Loại rau gia vị kết hợp với trứng làm món bánh vừa ngon, lại giàu dinh dưỡng
Ca dao có câu rằng “Gió đông lạnh buốt tái tê. Thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân”. Đây chính là kinh nghiệm ăn hẹ tốt nhất mà người xưa đúc kết được.
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những loại thực phẩm tươi ngon và tốt cho sức khỏe. Mùa xuân cũng có nhiều loại rau vừa tươi ngon lại giá rẻ, nhưng chẳng mấy ai nhớ đến có loại rau gia vị cực nhiều dinh dưỡng và tăng sức đề kháng rất tốt.
Phần lớn, nhiều người không thích rau hẹ vì mùi của chúng khá nồng, thậm chí nhiều người còn cho rằng chúng tanh và dễ ảnh hưởng đến hơi thở. Tuy nhiên, rau hẹ biết cách chế biến lại rất thơm ngon và hấp dẫn. Chẳng hạn như món bánh hẹ trứng. Nếu không dùng rau hẹ, bạn có thể dùng tỏi tây, hẹ tây (hành tăm) để thay thế.
Hướng dẫn cách làm bánh hẹ trứng
Nguyên liệu cần thiết
Hẹ tươi – 60g, trứng gà – 3 quả, bột mì – 150g, dầu hào, nước tương, dầu mè, bột ngũ vị hương, muối.
Cách thực hiện
Cho nước ấm vào bột mì cùng chút muối và nhào thành khối bột mịn. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Để nghỉ từ 30 phút đến 1 tiếng.
Hẹ tươi rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ. Trứng đánh tan, thêm xíu nước tương vào. Cho vào chảo chút dầu ăn, đổ trứng vào và đảo trứng nhanh tay, giống với cách làm trứng đảo rối.
Cho hẹ cắt nhỏ vào xào cùng trứng. Thêm xíu bột ngũ vị hương, dầu hào, nước tương vào trộn đều.
Bột mì lấy ra, nhồi kỹ lại nhiều lần. Cắt thành các viên bột nhỏ vừa phải. Dùng cây cán bột, cán mỏng thành vỏ bánh. Múc nhân trứng hẹ vừa xào vào. Vo tròn bánh và ấn hơi dẹt.
Quét lớp dầu mỏng vào trong chảo. Cho lần lượt bánh vào rán đến khi se một mặt thì lật bánh. Đến khi vàng đều hai mặt thì bày ra đĩa.
Chúc bạn thành công với cách làm bánh hẹ trứng này nhé!
Rau hẹ có tác dụng gì với sức khỏe?
Rau hẹ là loại cây thân thảo, còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo, giàu dược tính và mùi thơm đặc trưng. Rau hẹ rất giàu dinh dưỡng bao gồm nhiều vitamin (B, C), chất xơ và các khoáng chất. Không chỉ được dùng trong ẩm thực chế biến nhiều món ngon, hẹ còn là cây thuốc trị được nhiều bệnh.
Cũng giống như hành tỏi, hẹ còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm. Rau hẹ có vị hơi cay, the nhẹ nên dễ ăn, vừa được dùng làm gia vị vừa làm rau ăn. Các món ngon như mì vằn thắn, sủi cảo hay bánh bao đều không thể thiếu được rau hẹ.
Theo y học cổ truyền, rau hẹ có vị ngọt cay, tính ấm, có tác dụng tích cực trong việc ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương. Một số tác dụng chữa bệnh của hẹ như chữa cảm mạo, ho do lạnh; hỗ trợ điều trị đái tháo đường; nhuận tràng, trị táo bón; chữa ăn uống kém.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng chất xơ trong rau hẹ có tác dụng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, có thể phòng chống bệnh táo bón. Thêm vào đó, chất xơ trong rau hẹ còn có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa tác động của chất gây ung thư ở niêm mạc ruột. Đây cũng là loại rau dự phòng tích cực để tránh bệnh ung thư đại tràng.
Rau hẹ cũng có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và các bệnh liên quan đến cơ tim.
