Loại rau Việt cay hơn cả ớt, không trồng vẫn mọc um tùm lại cực tốt cho sức khỏe
Loại rau này không cần trồng vẫn mọc dại ở nhiều nơi, đặc biệt là những nơi ẩm ướt như ven sông, suối, ruộng nước.
Mặc dù có vị cây đặc trưng hơn cả ớt nhưng đây lại là một vị thảo dược cực tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết.
Rau nghể răm (hay còn gọi là răm nước) là một loại cây thảo sống hàng năm, thuộc họ Rau răm (Polygonaceae) có vị cay đặc trưng. Trong Đông y, rau nghể răm được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như thủy liễu, rau nghể, xà liễu… Toàn bộ cây nghể răm từ rễ, thân, lá đến hoa đều có thể được sử dụng làm thuố.c.
Rau nghể răm hỗ trợ tiêu hóa
Rau nghể răm có vị cay nồng, tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa, tăng tiết dịch vị, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Ngoài ra, rau nghể răm còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường ruột, giúp ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa như viêm đại tràng, tiêu chảy….
Để chữa khó tiêu bạn có thể sử dụng rau nghể răm tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc dùng 20g rau nghể răm khô sắc với 500ml nước, uống trong ngày.
Rau nghể răm nổi tiếng với vị cay đặc trưng. Ảnh: Getty Images
Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Các chất chống oxy hóa dồi dào trong rau nghể răm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ tim mạch. Các chất chống oxy hóa này có tác dụng giúp bảo vệ thành mạch má.u, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi má.u cơ tim, đột quỵ… Bằng cách bổ sung rau ngải răm vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn đã góp phần bảo vệ trái tim và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Tăng cường đề kháng
Trong rau nghể răm có chứa hàm lượng đáng kể vitamin C cùng các khoáng chất thiết yếu. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấ.n côn.g của các gốc tự do, đồng thời hỗ trợ sản xuất collagen, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Các khoáng chất như sắt, kẽm, magie… cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Rau nghể răm ngăn ngừa ung thư
Đặc biệt, rau nghể răm còn chứa một nhóm hợp chất thực vật có lợi là flavonoid. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng flavonoid có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình hình thành khối u, góp phần phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Rau nghể răm có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Ảnh: Istok
Hỗ trợ chữa một số bệnh về da
Video đang HOT
Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm vượt trội, rau nghể răm được xem là “thần dược” cho làn da, hiệu quả trong điều trị các bệnh về da như:
- Mụn nhọt: giã nát rau nghể răm đắp lên vùng da bị mụn nhọt giúp giảm viêm, sưng tấy, nhanh chóng làm khô đầu mụn.
- Lở ngứa: dùng nước sắc rau nghể răm để tắm hoặc rửa vùng da bị lở ngứa giúp giảm ngứa, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Ghẻ lở: rau nghể răm kết hợp với các vị thuố.c khác có tác dụng trị ghẻ lở hiệu quả.
Giảm đau, chống viêm
Các hoạt chất trong rau nghể răm có tác dụng giảm đau, chống viêm tự nhiên. Do đó, rau nghể răm thường được dùng để điều trị:
- Đau nhức xương khớp: dùng rau nghể răm sắc nước uống hoặc kết hợp với các vị thuố.c khác để xoa bóp giúp giảm đau nhức, cải thiện tình trạng viêm khớp.
- Đau bụng kinh: rau nghể răm có tác dụng điều hòa kin.h nguyệ.t, giảm đau bụng kinh.
- Viêm họng: súc miệng bằng nước sắc rau nghể răm giúp giảm viêm, đau họng.
Cầm má.u, chữa chả.y má.u cam
Rau nghể răm có tác dụng cầm má.u hiệu quả nhờ chứa hàm lượng tanin cao. Dân gian thường dùng rau nghể răm để cầm má.u trong các trường hợp:
- Chả.y má.u cam: vò nát lá rau nghể răm nhét vào lỗ mũi giúp cầm má.u nhanh chóng.
