Loài “lôi điểu” khổng lồ có thực sự tồn tại trên trái đất? (Tiếp theo và hết)
Hàng loạt những câu chuyện lạ, nửa hư, nửa thực về loài chim lôi điểu vẫn tồn tại cả nghìn năm nay trên trái đất, nhất là Bắc Mỹ và Nam Âu.
Tuy nhiên, ngay cả đến những nhà khoa học ở thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra lời giải làm thỏa mãn thắc mắc của dư luận về loài chim này.
Lôi điểu là loài chim đáng sợ?
Năm 1977, hàng loạt các chuyện lạ gây sự chú ý của đông đảo quần chúng thời điểm đó về loài chim “lôi điểu”. Chuyện đầu tiên xảy ra ở miền trung bang Illinois ngày 25/7. 3 cậu bé đang chơi ở phía ngoài nhà bỗng nhìn thấy trên trời có 2 con chim cực lớn. Nhũng con chim này bổ nhào vào một cậu bé tên là Maron, 10 tuổi.
Hai con chim quắp được dải áo sơ mi cộc tay của cậu bé, sau đó chúng kéo lên cao cách mặt đất nửa mét. Maron hoảng sợ cực độ và thét lên. Nghe tiếng gọi thất thanh của Maron và tận mắt nhìn thấy Maron bị một con chim quắp đi, không ai bảo ai, họ đem theo vũ khí, súng và một số vật dụng khác đuổi theo. Còn cậu bé Maron tuy hoảng sợ nhưng cũng rất nhanh trí dùng tay đấm mạnh vào người con chim. Con chim kéo Maron đi khoảng 12m mới chịu thả cháu bé xuống. Sau khi thấy con đã được an toàn, mẹ Maron còn nhìn theo “hai con chim lượn qua đầu mọi người”, bay luồn qua nhiều dây điện thoại. Sau đó, chúng từ từ vỗ cánh bay về phía hàng cây to ven bờ suối rồi mất hút vào cánh rừng gần đó”.
Theo những người nhìn thấy nói lại thì nó là hai con chim màu đen, cổ dài, trên cổ có một khoang trắng. Chim có chiếc mổ cong, cánh dài khoảng 2,5 đến 3m. Sau khi đến thư viện tra cứu sách có liên quan, gia đình Maron đều cho rằng con chim này giống diều hâu.
Các chuyên gia về chim và các quan chức khác khẳng định ngay rằng chuyện mọi người báo cáo là không thể có được và sự việc bị phóng đại lên nhiều lần. Bố mẹ của Maron và cả hàng xóm đều bị phê phán nghiêm khắc. Tuy may mắn lần này Maron không bị sao nhưng mấy tuần sau đó nó thường có những giấc mơ sợ hãi. Cả hai tuần sau đó vẫn còn những người khác trong địa phương này báo cáo là đã nhìn thấy con chim lớn khảc thường.
Trong cuốn sách “Những nguy hiểm mà nhân loại phải đối mặt” xuất bản năm 1975, tác giả Rogo Carat viết: “Mặc dù mọi người không tin đó là sự thật, nhưng chuyện chim ưng quắp trẻ em đi thì sẽ vẫn cứ xuất hiện”. Sau này một số người điều tra về nhũng sự kiện loại này có lẽ sẽ không đồng ý với cách đặt vấn đề của Carat.
Nhiều nhà động vật học cho rằng, đó là một con chim ưng bình thường nặng khoảng 8 kg, vì vậy chúng chỉ có thể bắt được các động vật loại nhỏ. Nhưng cho dù mọi người cho rằng “rất khó có khả năng”, thì sự kiện “bắt cóc” được ghi chép trước đó lại rất tỉ mỉ về chuyện “lôi điểu” tấn công người.
Nhiều nhà động vật học cho rằng, lôi điểu thực ra chỉ là một con chim ưng bình thường
Ngày 5/6/1932, ở vùng Leka, thuộc Nauy có một đứa trẻ lên 5 tuổi nặng 13kg tên là Hansen đã bị một con chim ưng khổng lồ bắt đi. Con chim lớn này đã đem đứa trẻ đi xa hơn 1 dặm, sau đó bỏ đứa trẻ lên trên một mỏm đá và tiếp tục bay lượn phía trên. Khi đội tìm kiếm đến nơi thì đứa trẻ đã ngủ say. Ngoài một vài vết xước bên ngoài da, cháu bé hoàn toàn không bị tổn thường nào khác. Nhà động vật học Hatvaygo Hutogaiteca đã điều tra vụ việc này 1 tháng. Sau đó, ông kết luận sự việc “hoàn toàn có thể tin cậy được”. Sau này, mọi người còn nhìn thấy con chim ưng này nhiều lần nữa.
