Loại rau mọc cả ở ven đường có vị khó xơi, nhưng đem nấu với trứng được món ngon bổ, điều hòa cơ thể
Đây là món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng bổ dưỡng bất ngờ.
Ngải cứu là loại cây có thể mọc nhiều ở ven đường mà không cần chăm sóc. Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu… Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi,…
Mặc dù ngải cứu rất đắng nhưng trong mắt những người sành ăn, ngải cứu còn là một nguyên liệu ngon. Bạn hãy thử làm món trứng tráng ngải cứu này đảm bảo ai ăn cũng thích.
Nguyên liệu:
- 5 quả trứng gà, 1 nắm ngải cứu, muối vừa ăn.
Cách làm:
Ngải cứu đem nhặt lấy lá non và ngon rồi đem rửa sạch nhiều lần với nước.
Cho một lượng nước thích hợp vào nồi, đun sôi nước, cho lá ngải cứu vào, luộc trong 1 phút, sau đó vớt lá ngải cứu ra, dùng thìa ép cho lá ngải cứu ra nước rồi vắt kiệt nước. Làm vậy để loại bỏ bớt vị đắng của rau. Sau đó cho rau lên thớt và thái nhỏ.
Video đang HOT
Đập trứng ra bát, khuấy đều để lòng đỏ quyện vào lòng trắng. Cho ngải cứu vào, trộn đều. Nêm chút muối vừa ăn, khuấy đều.
Cho một lượng dầu thích hợp vào chảo, đun nóng dầu rồi đổ trứng ngải cứu vào, lắc chảo để trứng dàn đều.
Sau khi đáy trứng đông lại, bạn dùng thìa cắt thành nhiều phần rồi lật lại, chiên vàng đều hai mặt là có thể lấy ra khỏi chảo.
Món trứng tráng ngải cứu thơm ngon bổ dưỡng, ăn với cơm hoặc ăn không cũng rất hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công!
Loại rau hay dùng để hầm gà, đem làm kiểu này được món siêu ngon, bất ngờ là đặc sản của 1 tỉnh
Đây sẽ là món ăn sáng hoặc lọt dạ trong ngày cực ngon, thưởng thức lần đầu là mê ngay.
Ngải cứu một loại dược liệu trong Đông y, rất tốt cho sức khoẻ. Không chỉ thế, nó còn được dùng trong nấu ăn. Ngải cứu có thể đem hầm với thịt gà, chim để bồi bổ sức khoẻ, xào, nấu canh... Mỗi món ăn từ ngải cứu tuy có vị đắng nhưng nếu ai ăn được lại cảm thấy rất ngon. Tuy nhiên ít người biết rằng ngải cứu còn có thể đem làm bánh, thành món bánh ngải cứu, đặc sản của vùng đất Lạng Sơn. Cách làm bánh ngải cứu không khó, các bạn hãy tham khảo nhé:
Nguyên liệu:
- 1 nắm ngải cứu, bột nếp 300 gam, vừng đen lượng thích hợp, lạc rang lượng vừa đủ, bột tẻ 100 gam, muối nở 1 thìa cà phê, mỡ lợn 30 gam, đường lượng thích hợp.
Cách làm:
Rang vừng đen trên lửa nhỏ (có thể dùng lò nướng) một lúc cho vừng chín, cho vào máy xay nhỏ. Lạc rang chín xát bỏ vỏ, sau đó giã nhỏ. Đường xay nhỏ thành đường bột.
Trộn lạc giã nhỏ với vừng đen, đường, mỡ lợn (nếu không có có thể thêm dầu phộng) trộn đều, vo thành từng viên nhỏ, cho vào tủ lạnh dùng dần.
Tiếp theo, làm phần vỏ bột màu xanh. Nhặt lá ngải cứu non rửa sạch. Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho 1 muỗng cà phê baking soda vào (để giữ màu xanh tươi). Cho lá ngải cứu vào chần khoảng 2-3 phút rồi vớt ra, ngâm nước lạnh 3 phút rồi cho vào máy xay nhuyễn.
Lấy một chiếc nồi hoặc bát lớn hơn, đổ bột gạo tẻ và bột gạo nếp vào, đổ ngài cứu xay nhuyễn theo từng đợt vào và khuấy đều, nhào đến khi thu được một khối bột mềm dẻo, đàn hồi.
Chia khối bột thành các phần bằng nhau, Sau đó ấn dẹt chúng, đặt viên nhân vào trong, vo tròn lại làm sao để bột bao bọc hết nhân. Bạn có thể cho bột vào khuôn bánh Trung thu để có tạo hình cho đẹp.
Đặt bánh vào xửng hấp có lót giấy thấm dầu, đun sôi nước và hấp khoảng 12 phút là xong bánh ngải cứu.
Bánh ngải cứu thơm ngọt đã sẵn sàng, ăn nóng là ngon nhất, cắn một miếng vừa mềm vừa ngon, có mùi thơm nồng của ngải cứu nhưng lại không đắng. Đây vừa là món ăn sáng hoặc lót dạ vô cùng hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công!
Cách nấu chim bồ câu hầm thuốc bắc giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe Gia đình có người bị ốm, cần tìm một món ăn để bồi bổ cơ thể? Hãy vào bếp và học ngay cách nấu chim bồ câu hầm thuốc bắc, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhé! Chim bồ câu hầm thuốc bắc là một trong những món ăn giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả, nhất là đối với phụ nữ...