Mặc dù được coi là kháng sinh trừ viêm vào mùa xuân, nhưng rau hẹ cũng khó tiêu nên không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Đồng thời, những người thể chất âm hư nội nhiệt, hay bị mụn nhọt và mắc các bệnh về mắt thì nên kiêng ăn hẹ, hoặc ăn với số lượng rất ít.
Theo kinh nghiệm dân gian, người xưa cũng khuyên khi nấu ăn, rau hẹ không nên kết hợp với mật ong và thịt bò, sẽ tạo ra chất khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mách bạn 4 món bánh thơm nức mũi từ lá dứa - Nữ hoàng hương vị của món ngọt Việt
Các loại bánh từ lá dứa hứa hẹn sẽ là món ăn sáng, ăn vặt rất tuyệt vời mà bạn nhất định phải thử qua dù chỉ 1 lần.
Bánh phu thê lá dứa
Nguyên Liệu
Bột năng: 250g
Lá dứa: 1 bó
Đậu xanh bóc vỏ: 100g
Video đang HOT
Nước lọc: 370 ml
Dầu ăn: 5g
Dừa non nạo sợi nhỏ: 1 bát con
Đường: 200 g (lượng đường còn tùy thuộc vùng miền và sở thích của từng người)
Vừng rang: 1 nhúm nhỏ
Muối: 1 nhúm nhỏ
Vani hoặc tinh dầu bưởi
Màng bọc thực phẩm
Khuôn làm careme
Bánh phu thê lá dứa
Cách thực hiện
Bước 1:
Ngâm đậu từ 2-3h cho đậu mềm, sau đó vo sạch cho vào nồi, cho nước xâm sấp mặt đậu và thêm 1 nhúm muối vào rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa.
Bước 2:
Khi đậu sôi thì đem hớt bọt đi rồi tiếp tục đun đến khi đậu nhừ và cạn nước thì cho ra bát. Cho đậu, chút dầu ăn, 50g đường và vani hoặc tinh dầu buởi vào xay nhuyễn. Sau khi đã xay nhuyễn, bạn dùng tay nắm thành từng nắm nhỏ (bạn có thể xoa chút dầu ăn lên tay cho đỡ dính bột)
Bước 3:
Lá dứa rửa sạch cắt nhỏ, cho vào máy xay với chút nước, sau đấy bỏ lá dứa đã xay vào rây lọc lấy nước bỏ bã. Cho bột năng, đường, dừa nạo, nước lá dứa, 370ml nước vào nồi quậy đều, sau đấy để 30 phút cho bột nghỉ. Sau khi cho bột nghỉ xong thì bắc nồi lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vừa quậy đều tay đến khi thấy nặng tay, bột dẻo chảy thành dòng là tắt bếp.
Bước 4:
Phết dầu ăn lên khuôn rồi cho bột vào. Sau đó cho đậu vo viên vào giữa khuôn bánh, rồi cho 1 lượt bột mỏng lên trên để phủ nhân đậu lại. Đổ nước vào nồi đun sôi. Lần lượt cho bánh vào nồi hấp 20 phút. Khi bánh thấy bánh trong cũng chính là lúc bánh chín.
Bước 5:
Khi bánh đã chín bạn đem để nguội, lấy màng bọc thực phẩm rải lên mặt thớt cho căng rồi rắc chút vừng rang nên mặt màng bọc, đặt bánh vào màng rồi bọc lại. Thành phẩm hoàn thành bánh có mùi thơm của lá dứa, ngậy của dừa, bùi bùi của đậu và giòn giòn của bột năng.
Bánh Phục Linh lá dứa
Nguyên liệu:
6 cái lá dứa.
335 - 340 ml nước cốt dừa.
400g bột năng.
Gia vị: Đường.
Bánh phục linh lá dứa
Cách làm:
Bước 1: Xay lá dứa
Lá dứa sau khi mua về, rửa sạch rồi cắt nhỏ 3 lá dứa, những lá còn lại cắt khúc khoảng 1 gang tay.