- Chả.y má.u vết thương: giã nát rau nghể răm đắp lên vết thương để cầm má.u.
Tác hại của gạo lứt đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, ít chất béo tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn ăn không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Cũng giống như bất kì loại thực phẩm nào, khi ăn quá nhiều gạo lứt sẽ không tốt cho sức khỏe. Nó cũng trở thành nguyên nhân gây hại với một số người.
Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc đang gặp các bệnh lý về tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích... thường khó tiêu hóa gạo lứt hơn.
Những tác hại của gạo lứt có thể bạn chưa biết
Ăn gạo lứt dễ gây đầy bụng, khó tiêu?
Việc ăn gạo lứt bị đầy bụng là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là với những người mới tập ăn gạo lứt. Nguyên nhân chủ yếu là do gạo lứt chứa lượng chất xơ cao hơn nhiều so với gạo trắng.
Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu cơ thể chưa quen hoặc tiêu thụ quá nhiều nó có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, vì chất xơ hấp thụ nước từ ruột nên khi ăn gạo lứt mà không uống đủ nước cũng dễ gây khó tiêu và táo bón.
Đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc đang gặp các bệnh lý về tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích... thường khó tiêu hóa gạo lứt hơn.
Gạo lứt có chứa nguyên tố asen
Gạo lứt đã qua sản xuất, có chứa một lượng rất nhỏ asen. Thu nạp quá nhiều asen trong một thời gian dài có thể dẫn tới rất nhiều hậu quả, bao gồm ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da.
Hầu hết các hạt gạo lứt đều chứa asen nhiều hơn hạt gạo trắng thông thường. Do đó, bạn nên cẩn thận với loại gạo mà bạn mua.
Nguy cơ dị ứng chéo
Trước khi đặt gói gạo vào xe đẩy khi đi siêu thị, bạn nhớ đừng quên đọc kĩ nhãn sản phẩm để tránh những thành phần có thể gây dị ứng cho bản thân.
Rất nhiều hãng sản xuất đã tạo ra những sản phẩm khác nhau từ loại hạt này. Ví dụ như bột, bánh mì hay snack. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, họ thường sử dụng một thiết bị sản xuất cho nhiều sản phẩm, điều này rất dễ làm lây nhiễm chéo các chất dị ứng nguy hiểm giữa các sản phẩm.
Gạo lứt chứa acid phytic
Bên cạnh một nguyên tố độc là asen thì gạo lứt còn chứa acid phytic, một loại hợp chất không hòa tan làm ngăn cản hấp thu một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng.
Gạo lứt không tốt với phụ nữ có thai
Lý do là vì gạo nguyên cám có chứa asen nên phụ nữ mang thai cần tránh ăn loại gạo này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Có thể không tốt cho tim
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần asen có trong loại thực phẩm này không tốt cho những người mắc bệnh về tim.
Nhiều người cho rằng gạo lứt tốt hơn gạo trắng nhưng đây là một trong những quan điểm sai lầm khi ăn gạo lứt.
Cách ăn gạo lứt để hạn chế tác dụng phụ
Không ăn hoàn toàn thay thế gạo trắng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong thành phần dinh dưỡng của gạo lứt có chứa hàm lượng lớn vitamin nhóm B (B1, B3, B6), cũng như chứa lượng lớn các khoáng chất vi lượng như vitamin E, sắt và chất xơ, magiê, mangan...
