Nẵng. Trong những năm gần đây, du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển, du khách không thể thỏa mãn những món ăn đã quá quen thuộc mà tìm đến những món lạ hơn, từ đó sữa chua muối được nhiều người lùng tìm. Cách ăn món sữa chua có một không hai này đã gây được ấn tượng mạnh mẽ với du khách, khiến ngày càng nhiều người tìm đến thưởng thức. Nhờ vậy mà số lượng xe đẩy bán sữa chua muối trên các con đường Đà Nẵng, đặc biệt là đường Bùi Thị Xuân cũng ngày càng nhiều hơn. Chính điều này đã giúp món ăn lạ lùng trở nên phổ biến, đặc biệt là giới trẻ thì vô cùng hứng thú, chỉ muốn đến Đà Nẵng để được một lần thưởng thức.
Sữa chua muối được bán thành từng hũ nhỏ. Thông thường mỗi người phải ăn 3 – 5 hũ mới đã cơn thèm. Chủ quán sẽ mang ra cho bạn hũ sữa chua kèm muỗng và một chén nhỏ đựng muối tinh.
Ngoài ra, tại khu vực này cũng bán rất nhiều món ngon Đà Nẵng như ốc hút, hoa quả trộn, bánh xèo, bánh tráng nướng… Du khách có thể thưởng thức cùng lúc những món ăn vặt này để trải nghiệm ẩm thực Đà Nẵng thêm phần đa dạng nhé!
Video đang HOT
Cách làm bánh bò thốt nốt An Giang thơm ngon chuẩn vị
Bánh bò thốt nốt là đặc sản của mảnh đất An Giang rất được du khách và người dân nơi đây ưa chuộng. Cùng tìm hiểu cách làm loại bánh độc đáo này bạn nhé!
1Cách làm bánh bò thốt nốt chuẩn vị An Giang
Bánh bò thốt nốt là một trang những đặc sản và món không nên bỏ qua khi ghé thăm An Giang. Hôm nay Bách hóa XANH sẽ giới thiệu đến bạn cách làm món bánh này thơm ngon chuẩn vị nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh bò thốt nốt
200g đường thốt nốt.
200g bột gạo, 60g bột năng, 5 - 10g men nở
350ml nước dừa tươi, 40ml nước lọc
Gia vị: Đường, muối, dầu ăn.
Mẹo hay: Để chọn được đường thốt nốt ngon, bạn nên chọn loại đường có vị đặc trưng của thốt nốt hoặc hơi khét khi ngào thủ công, đường có vị chua nhẹ và ngọt thanh. Không nên chọn những loại đường có độ sáng, óng ánh hoặc vị ngọt gắt vì đây là loại đường đã qua pha trộn bạn nhé.
Nguyên liệu làm món bánh bò thốt nốt An Giang
Hướng dẫn các bước thực hiện
Bước 1 Ủ men nở
Ở bước này, bạn cho 40ml nước lọc vào chén nhỏ rồi cho 1 muỗng đường cùng 8g men nở vào, trộn đều đến khi thành hỗn hợp mịn. Sau đó bạn ủ hỗn hợp trong 10 phút.
Hình ảnh về công đoạn ủ men nở.
Bước 2 Làm bột bánh
Đầu tiên, bạn cho vào tô 200g bột gạo và 60g bột năng, sau đó thêm vào tô 1 muỗng cà phê muối rồi trộn đều hỗn hợp này. Tiếp đến bạn rây bột cho thật mịn, không để bột vón cục.
Tiếp theo, bạn cho men nở đã ủ vào hỗn hợp rồi cho thêm 250ml nước dừa tươi vào. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp đến khi tan đều vào nhau và độ lỏng đạt như hình minh họa là được. Kế đến bạn ủ chỗ bột này trong vòng 60 phút.
Hình ảnh về các bước làm bột bánh.
Bước 3 Nấu nước đường thốt nốt
Bạn cho vào chảo 200g đường thốt nước cùng 100ml nước dừa tươi rồi nấu lên. Trong khi nấu bạn đảo thật đều tay cho đường tan hết tạo thành dung dịch nước đường thì tắt bếp.
