Loại rau vị đắng chát nhưng cực tốt cho tim mạch, làm đẹp da
Rau má là một loại cây thân thảo, được biết đến với công dụng làm mát gan, giải độc.
Không chỉ vậy, các thành phần của rau má còn đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe con người.
Rau má chứa đa dạng thành phần dinh dưỡng. Dưới đây là những chất có trong 100 gram rau má:
Nước: 88.2 gram
Đạm: 3.2 gram
Cellulose: 4.5 gram
Vitamin C: 3.7 gram
Vitamin B1: 0.15 gram
Canxi: 2.29 gram
Phospho: 2 mg
Sắt: 3.1 gram
Beta caroten: 1.3 gram
Ngoài ra, trong rau má còn chứa một số chất dinh dưỡng khác như magie, kali, kẽm, steroid, saponin, flavonoid, saccharides… Các thành phần này sẽ thay đổi hàm lượng phụ thuộc vào từng vụ mùa thu hoạch và cách chăm sóc loại rau này.
Các chất dinh dưỡng từ rau má đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. Không chỉ vậy, rau má còn được biết đến với công dụng làm đẹp, cải thiện làn da của bạn.
Loại rau vừa đắng vừa chát, tốt cho tim mạch, đẹp da, giảm mụn – Ảnh minh họa
Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của rau má đối với sức khỏe
Video đang HOT
Tăng cường sức khỏe cho não bộ
Rau má không chỉ được biết đến với công dụng mát gan giải nhiệt mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho não bộ, chống oxy hóa và giúp bạn có một trí nhớ tốt hơn.
Chất flavonoid, saponin có trong rau má là một chất chống oxy hóa lý tưởng, bảo vệ thành mạch máu góp phần chống oxy hóa bộ não. Chiết xuất từ rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể, giúp cải thiện các hoạt động nhận thức. Thêm vào đó, chất chống oxy hóa trong rau má cũng góp phần kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.
Rau má có chứa các chất giúp bảo vệ da đầu, từ đó tóc mọc nhanh và chắc khỏe, cơ thể khỏe mạnh. Thêm vào đó, các loại vitamin như vitamin B1, vitamin A trong loại rau nhầy giúp tóc phát triển nhanh hơn, bóng mượt hơn và có thể phục hồi tóc dễ gãy rụng.
Giảm mụn, giúp đẹp da
Rau má chứa các hợp chất có khả năng chống vi khuẩn và chống viêm tự nhiên, giúp làm giảm vi khuẩn gây mụn, giảm viêm đỏ trên da. Điều này có thể giúp làm dịu da và ngăn chặn sự phát triển của mụn. Chất chống oxy hóa, vitamin trong rau má còn kích thích quá trình tạo tế bào da mới, giúp loại bỏ tế bào chết, làm sạch và giảm tắc nghẽn lỗ chân lông do mụn.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Không phải tìm tới những loại thuốc ngủ, việc dùng rau má cũng có thể giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cụ thể, rau má chứa triptophan, một axit amin cần thiết cho việc sản xuất serotonin – loại hormone quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng. Việc tăng cường sản xuất serotonin sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
Thêm vào đó, rau má chứa melatonin tự nhiên – một hormone quan trọng giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và thức dậy. Nhờ vậy, ăn rau má có thể giúp cải thiện sự điều chỉnh của cơ thể với chu kỳ tự nhiên của giấc ngủ và thức dậy.
Giúp cải thiện tâm trạng
Chất triterpenoid trong rau má có thể giúp bạn giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh. Vì vậy, bạn có thể uống nước rau má khi cảm thấy stress hay lo lắng. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể xác định rõ hiệu quả của rau má trong việc điều trị các triệu chứng lo lắng, cải thiện tâm trạng.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Rau má chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và beta-carotene, giúp ngăn chặn sự oxy hóa của cholesterol xấu (LDL) trong máu. Cholesterol LDL oxy hóa sẽ dẫn đến sự hình thành các cặn bám trong động mạch, từ đó tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như đau tim và đột quỵ.
Rau má chứa nhiều chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm viêm trong động mạch và loại bỏ cặn bã, kết tủa trong động mạch. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.
Nước ngâm hoa hồi được ví như thần dược, tại sao?
