Loại nhà mạng nhỏ, dọn đường cho ba ông lớn bắt tay?
Bộ trưởng Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông không thực hiện việc khuyến mãi nếu không có biện pháp chắc chắn đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Nhà mạng nhỏ thiệt thòi?
Liên quan tới việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã ký công văn yêu cầu: các doanh nghiệp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và Internet không thực hiện việc khuyến mãi nếu không có biện pháp chắc chắn đảm bảo chất lượng dịch vụ trước và trong Tết Nguyên đán.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, chưa phát hiện các dấu hiệu bất thường của sự bắt tay hay thỏa thuận giữa 3 doanh nghiệp Viettel, MobiFone và VinaPhone khi tăng giá cước 3G.
Nhìn một cách tích cực thì rõ ràng đây là chỉ đạo rất đúng đắn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Phí phải đi đôi với chất lượng, điều này chứng tỏ Bộ TT&TT đã lắng nghe và thấu hiểu sự bức xúc của khách hàng trong suốt thời gian dài.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy năm 2013 hoạt động của các mạng nhỏ tương đối trầm lắng, nhường gần như toàn bộ sân chơi cho bộ 3 đại gia Viettel – MobiFone -VinaPhone.
Theo Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2013 do Bộ TT&TT phát hành, Viettel đang đứng số một về thị phần di động (44,05%), tiếp sau là MobiFone (21,4%), VinaPhone (19,88%), Vietnamobile (10,74%), Gmobile (3,93%) và cuối cùng là S-Fone (0,01%, tuy nhiên đây chỉ là con số tượng trưng, tránh 0%). Cả nước đang có hơn 120 triệu thuê bao hoạt động có phát sinh liên lạc.
Trong đó, S-Fone mặc dù chưa chính thức khai tử, nhưng các thuê bao buộc phải ngừng hoạt động.
Gmobile cũng không tạo được tiếng vang nào trên thị trường trong năm qua. Theo nhận định của chuyên gia, các đơn vị ở quy mô nhỏ hiện hết sức khó khăn. Số các mạng nhỏ, có doanh nghiệp đã tê liệt hoàn hoàn, có đơn vị sống không còn tính bằng năm, bằng quý nữa mà có thể là tuần.
Đến lúc này chỉ còn Tập đoàn Hutchison (Hong Kong, Trung Quốc) còn bám trụ lại được với mạng Vietnamobile.
Là mạng lớn thứ 4 với hơn 10 triệu thuê bao, vài năm gần đây Vietnamobile hoạt động khá ổn định trên thị trường, chưa có dấu hiệu sa sút.
Điểm nhấn duy nhất của đơn vị trong năm 2013 là tuyên bố không tăng giá cước 3G sau khi 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone đồng loạt điều chỉnh vào ngày 16/10/2013. Hiện 3G của Vietnamobile có giá thành rẻ nhất, cam kết tốc độ cao tuy nhiên chỉ hoạt động được tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Vietnamobile cũng là nhà mạng duy nhất hiện nay đang áp dụng mức khuyến mãi 100% giá trị thẻ nạp.
Trong báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của Bộ TT&TT, ngoài 3 doanh nghiệp lớn được công bố đầy đủ tài chính, Vietnamobile là mạng nhỏ duy nhất được nhắc tên kèm khoản doanh thu hơn 8.400 tỷ đồng.
Thế nhưng, xét về cơ sở hạ tầng chắc chắn Vietnamobile không thể so sánh với Viettel, MobiFone và VinaPhone.
Video đang HOT
Bắt tay tăng cước?
Khi 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và VinaPhone đang chiếm hơn 95% thị phần viễn thông di động cả nước, nếu họ ngấm ngầm bắt tay nhau thì thị trường sẽ hoàn toàn mất tính cạnh tranh. Trong đợt tăng giá cước 3G mới đây, cả ba nhà mạng đều đồng loạt tăng cước, thay đổi block tính cước, không những giống hệt nhau về phương thức tính cước, giá cước mà còn trùng lặp các gói cước.
Khách hàng chỉ có hai lựa chọn hoặc là “bỏ” hoặc “mạng nào dùng gói ấy”.