Hình ảnh về nấu nước đường thốt nốt.
Bước 4 Hoàn tất phần bột
Với phần bột đã ủ trước đó, bạn trộn lại lần nữa cho đều, sau đó bạn thêm nước đường thốt nốt và 1 muỗng canh dầu ăn vào. Tiếp đến, bạn trộn đều hỗn hợp sau đó tiếp tục ủ 120 phút nữa.
Bạn đổ nước đường thốt nốt vào phần bột đã ủ trước đó.
Bước 5 Hấp bánh
Ở bước này, đầu tiên bạn cần phết dầu ăn vào thành khuôn để tránh bánh bị dính vào khuôn, sau đó bạn lót thêm giấy nến dưới đáy khuôn để việc lấy bánh ra dễ dàng hơn. Tiếp theo bạn cho hỗn hợp bột đã ủ vào khuôn.
Kế đến, bạn cho bánh vào nồi, dùng khăn vải đậy phía trên ngăn không cho nước nhỏ giọt xuống phần bánh, giúp cho bề mặt bánh đều hơn và trông ngon hơn. Cuối cùng bạn đậy nắp nồi và hấp trong khoảng 20 phút bánh sẽ chín.
Mẹo hay
Bạn nên đổ bột bánh vào khoảng nửa khuôn vì khi bánh nở ra sẽ cao hơn. Khi bạn đổ quá nhiều, bánh nở ra sẽ trào ra khỏi khuôn khiến bánh không còn đẹp và ngon nữa.
Nguyên liệu làm món bánh bò thốt nốt An Giang
Thưởng thức bánh bò thốt nốt
Bánh bò thốt nốt có màu vàng đặc trưng của thốt nốt rất đẹp mắt, bánh có vị béo thơm cùng vị ngọt thanh cực kỳ hấp dẫn. Ngoài ra, bạn có thể dùng bánh với nước cốt dừa và mè rang để tăng hương vị cho bánh nha.
Nếu bánh ăn không hết trong ngày, bạn có thể cho vào túi kín rồi bảo quả n ở ngăn mát tủ lạnh từ 4 - 5 ngày. Khi muốn ăn bạn chỉ cần hấp cách thủy hoặc dùng lò vi sóng quay bánh là có thể dùng được rồi.
Hình ảnh về bánh bò thốt nốt An Giang.
2Cách làm bánh bò thốt nốt nhiều rễ tre
Để làm được bánh bò thốt nốt rễ tre tơi xốp, trước khi đổ hỗn hợp bột vào khuôn, bạn chỉ cần đổ qua một chiếc rổ hoặc rây để tạo những đường rễ tre cho bánh. Rất đơn giản phải không nào.
Có thể bạn chưa biết
Tên gọi "thốt nốt" có nguồn gốc từ tiếng Khmer là "th'not". Ở đây người dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt lốt dần dần thành quen và nó trở thành tên gọi "thốt nốt" như ngày nay. Cây thốt nốt có quan hệ mật thiết đối với đời sống người Khmer, bà con ở đây tận dụng, từ thân tới lá, quả...của cây thốt nốt để dùng. Một số món ngon làm từ thốt nốt các bạn nên thử qua: Cơm thốt nốt, nước thốt nốt tươi, thốt nốt sữa, thốt nốt rim, đường thốt nốt, chè thốt nốt, bánh thốt nốt, bánh bò thốt nốt...
Trên đây là thông tin về cách làm bánh bò thốt nốt Kiên Giang thơm ngon chuẩn vị mà Bách hóa XANH đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Ở Vũng Tàu có đặc sản gì? Top 10 đặc sản nhất định phải thử khi ghé Vũng Tàu Ăn gì ở Vũng Tàu? luôn là thắc mắc lớn nhất của du khách khi đặt chân đến nơi đây. Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm những đặc sản trứ danh tại Vũng Tàu thì hãy cùng đọc ngay bài viết này nhé! Vũng Tàu được mệnh danh là một thiên đường "ăn - chơi" với rất nhiều địa điểm check-in nổi...