Nước ngâm hoa hồi được mệnh danh là một loại nước giải độc thần kỳ giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe làn da cũng như nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Hoa hồi là một nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp và là một loại gia vị lâu đời được biết đến với hương vị và mùi thơm độc đáo. Nó được sử dụng rộng rãi để tăng hương vị của món ăn, nhưng bạn có biết nước ngâm hoa hồi có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe không?
Lợi ích sức khỏe của nước ngâm hoa hồi
1. Giàu đặc tính chống viêm
Theo một nghiên cứu được công bố trên Research Gate Journal, hoa hồi có các hợp chất giúp giảm viêm khắp cơ thể. Viêm mạn tính có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm viêm khớp, bệnh tim và một số bệnh ác tính. Thường xuyên uống nước giải độc hoa hồi có thể làm giảm viêm.
2. Giúp giảm cân
Nước giải độc hoa hồi có khả năng thúc đẩy hành trình giảm cân của bạn. Điều này là do nó làm tăng sự trao đổi chất và tiêu hóa. Theo một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Tạp chí MDPI về dinh dưỡng, đây cũng là một cách tuyệt vời để giữ nước và giảm cảm giác thèm đồ uống có đường hoặc nhiều calo.
3. Tăng cường chức năng miễn dịch
Theo một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên Tạp chí MDPI, chất chống oxy hóa trong hoa hồi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Tiêu thụ thường xuyên nước pha với hoa hồi giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Ảnh: Adobe Stock
4. Cải thiện sức khỏe làn da
Nghiên cứu của Tạp chí Research Gate lưu ý rằng các đặc tính chống oxy hóa của hoa hồi góp phần mang lại làn da khỏe mạnh bằng cách chống lại các gốc tự do, giảm các dấu hiệu lão hóa và thúc đẩy làn da sáng hơn.
5. Tăng cường sức khỏe hô hấp
Chuyên gia dinh dưỡng Kiran Dalal cho biết hoa hồi chứa các hợp chất giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh hô hấp như ho, hen suyễn và viêm phế quản. Vì vậy, nếu bạn có vấn đề về hô hấp, bạn có thể bắt đầu uống nước giải độc từ hoa hồi.
6. Giúp thư giãn và dễ ngủ
Mùi thơm nhẹ nhàng của hoa hồi có thể làm giảm căng thẳng và tạo cảm giác bình tĩnh. Trước khi đi ngủ, nhấm nháp một ly nước ngâm hoa hồi sẽ giúp làm dịu cơ thể và tâm trí, cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe nói chung.
7. Giảm đau bụng kinh
Trong y học cổ truyền, hoa hồi đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng kinh nguyệt như chuột rút và đầy hơi. Hơn nữa, các hợp chất trong hoa hồi đã được phát hiện có tác dụng thư giãn cơ bắp, giúp giảm đau bụng kinh.
Ảnh: Adobe Stock
Cách làm nước hoa hồi
Nguyên liệu: 2-3 hoa hồi, 1 lít nước, (tùy chọn) một số lát chanh, lá bạc hà hoặc quế để tăng thêm hương vị.
Cách làm:
1. Đun sôi nước trong nồi.
2. Cho hoa hồi vào nước sôi.
3. Để lửa nhỏ trong 5-10 phút để ngấm gia vị.
4. Tắt bếp và để nguội đến nhiệt độ phòng.
5. Sau khi nguội, lọc lấy nước để loại bỏ vỏ hồi.
6. Đổ nước đã pha vào bình hoặc chai.
7. Bạn có thể thêm lát chanh, lá bạc hà hoặc que quế để tăng thêm hương vị.
8. Để nước giải độc vào tủ lạnh trong vài giờ hoặc qua đêm và sau đó thưởng thức!
Ảnh: Times of India
Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc uống nước ngâm hoa hồi
Dù hoa hồi tốt nhưng bạn không nên tiêu thụ quá nhiều. Ngoài ra, dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra của nước hoa hồi:
Phản ứng dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với hoa hồi, dẫn đến nổi mẩn da, ngứa hoặc sưng tấy.
Mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh tiêu thụ hoa hồi với số lượng lớn vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi uống bất kỳ loại nước giải độc nào, đặc biệt nếu bạn đang dùng một số loại thuốc cụ thể.
Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày? Đi bộ mang lại lợi ích gì cho sức khỏe? Lối sống ít vận động là một trong những nguy cơ ảnh...