Cụ thể từ 16/10/2013, người dùng tá hỏa khi gói cước 3G trả trước của cả 3 nhà mạng có mức tăng lên đến hơn 300%, và mất trăm tỷ cho những ứng dụng mà nhà mạng tự ý cài đặt.
Đơn cử như gói cước EZ0 của VinaPhone thay đổi từ mức 60 đồng/MB lên đến 200 đồng/MB, tăng 333,3% so với cước cũ; gói cước FC0 của MobiFone, Laptop Easy của Viettel cũng có mức tăng tương tự từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB.
Trước đây mỗi thuê bao chỉ phải tốn trung bình 60.000 đồng/tháng cho loại dịch vụ 3G này thì giờ đây họ phải tốn ít nhất 200.000 đồng/tháng.
Với đại đa số thuê bao trong khoảng 3,4 triệu thuê bao 3G phát sinh lưu lượng, sử dụng dịch vụ 3G trên máy tính bảng, USB 3G đều không đăng ký dịch vụ trọn gói, sau khi mức cước tăng nhảy vọt, nhà mạng đã kiếm thêm 500-600 tỷ đồng/tháng.
Ngày 12/1 vừa qua, các doanh nghiệp viễn thông cũng đã đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông cho tăng cước gọi di động và cố định quốc tế chiều về từ 6,1 cent lên 8,1 cent một phút, nhằm thu về khoảng 12 triệu USD mỗi năm.
Chưa hết, đến ngày 18/1/2014, dựa vào Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí phân bổ và phí sử dụng kho số viễn thông (hiệu lực từ 6/2) của Bộ Tài chính, các nhà mạng đã tính toán việc tăng 3-4 lần mức phí sử dụng kho số.
“Luộc” tiền khách hàng
Đặc biệt, các nhà mạng tích hợp ứng dụng trên sim cho phép tải thông tin và tính phí nhưng không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo về giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với mức phí được đưa ra.
Tại VinaPhone, chỉ tính trong một năm (từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) đã đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng từ ứng dụng IOD; tại MobiFone đạt hơn 150 tỷ đồng từ ứng dụng SuperSim và LiveInfo.
Ở Viettel, tình trạng này cũng tương tự khi nhà mạng cài sẵn phần mềm Viettel Plus do nhà mạng cài đặt sẵn trên sim điện thoại, bán cho người sử dụng có chức năng cho phép tải thông tin và tính phí.
Ngoài ra, các nhà mạng đã thu tiền cước sử dụng các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ với tổng sổ tiền gần 693 triệu đồng tại VinaPhone.
MobiFone cũng móc túi của người dùng gần 817 triệu đồng nhưng đến nay còn hơn 227 triệu đồng không thể hoàn lại vì khách hàng đã rời mạng.
Viettel cũng trong tình trạng thu cước người sử dụng đối với các tin nhắn này, tiếp tục gửi quảng cáo cho người sử dụng mặc dù chủ thuê bao đã nhắn tin từ chối nhận tin nhắn quảng cáo.
Thế nhưng, khi vào cuộc xử lý thì thanh tra Bộ TT&TT lại cho rằng “để doanh nghiệp tự khắc phục và báo cáo”. Trong khi đó, các nhà mạng đều cho biết “đang thỏa thuận hình thức khắc phục với thanh tra bộ”.
Gần 1 tháng (24/12-20/1/2013), khách hàng vẫn bị nhà mạng “luộc” tiền oan, trong khi đó thanh tra cũng như các nhà mạng vẫn không đưa ra được hình thức xử lý cụ thể.
Về phía Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cũng đã chính thức công bố kết quả: Chưa phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường của sự câu kết, bắt tay hay thỏa thuận giữa 3 doanh nghiệp Viettel, MobiFone và VinaPhone về tăng cước 3G.
Nhiều độc giả đặt ra nghi vấn liệu có sự ưu ái cho các nhà mạng hay không, khi Thanh tra lên tiếng xử lý, nhưng các dịch vụ “luộc” tiền của khách hàng một cách bất hợp pháp vẫn tiếp tục tồn tại.
Theo Baodatviet
Có ưu ái nhà mạng 'luộc' tiền khách hàng?
Phớt lờ chỉ đạo của Thanh tra Bộ TT&TT, trong khi sai phạm chưa được khắc phục thì các dịch vụ được cài đặt sẵn của các nhà mạng vẫn mặc nhiên tồn tại và trừ tiền của khách hàng vô tội vạ.
