Loại nước nên uống vào buổi sáng tốt cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
Buổi sáng là thời điểm cơ thể cần cung cấp nước sau một đêm dài, do đó việc bổ sung nước lọc và các loại nước ép trái cây, rau củ rất tốt cho sức khỏe, tăng cường đề kháng, đẹp da.
Vì sao nên bổ sung nước vào buổi sáng
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết chúng ta nên bổ sung nước cho cơ thể vào buổi sáng sau một giấc ngủ dài không cung cấp nước cho cơ thể. Nếu nhu cầu nước không được đáp ứng sẽ gây ra tình trạng thiếu nước và khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe. Như bạn có thể gặp tình trạng viêm khớp dạng thấp, đau nửa đầu, đau thắt ngực, viêm đại tràng, khó tiêu, tăng huyết áp, béo phì, bệnh trĩ, ung thư vú, viêm phổi, viêm thận…
Mặt khác, tác dụng của uống nước vào buổi sáng không chỉ giúp bạn tăng cường năng lượng cho cơ thể mà còn giúp giảm cân và làm đẹp da. Vì vậy, bạn nên uống nước ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng để kịp thời bù nước cho cơ thể và khởi động ngày mới đầy sức sống.
Một ly nước ấm vào buổi sáng sẽ tốt cho sức khỏe. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bên cạnh việc uống nước lọc, chúng ta có thể bổ sung các món nước khác thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe khác như nước ép trái cây hay rau củ.
Thời điểm lý tưởng để uống nước ép
Theo bác sĩ Vũ, thời điểm lý tưởng nhất để uống nước ép là vào bữa sáng, trước bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng, lúc này dạ dày sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng như enzyme với tốc độ nhanh nhất, từ đó các dưỡng chất trong nước ép trái cây sẽ được hấp thụ cao nhất. Chúng ta nên hạn chế các loại trái cây có vị chua nhiều, dùng loại ít chua như nho, lựu, dưa hấu. Uống trước bữa ăn 30 phút giúp giảm được tình trạng khó tiêu và giúp giảm cân, giữ dáng.
Nước ép rau xanh
Nước ép rau xanh là một loại đồ uống được làm từ rau xanh. Không có công thức chính thức, nhưng các thành phần phổ biến bao gồm cần tây, cải xoăn, cải cầu vồng, rau bina, cỏ lúa mì, dưa chuột, rau mùi tây và bạc hà… Nước ép rau xanh có thể trộn với trái cây như táo, kiwi, cam, chanh… làm tăng màu sắc và mùi vị.
Video đang HOT
Nước ép rau xanh tốt cho sức khỏe. Ảnh SHUTTERSTOCK
Rau xanh và nước ép là nguồn cung cấp tuyệt vời cho một số loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi. Ví dụ, cải cầu vồng và cải xoăn có chứa vitamin A và K, trong khi cỏ lúa mì cung cấp nhiều vitamin C và sắt.
Lưu ý nước ép rau xanh có ít chất xơ, vẫn cần sử dụng thêm rau xanh và trái cây ăn hằng ngày.
Sử dụng nước ép trái cây, rau xanh nên kết hợp với bữa ăn nhẹ để cung cấp chất xơ và protein. Chúng ta cũng không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều nước ép từ rau xanh có thể gây hại cho thận, nên sử dụng điều độ và ăn uống cân bằng, đa dạng.
Nước lọc ấm
“Ngoài ra, đơn giản nhất là một ly nước ấm buổi sáng, giúp tiêu hóa tốt hơn. Nước ấm giúp cải thiện lưu lượng máu. Nước ấm cũng giúp kiểm soát căng thẳng, làm cơ thể thư giãn”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Dấu hiệu cảnh báo đại tràng đã bị viêm, cách chăm sóc nên làm trước khi quá muộn
Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất cân bằng điện giải, thậm chí gây thủng đại tràng hoặc các triệu chứng nặng nề hơn.
Bệnh viêm đại tràng có diễn biến chậm và mức độ bệnh khác nhau, triệu chứng chủ yếu là đau bụng, tiêu chảy, phân lẫn máu và mủ, phân nhầy. Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất cân bằng điện giải, thậm chí gây thủng đại tràng.
Vậy biểu hiện của bệnh viêm đại tràng là gì? Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe khi bị viêm đại tràng?
Đại tràng có bệnh sẽ sớm gửi đến bạn lời cảnh báo (Ảnh minh họa).
