Loài sâm chỉ tìm thấy ở Lai Châu quý như thế nào mà doanh nghiệp xứ sâm Hàn Quốc cũng muốn có?
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Lai Châu năm 2021, việc phát triển tiềm năng, lợi thế của cây sâm Lai Châu là một trong những nội dung được ưu tiên hàng đầu.
Được biết, trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Lai Châu năm 2021 do Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức Tọa đàm xúc tiến đầu tư giữa Hiệp hội Sâm Lai Châu, Hiệp hội Nông sản Lai Châu và Hiệp hội Nghệ nhân Hàn Quốc, Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc, Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tại Việt Nam.
Có thể thấy, Lai Châu đang sở hữu một kho báu quý hiếm, đó là sâm. Theo những tài liệu đã công bố ở Việt Nam, cây sâm Lai Châu mới chỉ phát hiện duy nhất ở tỉnh Lai Châu.
Sâm Lai Châu có tên khoa học Panax Vietnamensis fodicus var cùng dòng với sâm Ngọc Linh với 52 loại saponin, trong đó có 26 loại chưa được xác định.
Tính đến ngày 31/10/2021 tỉnh Lai Châu có 25 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và gần 200 hộ nông dân trồng sâm, diện tích để phát triển cây sâm là 856ha, trong đó có 188ha đã được trồng từ 1-5 năm tuổi.
Đánh giá cao chất lượng sâm Lai Châu, các nhà quản lý, doanh nghiệp cho rằng, tỉnh Lai Châu cần tập trung mở rộng diện tích, xây dựng thương hiệu, mở rộng sản xuất để tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Các doanh nghiệp của Hàn Quốc đánh giá, sâm Lai Châu và sâm Hàn Quốc rất nhiều tiềm năng lợi thế của việc liên kết phát triển.
Thời gian qua, xác định nông nghiệp là lĩnh vực trọng điểm, tỉnh Lai Châu đã xây dựng, ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, đề án về phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhờ đó, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển rõ nét. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 3.200 tỷ đồng, tăng 8,5 lần so với năm 2004; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2004-2020 đạt trên 22%; hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn như: trên 8.000 ha chè, gần 13.000 ha cao su, trên 5.000 ha mắc ca, 4.000 ha chuối…
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, tỉnh Lai Châu cần có chiến lược đầu tư, khai thác tốt tiềm năng, giá trị của loài sâm Lai Châu. Ảnh: V.C
Bà Giàng Páo Mỷ – Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu nhấn mạnh: Thông qua Hội nghị Xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, Lai Châu mong muốn được tiếp nhận, chuyển giao các dự án sản xuất, chế biến ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Video đang HOT
“Với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, tăng năng suất, giá trị sản phẩm; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn, hướng tới mục tiêu hợp tác cùng phát triển, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh Lai Châu sẽ phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động tại địa phương” – bà Giàng Páo Mỷ cam kết.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Lai Châu. Ảnh: V.C
Đến nay, Lai Châu từng bước tạo vùng nguyên liệu, xây dựng các nhà máy chế biến hoa quả. Ngoài ra, Lai Châu có rất nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc và thủy sản tại các hồ thủy điện.
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, các tổ chức doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư giúp Lai Châu phát triển thế mạnh; tỉnh Lai Châu cần tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang là thế mạnh của tỉnh như: Sâm Lai Châu, mắc ca, chè, nuôi ong lấy mật…
Lai Châu có nhiều nông, đặc sản có giá trị. Ảnh: V.C
Ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu khẳng định: Tỉnh Lai Châu luôn sẵn sàng đồng hành cùng các nhà đầu tư giải quyết khó khăn, vướng mắc.
Tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận các chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Thực hiện nhất quán chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuê đất, đầu tư kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng.
Giảm tối đa thủ tục hành chính về đầu tư, thành lập doanh nghiệp, cụ thể: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không quá 02 ngày/03 ngày. Cấp phép xây dựng không quá 10 ngày; Thủ tục thuế, hải quan thuận lợi, nhanh chóng.
Cung cấp đủ lao động có chất lượng, phù hợp với hoạt động đầu tư; hỗ trợ đào tạo lao động. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, các thủ tục hành chính thuộc các ngành như: quy hoạch, xây dựng, đất đai, tài nguyên – môi trường, y tế…
Tạo khí thế mới cho nông nghiệp Lai Châu
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao định hướng của Lai Châu phát triển bền vững nền nông nghiệp, và đặt mục tiêu trồng mới 50.000 ha cây mắc ca vào 2025.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm mô hình vườn ươm mắc ca tại huyện Phong Thổ, Lai Châu. Ảnh: Bảo Thắng.
Lai Châu là một tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp. Tiêu biểu nhất là quỹ đất. Theo thống kê, diện tích đất nông nghiệp là hơn 526.000 ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Diện tích bình quân đất đai đầu người là 2,2 ha - gấp 6 lần bình quân cả nước. Diện tích đất trống chưa sử dụng khoảng 240.000 ha, tổng diện tích đất nông nghiệp có thể chuyển đổi sang cây trồng giá trị cao là hơn 20.000 ha. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp năm 2020 đạt 5,58%, thuộc tốp đầu cả nước.
Làm việc với UBND tỉnh Lai Châu ngày 12/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, Lai Châu cần tạo ra "một khí thế mới" để thúc đẩy nền nông nghiệp. Một trong những giải pháp, đó là tìm ra những sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, hoặc cho giá trị kinh tế cao.