Sau đó, bạn cho lá dứa đã cắt nhỏ vào máy xay cùng 120ml nước rồi xay đến khi thật nhuyễn.
Tiếp đến, bạn lọc hỗn hợp để thu được phần nước cốt.
Bước 2: Nấu nước cốt dừa lá dừa
Bạn cho vào nồi đã bắc lên bếp từ 335 - 340 ml nước cốt dừa cùng nước cốt lá dứa đã lọc và chén đường rồi khuấy đều hỗn hợp đến khi sôi thì tắt bếp.
Bước 3: Rang chín bột
Bạn cho 400g bột năng cùng lá dứa cắt khúc vào một nồi mới và rang trên lửa nhỏ khoảng 20 phút. Khi đã rang chín bột, bạn lọc bột qua rây cho mịn.
Mẹo hay:
Để nhận biết bột rang đã chín hay chưa, bạn có thể quan sát lá dứa nấu cùng. Khi lá dứa trở nên giòn và khô lại thì bột đã chín. Hoặc bạn cũng có thể nếm thử xem bột đã tan trong miệng chưa, nếu tan thì lúc này bột đã chín
Bạn có thể biết bột đã đạt hay chưa bằng cách lấy một ít bột rồi nắm chặt lại. Nếu bột dẻo, có khả năng kết dính, không bị bở thì lúc này bột đã đạt yêu cầu rồi đấy.
Bước 4: Trộn bột bánh Phục Linh
Bạn từ từ cho phần nước cốt lá dứa vào phần bột đã rang chín, tiếp đến bạn dùng tay trộn đều đến khi bột không quá khô cũng không quá ướt là được.
Bước 5: Ép bánh Phục Linh
Đây là công đoạn cuối cùng trước khi cho ra lò những chiếc bánh Phục Linh thơm ngon. Ở bước này, bạn chỉ cần cho bột bánh vào khuôn và nhớ là phải nén thật chặt nha. Tiếp theo bạn úp ngược khuôn lại để có thể lấy được bánh ra.
Thành phẩm của bánh Phục Linh lá dứa ăn vào có vị ngọt, bùi và chút béo béo cùng mùi thơm nức mũi của lá dứa, bảo đảm sẽ khiến bạn mê mẩn đấy.
Bánh đúc lá dứa
Nguyên liệu:
Bột năng: 200 gram
Bột gạo tẻ loại ngon: 200 gram
Lá dứa: 1 bó
Nước cốt dừa: 1 lon
Đường cát trắng: 300 gram
Nước sạch: 900 ml
Gừng tươi: 1/2 củ
Muối trắng: 1 thìa cà phê
Vừng trắng rang chín: 50 gram
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ để làm bánh đúc như: nồi lớn, đĩa, thìa, khuôn bánh, nồi hấp bánh, rây, cối và chày.
Bánh đúc lá dứa
Cách Làm
Bước 1: Chuẩn Bị Bột
Rây bột gạo tẻ và bột năng vào một âu riêng. Sau đó, rửa sạch lá dứa, xay nhuyễn với 400 ml nước và lọc qua rây để lấy phần nước dứa. Cho muối, 200 gram đường cát trắng và 1/3 lon nước cốt dừa vào nước dứa, khấy nhẹ để các nguyên liệu hòa tan vào nhau.
Đặt một chiếc nồi lên bếp, đổ hỗn hợp nước dứa và bột vào nồi, dùng thìa khuấy lên đến khi thành một khối đồng nhất rồi để bột nghỉ 30 phút. Bạn có thể điều chỉnh lượng nước lá dứa để bánh có màu sắc như mình mong muốn.
Bột sau khi đã nghỉ xong thì cho lên bếp đun ở lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi. Sau đó, hạ lửa nhỏ xuống và dùng đũa khuấy đều rồi để bột sôi lục bục trong vài phút và thỉnh thoảng khuấy lên cho bột tan bong bóng.