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng khởi phát chậm, ban đầu phân nhầy hoặc có máu, trường hợp nhẹ sẽ đi đại tiện 3 - 4 lần/ngày, trường hợp nặng có thể đi đại tiện 10 lần/ngày, hoặc bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ.
Bệnh ở mức độ nhẹ thường không đau bụng hoặc chỉ khó chịu ở bụng, nhưng khi ở mức độ nặng hơn sẽ đau ở bụng dưới hoặc vùng bên trái bụng dưới.
Cũng có một số người bị táo bón khi viêm đại tràng, cứ 4-5 ngày lại đi đại tiện một lần, phân như phân dê, đồng thời kèm theo các triệu chứng như mất ngủ, hay mộng mị, sợ lạnh, sút cân và suy nhược cơ thể.
Chăm sóc sức khỏe thế nào khi bị viêm đại tràng?
1. Chú ý nghỉ ngơi
Nếu bị viêm đại tràng, cần chú ý nghỉ ngơi để giảm bớt gánh nặng về thể chất và tinh thần. Khi tình trạng bệnh được cải thiện, hãy từ từ tăng lượng hoạt động và tránh lao động nặng.
Ngoài ra, cần bổ sung nước và chất điện giải thích hợp. Phương pháp nuôi ăn tĩnh mạch (là phương pháp đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch, thay thế quá trình ăn uống và tiêu hóa thông thường) có thể được sử dụng cho những người bị bệnh tiêu chảy nặng hoặc suy dinh dưỡng.
2. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Trong thời gian bị tiêu chảy, cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, giảm ăn thực phẩm nhiều chất xơ, càng ít ăn cần tây và tỏi tây càng tốt. Có thể áp dụng chế độ ăn ít chất xơ để giảm tổn thương niêm mạc đại tràng do hàm lượng chất xơ trong thực phẩm cao.
Tiêu chảy kéo dài và có máu trong phân, cộng với chế độ ăn quá ít hoặc cơ thể suy dinh dưỡng có thể gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu các chất dinh dưỡng khác, cần phải bổ sung hợp lý.
Hầu hết các loại thuốc chữa viêm đại tràng đều được dùng theo viên uống hoặc thuốc tiêm. Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, cũng có thể sử dụng các vị thuốc đông y dưỡng huyết, bổ thận, dưỡng tỳ vị để tăng cường thể lực. Bên cạnh đó, người bị tiêu chảy lâu ngày nên bổ sung các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, kẽm.
Tập thể dục là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng bệnh (Ảnh minh họa).
3. Tập thể dục
Kiên trì tập bài tập nâng mông, thư giãn toàn bộ cơ thể, loại bỏ mọi suy nghĩ phân tâm, đặt người ở tư thế nằm, nhắm mắt và hít thở sâu, sau đó thực hiện nâng mông 30 lần, hít vào khi nâng mông lên và thở ra khi đặt mông xuống.
Sau khi tập xong nên xoa bóp vùng bụng 200 cái, trước khi xoa bụng cần đi vệ sinh để loại bỏ sạch chất thải trong bụng.
Ngoài ra, chế độ ăn uống nên tuân theo nguyên tắc dễ tiêu, ít tính kích thích, giàu dinh dưỡng, nên chia ăn nhiều bữa với số lượng ít, đồng thời bổ sung nước hợp lý.
Giai đoạn đầu của bệnh viêm đại tràng là giai đoạn ruột bị xung huyết và phù nề cấp tính, lúc này ruột nhu động mạnh hoặc co thắt, chức năng tiêu hóa và hấp thu còn yếu, vì vậy nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng như tinh bột củ sen, mì nhũn, cháo...
Nếu bị tiêu chảy nặng hoặc đổ nhiều mồ hôi, nên uống thêm nước muối loãng hoặc nước hoa quả để bổ sung lượng nước, chất điện giải và vitamin còn thiếu trong cơ thể. Tránh ăn nhiều mỡ, đồ chiên rán, thịt sống, thực phẩm thô cứng, nên ăn các loại đồ ăn nhẹ, mềm và ấm.
Vì sao học sinh có xu hướng quan hệ tình dục sớm? Sinh lý phát triển sớm, thiếu kiến thức về giáo dục giới tính, xã hội thoáng hơn trong các quan niệm về tình dục, các phương tiện mạng xã hội phát triển... đã tạo điều kiện cho trẻ quan hệ tình dục sớm. Ngày 25.4, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hội thảo trực tuyến công bố...