Tận lực trừ tiền, nhà mạng làm lợi từ móc túi khách hàng
Sau khi báo Đất Việt đăng tải kết luận của Thanh tra Bộ TT&TT về sai phạm liên quan tới ba nhà mạng Viettel, MobiFone và VinaPhone tự ý cài ứng dụng trừ tiền của khách hàng thu lợi hàng trăm tỉ đồng, rất nhiều độc giả chia sẻ đã và đang là nạn nhân của các nhà mạng này.
Độc giả Nguyen Quoc phản ánh, "MobiFone khuyến mãi 50%, tôi nhịn ăn sáng, bấm bụng nạp vào 20.000. Tôi nghèo chạy xe ôm xài máy điện thoại không đáng 200.000, nạp vào chưa sử dụng mà bị trừ 15.000, tôi rất đau lòng, không lẽ tôi nghỉ xài điện thoại luôn. Các cơ quan chức năng có biện pháp nào để giúp đỡ dân nghèo như tôi không bị thiệt thòi, số điện thoại của tôi là 01289986397", độc giả này than thở.
Ba nhà mạng vẫn tiếp tục trừ tiền của khách hàng, phớt lờ kết luận thanh tra
Tương tự, độc giả Nguyễn Văn Hưng cho biết: "Tôi cũng có dùng một đầu số của MobiFone, hôm dùng máy mới không biết nên vào CH Play và có click vào một ứng dụng xem video. Ngay lập tức có 4 đầu số của tổng đài 47XX gì đó, tôi không nhớ nữa gửi tin nhắn đến cho tôi. Tôi liền kiểm tra tài khoản thấy bị trừ mất 60 nghìn.
Tôi có gọi cho MobiFone khiếu nại thì được trả lời là do tôi kích hoạt vào ứng dụng cài sẵn trên máy nên bị trừ tiền. Thử hỏi có một ứng dụng nào mà những 4 tổng đài trừ cước không? Chỉ có nhà mạng cấu kết với chúng nên mới ăn chặn của khách hàng như vậy! Vậy mà Bộ TT&TT lại làm lơ! Thật là buồn!".
Tình trạng này cũng xảy ra với khách hàng của nhà mạng Viettel. Theo phản ánh của độc giả Minh: "Đầu số 8662 tích hợp của Viettel cũng lừa đảo, nhắn tin cú pháp sai cũng trừ tiền. Càng nhắn càng trừ tiền... con cóc làm sao kiện ông trời đây?".
Độc giả Thanh Dung thì cho biết, "Tôi đi đóng tiền cước cho nhà mạng VinaPhone. Trong bảng tổng hợp giá cước có phần dịch vụ gia tăng hơn 40.000đ/tháng. Phần dịch vụ này tôi không hề đăng ký cũng không hề sử dụng. Yêu cầu nhà mạng in bảng chi tiết giá cước thì họ ...", độc giả này thắc mắc.
Tình trạng khách hàng bị "luộc" tiền vô lý không phải chỉ xảy ra với một hai trường hợp, cụ thể Thanh tra Bộ TT&TT đã chỉ rõ: Tại VinaPhone, chỉ tính trong một năm (từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) đã đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng từ ứng dụng IOD; tại MobiFone đạt hơn 150 tỷ đồng từ ứng dụng SuperSim và LiveInfo.
Ở Viettel, tình trạng này cũng tương tự khi nhà mạng cài sẵn phần mềm Viettel Plus do nhà mạng cài đặt sẵn trên sim điện thoại, bán cho người sử dụng có chức năng cho phép tải thông tin và tính phí.
Thanh tra Bộ TT&TT đã yêu cầu các nhà mạng phải khắc phục sự cố và hoàn lại cho khách hàng hàng trăm triệu đồng nhưng chưa được các nhà mạng thực hiện triệt để.
Trước tình trạng này, độc giả Nhat Anh mong được các nhà mạng thương hại: "Người dân mình còn nghèo lắm các ông nhà mạng ạ. Đừng lấy đồng tiền mồ hôi nước mắt của chúng tôi chỉ vì cái không cảnh giác để làm lợi cho mình. Mỗi năm báo cáo lãi mấy chục nghìn tỷ?".