Bước 2: Tạo Hình Cho Bánh
Lấy khuôn bánh đã chuẩn bị sẵn, phết một lớp dầu ăn mỏng lên rồi đổ bột vào trong khuôn, dàn thật đều.
Hấp bánh đến khi chín, dùng muôi đè chặt xuống cho bánh tạo thành một khối thật chắc. Bạn có thể kiểm tra bánh chín hay chưa bằng cách dùng tăm xiên nhẹ vào bánh, nếu tăm không dính bột thì bánh đã chín.
Để bánh bên ngoài đến khi bớt nóng rồi cho vào tủ lạnh để bánh dẻo và ngon hơn.
Bước 3: Làm Nước Chấm
Giã nhỏ gừng tươi, vắt lấy nước cốt. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể dùng gừng đã xay sẵn, tuy nhiên gừng tươi sẽ có hương vị thơm ngon hơn.
Cho 500 ml nước, 3 thìa canh bột năng, 1/3 lon nước cốt dừa, một chút nước gừng cùng phần đường còn lại vào trong bát lớn và khuấy đều để hỗn hợp hòa tan hoàn toàn. Tiếp theo, đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho sánh lại và nêm nếm gia vị sao cho hợp với khẩu vị của bạn.
Bước 4: Hoàn Thiện Bánh Đúc Là Dứa
Cắt bánh ra thành những miếng vừa ăn, cho phần nước cốt dừa còn lại và rắc vừng trắng lên mặt bánh nữa là xong. Bánh đúc sẽ rất ngon, dẻo lạnh khiến ai ăn một lần sẽ không bao giờ quên được. Món bánh thân thương và gần gũi này đã trở thành một món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam.
Bánh kẹp tàn ong lá dứa
Nguyên liệu
Bột mì: 200g
Trứng gà: 3 quả
Bơ lạt: 50g
Sữa tươi có đường: 200ml
Lá dứa: 50g
Đường: 100g
Nước cốt dừa: 200ml
Bột năng: 50g
Bánh kẹp tàn ong lá dứa
Cách thực hiên
Cắt nhỏ lá dứa, cho vào máy xay sinh tố cùng sữa tươi có đường, xay nhuyễn.
Đập trứng gà vào tô và cho đường vào, khuấy đều cho tan. Chú ý, khuấy 1 chiều và nhẹ nhàng, không để cho bọt khí nổi lên quá nhiều.
Lọc lấy phần nước sữa lá dứa cho vào tô trứng.
Cho bơ vào nồi, nấu tan ra. Cho nước cốt dừa vào, khuấy đều cho tan rồi tắt bếp.
Đổ từ từ hỗn hợp nước cốt dừa vào tô nước lá dứa, vừa đổ vừa khuấy đều. Rây bột năng vào hỗn hợp trên để bánh có độ giòn, khuấy đều.
Rây tiếp bột mì vào, khuấy đều, lược qua rây cho mịn. Sau đấy đậy kín bột lại, để bột nghỉ trong 1 - 2 tiếng rồi để lần lượt từng mặt khuôn lên bếp, mở lửa nhỏ cho nóng cả hai mặt.
Quết dầu ăn lên 2 mặt khuôn, đổ hỗn hợp bột vào khuôn. Úp mặt kia của khuôn vào. Sau 1 phút, lật lại để bánh chín đều cả hai mặt. Nướng thêm 1 phút nữa, khi bánh đã chín vàng thì lấy bánh ra.
Lần lượt tiếp tục nướng cho đến hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cách làm các món bánh từ lá dứa cực ngon để chiêu đãi cả nhà một bữa ăn vặt ngon miệng, gợi nhớ đến hương vị tuổi thơ
Thử ngay cách làm bánh khoai lang mới toanh, mềm ngon thơm phức siêu hấp dẫn Có nhiều cách chế biến khoai lang khác nhau nhưng nếu thử làm theo cách dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ có một món bánh tinh tế và ngon miệng! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm bánh khoai lang: 1. Khoai lang 2 củ 2. Trứng 4 quả 3. Sữa tươi 200g 4. Đường 20g 5. Bột bắp 40g...