Loại quả ‘thần dược’ cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2
Quả việt quất cũng chứa một lượng chất xơ hòa tan khá, làm chậm tốc độ giải phóng đường vào máu rất có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Bệnh tiểu đường loại 2 là tình trạng khiến cơ thể mất kiểm soát lượng đường trong máu. Cơ thể không đáp ứng với insulin đúng cách, hoặc nhiều người không sản xuất đủ và điều này khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao. Nếu tình trạng không được điều trị, các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Qủa việt quất có lợi ích lớn cho bệnh nhân măc tiểu đường loại 2. Ảnh: Express
Chế độ ăn uống lành mạnh và một số loại thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, tuy nhiên một loại trái cây đặc biệt đã được chứng minh vượt xa các loại khác về lợi ích sức khỏe và có thể giúp giảm lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Quả việt quất là một nguồn vitamin C tuyệt vời, giúp bảo vệ các tế bào chống lại thiệt hại và hỗ trợ trong việc hấp thụ sắt. Quả việt quất cũng chứa một lượng chất xơ hòa tan khá, làm chậm tốc độ giải phóng đường vào máu và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Video đang HOT
Quả việt quất cũng có chỉ số đường huyết thấp (GI). Chỉ số GI xếp loại thực phẩm theo thang điểm từ 0 đến 100. Thực phẩm có số GI cao làm tăng mức đường huyết nhanh hơn so với thực phẩm có số GI trung bình hoặc thấp.
GI đo lường tác động của thực phẩm chứa carbohydrate lên mức đường trong máu, còn được gọi là mức đường huyết .
Chỉ số đường huyết của quả việt quất là 53, đây là chỉ số GI rất thấp và làm cho quả việt quất đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Quả việt quất cũng hỗ trợ trong việc xử lý glucose hiệu quả. Trong một nghiên cứu với Đại học Michigan, những lợi ích sức khỏe của quả việt quất đã được nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét tác dụng của quả việt quất đối với chuột và phát hiện ra rằng những con chuột được cho ăn quả việt quất trong 90 ngày có ít mỡ bụng, triglyceride thấp hơn, giảm cholesterol và cải thiện độ nhạy glucose và insulin lúc đói – đó là cách cơ thể xử lý glucose tốt năng lượng.
Nghiên cứu kết luận rằng quả việt quất có khả năng làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa. Hiệu quả được cho là do mức độ cao của chất phytochemical – chất chống oxy hóa xảy ra tự nhiên.
Theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, hoạt tính sinh học trong quả việt quất cải thiện sự nhạy cảm với insulin ở nam giới và phụ nữ béo phì.
Nghiên cứu lưu ý rằng việc tăng tiêu thụ các loại quả mọng đã được chứng minh là cải thiện chức năng nhận thức, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đặc biệt là ung thư và quả việt quất có tác dụng chống bệnh tiểu đường.
Quả việt quất rất giàu chất phytochemical, các hợp chất thực vật tự nhiên, chẳng hạn như axit ellagic và anthocyanidin chịu trách nhiệm cho màu xanh, chàm và đỏ.
Quả việt quất có lượng calo thấp và một khẩu phần 100g cung cấp 1,5g chất xơ làm cho quả việt quất trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn theo dõi cân nặng và giảm lượng đường trong máu.
Thanh Vân
Theo express/vietQ
Hoại tử cánh tay do biến chứng tiểu đường
MALAYSIA - Mohd Razin Mohamed 56 tuổi, ban đầu xuất hiện một vết nhọt trên lưng sau đó lan rộng ra cánh tay.
Anh đến bệnh viện ở Sungai Buloh, thành phố Selangor, ngày 24/9 khám bởi cánh tay có dấu hiệu bị thối rữa. Bác sĩ xác định Mohd bị biến chứng tiểu đường tuýp 2 khiến cánh tay bị hoại tử, chỉ định phẫu thuật cấp cứu để cắt lọc phần da nhiễm trùng.
Mohd tiếp tục được điều trị chuyên sâu và sẽ phải trải qua phẫu thuật ghép da cho cánh tay.
Anh Mohd đang được theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: Sun
Mohd cho biết mỗi ngày anh uống ít nhất hai chai nước ngọt, mặc dù mắc bệnh tiểu đường đã lâu. Anh từng 3 lần ngất ở nơi làm việc. Hiện tại, Mohd không thể làm việc do gặp nhiều khó khăn trong việc cử động tay chân.
Ngọc Quỳnh
Theo Sun/VNE
7 lời khuyên cho người mắc bệnh tiểu đường khi bị thương ở chân Người bị bệnh tiểu đường cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên vận đồng để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu: Người bệnh cần đi khám thường xuyên và cùng với bác sĩ đưa ra kế hoạch cá nhân (chế độ ăn uống, luyện tập và dùng...