"Tôi vừa nghe báo cáo, tỉnh đặt mục tiêu trồng mới 50.000 ha cây mắc ca đến năm 2025. Nếu thực hiện được, thì rất tuyệt vời. Dù đây là loài cây mới, Bộ NN-PTNT ủng hộ chủ trương phát triển cây mắc ca của tỉnh. Trước mắt, chúng ta sẽ làm từng bước, cái nào dễ làm trước, vừa làm vừa học hỏi, trao dồi kinh nghiệm", Thứ trưởng nói.
Lai Châu triển khai trồng cây mắc ca từ năm 2011. Tính đến đầu tháng 11/2021, tổng diện tích trồng đạt 5.209 ha, chủ yếu là các dòng như OC, 816, 246, 842, 849.
Qua theo dõi, cây sinh trưởng, phát triển tương đối tốt, ra hoa nhiều và tỷ lệ đậu quả cao, bước đầu cho thấy phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh.
Là một trong số các loại cây lâm nghiệp đa mục đích được Lai Châu định hướng tập trung phát triển, tỉnh đặt mục tiêu tham vọng trồng khoảng 100.000 ha vào năm 2030. Ngoài ra, tỉnh trồng quế khoảng 15.000 ha; chè khoảng 10.000 ha theo hướng an toàn, chất lượng.
Ngoài những loài cây lâm nghiệp giá trị cao, Lai Châu vẫn quan tâm đến nhiều cây lương thực, và có nhiều sản phẩm OCOP như gạo tẻ râu Phong Thổ, gạo séng cù Than Uyên... Điều này giúp tỉnh đảm bảo an ninh lương thực, cũng như an sinh xã hội cho bà con trên địa bàn.
Nhằm giúp Lai Châu tăng tốc phát triển nông nghiệp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh gợi mở một số định hướng như: Tập trung xây dựng bộ quy chuẩn hướng dẫn về cách chọn tạo giống, kỹ thuật chăm sóc. Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề nghị tỉnh sớm có những đánh giá về năng suất cho từng tiểu vùng khí hậu riêng biệt trên địa bàn.
"Nhầm giống lúa thì thiệt hại vài ba tháng, nhưng nhầm giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, công nghiệp, sẽ phải trả giá hàng chục năm. Bộ NN-PTNT cam kết hỗ trợ địa phương về các công nghệ lõi, như chuẩn hóa cây đầu dòng, tạo vườn mẫu cho từng loại cây để bà con tham quan, tiếp thu thêm những kinh nghiệm hay", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chia sẻ.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng phát biểu trong buổi làm việc với Đoàn công tác Bộ NN-PTNT ngày 12/11. Ảnh: Đức Minh.
Ngoài quỹ đất, Lai Châu còn dư địa về hệ thống sông, suối, và mặt hồ thủy điện. Tổng diện tích mặt hồ của tỉnh là hơn 16.600 ha, trong đó khoảng 5.000 - 6.000 ha thích hợp nuôi cá lồng với các loại cá nước ngọt.
Lai Châu còn được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu. Tỉnh có 3 đới khí hậu rõ rệt, là đới khí hậu nóng, ẩm dưới 600m - thích hợp cây nhiệt đới; Đới khí hậu mát, ẩm có độ cao từ 600 - 1.000m - thích hợp cây á nhiệt đới; đới khí hậu ôn đới cao trên 1.000m - thích hợp cây ôn đới và nhiều dược liệu quý hiếm như sâm Lai Châu, đỗ trọng, đương quy, tam thất...
Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng kiến nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh xây dựng các nguồn giống và vườn ươm chất lượng cao tại các huyện, để chủ động sản xuất.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Lai Châu cũng bày tỏ nguyện vọng Bộ NN-PTNT hỗ trợ địa phương trong công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ bảo quản, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp như hạt mắc ca, sâm Lai Châu, đồng thời hỗ trợ xây dựng một số cơ sở sơ chế, chế biến tại một vài vùng nguyên liệu trọng điểm.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cũng đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ vườn giống một cách bài bản để bảo tồn giống sâm Lai Châu; hỗ trợ tỉnh phát triển những loài rau, hoa trái vụ, giúp đem lại lợi ích cao hơn cho người dân.
Thời gian qua, Lai Châu đã ban hành 4 nghị quyết để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đó là: Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung; phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Cùng với đó, tỉnh đang tập trung phát triển một số hàng hóa chủ lực như chè (trên 8.500 ha), mắc ca (trên 5.200 ha), cây ăn quả (trên 8.200 ha); cao su (gần 13.000 ha); cây gỗ lớn (trên 17.000 ha); dược liệu (17.700 ha).
Đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm phát triển nông nghiệp của Lai Châu, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cam kết sự đồng hành của Bộ NN-PTNT với tỉnh.
Ông đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị của Bộ như Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Trồng trọt, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc hỗ trợ về các công nghệ lõi, xây dựng mô hình vườn mẫu, giúp địa phương phát triển đa dạng các lĩnh vực nông nghiệp.
Lai Châu, Quảng Ngãi, Quảng Trị bổ nhiệm nhân sự, lãnh đạo mới Các tỉnh Lai Châu, Quảng Ngãi, Quảng Trị vừa đồng loạt kiện toàn nhân sự tại địa phương, theo đó điều động, bổ nhiệm một số cán bộ, lãnh đạo mới. Sáng 12/5, tại trụ sở Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra tỉnh. Dự buổi công bố quyết định có Ủy viên...