Độc giả Tùng Lê thẳng thắn: "Trước đây, cứ tưởng uy tín của Viettel sẽ rất cao, nhưng khi bước vào kinh doanh thì không thương tiếc ai hết. Tại sao người dân Việt Nam lại coi thường luật pháp, tại sao lại có tính "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" vậy? Các cơ quan có nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật đâu mà đòi người dân nghiêm chỉnh chấp hành. Bố mẹ mà không noi gương thì bảo sao các con không hư hỏng. Suy thoái đạo đức là đây...", độc giả này bức xúc.
Khó xử vì độc quyền
Trong khi đó, nhiều độc giả đã bức xúc gọi hành vi này của các nhà mạng là "ăn cướp, lừa đảo" đồng thời yêu cầu Bộ TT&TT phải vào cuộc và có ý kiến xác đáng về việc này.
Độc giả Dang Luong đề nghị: "Bộ TT&TT nên có ý kiến xác đáng về việc này, điều chỉnh giá cho phù hợp với mặt bằng thu nhập chung xã hội.
3 nhà mạng cung cấp dịch vụ TTLL, 3G bắt tay nhau để đè khách hàng móc túi - là việc làm đáng lên án. Ông Viettel trước được nhiều người yêu mến, do chất lượng dịch vụ tốt, giá vừa phải, thái độ của nhân viên hòa nhã, nhưng qua vụ này thấy doanh nghiệp này nặng về doanh thu, nhẹ về phục vụ. "Thượng đế buồn, Thượng đế bỏ đi"", độc giả này nói.
"Trên cả lừa đảo và chiếm đoạt nữa. Có rất nhiều dịch vụ khi ký hợp đồng sử dụng không yêu cầu hay đăng ký nhưng đều cứ chịu phí như chơi,... Đất nước thì còn nghèo cứ chặt chém thế này cuối năm lại được thưởng cao. Bớt cầm và nhịn điện thoại đi một giờ/ngày để xem cứ mỗi tết về khi phát thưởng có giống như Bank thời nay không", độc giả Tuan chia sẻ.
"Đúng là ăn trộm có học khác với ăn trộm nhà quê", là lời của độc giả Mtd 'ưu ái' dành cho các nhà mạng.
Theo phân tích của nhiều độc giả, nguyên nhân khiến các nhà mạng mặc sức trừ tiền khách hàng một phần do được nương tay.
"Công nhận là Thanh tra VN hiền và nhân đạo quá nhỉ? Vì sao lại "dễ dãi" như vậy"?, độc giả Phan Nguyên đặt câu hỏi.
Độc giả Ken lên tiếng: "Nhớ lại câu con cưng đều là con hư trong vụ mía đường ghê".
Còn độc giả Nguyen Hung thì thẳng thắn phê phán một doanh nghiệp nhà nước mà lại có hành vi lừa đảo khách hàng. Độc giả này nói: "Doanh nghiệp nhà nước lừa đảo người tiêu dùng , thì quá mất uy tín ,phải xử nghiêm vụ này. Quá xấu hổ các vị lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước ơi".
Không ít độc giả cũng bày tỏ nghi ngại xung quanh cách xử lý của Thanh tra Bộ. Độc giả Minh Quang lý giải: "Thực ra việc bắt ép khác hàng diễn ra từ rất lâu và theo nhiều cách. Trước đây những việc làm này được "bỏ qua". Gần đây, chỉ khi nhà mạng tăng giá quá đáng và "bỏ qua" ý kiến của cơ quan quản lý thì mới bị "phanh phui" thôi. Tuy nhiên, "phanh phui" như thế cũng chỉ để "làm ăn" với nhau thôi, chứ không phải vì quyền lợi của khách hàng đâu, không thế thì tại sao lại có chuyện cho "tự xử".
Theo Baodatviet
Mất tiền, bỏ mạng, sự đã rồi! Theo báo cáo tổng kết thanh tra diện trọng về quản lý thuê bao di dộng trả trước của Bộ Thông tin và Truyền thông gần đây, tất cả các doanh nghiệp viễn thông lớn đều thu tiền bất chính không cần hỏi ý kiến khách hàng bằng chiêu tích hợp sẵn ứng dụng trên SIM để bán cho người dùng, thu về...