Tuy nhiên, chính vì hàm lượng chất xơ cũng như vitamin B cao hơn so với gạo trắng nên đây được xem là thực phẩm vàng cho bệnh nhân đái tháo đường. Chất xơ có trong gạo lứt có công dụng nhuận tràng, phòng chống táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường, gạo lứt giúp giảm đi tốc độ hấp thụ đường vào má.u
Nhưng do gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn nên khi ăn người sử dụng phải nhai từ từ, cảm giác no sẽ nhanh đến hơn. Sử dụng gạo lứt giúp làm giảm cholesterol, giúp giảm cân. Tuy nhiên, có rất nhiều người cho rằng gạo lứt tốt hơn gạo trắng nhưng đây là một trong những quan điểm sai lầm khi ăn gạo lứt. So với gạo trắng, gạo lứt chỉ có hàm lượng chất xơ và vitamin nhóm B cao hơn, nhưng để đạt được hàm lượng chất xơ mong muốn bạn phải ăn nhiều, điều này có thể gây nên chứng khó tiêu nếu gạo lứt không được nhai hay nấu kỹ.
Một số người không nên ăn gạo lứt
Gạo lứt tuy là một thực phẩm tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Sai lầm khi ăn gạo lứt của nhiều người chính là quan điểm ai cũng có thể sử dụng gạo lứt.
Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt bao gồm: người già, tr.ẻ e.m, người thể trạng yếu, gầy gò, người đang hồi phục sau khi ốm, hay phụ nữ sau sinh... do nhóm đối tượng này có thể trạng không tốt, đồng thời hệ tiêu hóa cũng không ổn định nên rất khó để hấp thu hết chất dinh dưỡng từ gạo lứt.
Chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Đặc biệt, tr.ẻ e.m, người cao tuổ.i, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tác dụng chữa bệnh của gạo lứt mà chỉ là lời truyền miệng. Nhiều người đã sử dụng và thu về lợi ích nhất định nhưng chúng cũng chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ phòng bệnh.
Loại ngũ cốc này chỉ chứa hàm lượng vitamin B1 và chất xơ cao, còn lại đều không đáng kể. Nếu muốn tận dụng được tác dụng của những thành phần đó, chúng ta cần phải ăn với số lượng rất nhiều.
Bên cạnh đó, việc vitamin B1 dễ hòa tan trong nước, nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Trong quá trình nấu, nếu mở vung, vitamin sẽ bay hết. Do đó để giữ lại được vitamin nên vo gạo sơ và đậy vung khi nấu.
Mẹo ăn gạo lứt dễ tiêu hóa
Ăn từ từ, ít một: việc ăn quá nhiều gạo lứt trong một lần hoặc ăn thường xuyên quá mức có thể gây ra đầy bụng. Do đó bạn nên thay thế một phần gạo trắng bằng gạo lứt và tăng dần lượng gạo lứt theo thời gian để cơ thể thích nghi.
Ngâm và nấu chín kỹ: trước khi nấu gạo lứt nên ngâm gạo bằng nước ấm ít nhất khoảng 1 - 2 tiếng. Quá trình ngâm nước giúp loại bỏ asen trong gạo và các chất gây khó tiêu giúp gạo mềm để dễ nấu. Nếu gạo lứt không được nấu chín kỹ, hạt gạo vẫn cứng và khó tiêu hóa nên cần nấu gạo lứt cho đến khi mềm và hạt nở đều sẽ dễ ăn và dễ tiêu hơn.
Ăn chậm, nhai kỹ: vỏ cám của gạo lứt cứng hơn so với gạo trắng khó tiêu hóa hơn nên cần nhai kỹ cơm gạo lứt trước khi nuốt để giảm bớt gánh nặng cho tiêu hóa.
Uống đủ nước: uống đủ nước giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh bình thường cần uống 8 ly nước (khoảng 2 lít nước) mỗi ngày để bảo đảm đủ nước cho nhu cầu cơ thể, đặc biệt khi ăn thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt. Cần lưu ý tránh uống nước có gas vì loại đồ uống này làm tăng không khí vào hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy hơi và khó chịu nhiều hơn.
Những người nên uống nước lá vối thường xuyên Nước vối là thức uống tốt cho sức khỏe, dưới đây là những người được khuyên nên uống nước lá vối thường xuyên. Những người nên uống nước lá vối thường xuyên Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài cho biết, lá vối vị hơi đắng, chát, tính hàn, vào kinh phế, can và bàng quang. Lá...