Ngoài ra chìm ưng còn gây ra nhiều vụ bắt người, nhưng những vụ việc này được ghi chép rất đơn giản. Những “vụ án” này kết cục đều rất xấu. Trong quyển Bách khoa toàn thư tự nhiên “Vũ Trụ” xuất bản năm 1986 có nói đến một chuyện kinh hoàng xảy ra ở khu vực núi Alps (An-pơ) thuộc Bắc nước Pháp.
“Một cháu gái 5 tuổi tên là Mary Olech đang chơi cùng các bạn trên sườn núi. Bỗng nhiên một con chim ưng từ trên cao sà xuống quắp bé Mary đi. Một số nông dân đang làm gần đó nghe tiếng kêu lập tức chạy tới nơi vừa xảy ra sự việc nhưng không thấy Mary, họ chỉ phát hiện 1 chiếc giày của cô bé ở vách núi.
Sau đó, họ tìm thấy 2 con chim con và một đống xương dê vụn. Hai tháng sau, một người chăn dê phát hiện thi thể của Mary ở trên một tảng đá cách nơi xảy ra sự việc khoảng hơn 2 dặm, thi thể của cô bé đã không còn lành lặn”.
Một thầy giáo ở bang Missisipi có ghi lại một câu chuyện tương tự xảy ra vào mùa thu năm 1886. Trước đó, chim ưng ở đây không gây mấy phiền hà, ngoài những chuyện bắt lợn con, cừu con và một vài động vật khác. “Mọi người không hề nghĩ rằng nó lại bắt trẻ con như những con vật khác”. Thầy giáo này ghi lại như sau: “Giờ nghỉ giữa tiết học, bọn con trai chạy đi bắn súng cao su tương đối xa khu trường học. Lúc đó, có một con chim ưng lao xuống, làm cho bọn trẻ chạy toán loạn. Chim ưng tóm được Kennei quắp đi”. Khi các thầy cô giáo biết được sự việc, chạy ra thì con chim đã bay lên cao và họ không có cách nào để cứu được em học sinh này nữa. Cuối cùng nó thả em rơi xuống. Cậu bé bị chấn thương và tử vong sau đó.
Ngày 12/1/1763, ở một vùng núi của nước Đức xảy ra câu chuyện tương tự nhưng không đến nỗi bi thảm như trên. Hai vợ chồng nông dân khi làm cỏ cho ruộng ngô đã để đứa con 3 tuổi ngủ bên bờ suối cách hơi xa nơi họ làm việc. Khi quay lại để bế con thì họ không thấy con nữa. Hai vợ chồng người nông dân vội vàng chạy bổ đi tìm khắp nơi và nhờ mọi người trong vùng giúp đỡ.
Video đang HOT
Lúc đầu không thấy gì, sau đó có một người ở bên kia núi nghe thấy tiếng trẻ khóc. Khi ông đang đi tìm thì thấy cháu bé gái đang nằm ở ngay chân núi đá, cánh tay bị rách, tím bầm. Đứa trẻ cuối cùng đã được trả về cho bố mẹ. Tính ra đứa trẻ bị chim tha đi cũng phải đến ngoài 400m.
Nhà động vật học cho rằng đây là một trường hợp ghi chép về việc chim ưng bắt trẻ em đáng tin cậy nhất. Nhưng ông chỉ ra rằng tất cả các câu chuyện tương tự đều bỏ qua một sự thực không thể thay đổi được, đó là một con chim ưng không thể quắp đi một thứ có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của nó.
Giải thích nào đáng tin cậy?
Phần lớn các nhà nghiên cứu về loài chim không cho rằng những báo cáo về chim “lôi điểu” là việc làm ngốc nghếch và hoàn toàn không có thực, nhưng họ cũng không muốn nghiên cứu những báo cáo này và coi đó là một luận chứng cho nghiên cứu khoa học của mình.
Chuyên gia về loài chim ở một trường đại học của bang Illinois, ông Angelo Caparela có ý định giải thích những nguyên nhân đó theo cách hiểu của mình dựa trên những đúc kết mà ông đã tìm hiểu hàng chục năm trời. Ông cho rằng, đại bộ phận các nhà khoa học nghiên cứu về loài chim không hứng thú với loài lôi điểu, có thể vì 2 nguyên nhân.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lôi điểu là một loại động vật không có thật
Một là thiếu các báo cáo của các nhà quan sát loài chim hoạt động nghiệp dư… Mà những nhà hoạt động nghiệp dư ưu tú trong lĩnh vực quan sát theo dõi các loài chim ở Mỹ và Canada là tương đối đông, họ không ngừng thu thập các loài chim trên cả bầu trời. Hàng năm họ ghi chép được rất nhiều những hiện tượng lạ thường về loài chim khiến dư luận phần đông phải ngạc nhiên, thông thường đều có ảnh chụp minh họa. “Như vậy lý do gì mà loài chim lôi điểu lại không chịu xuất hiện trước đôi mắt của những nguời quan sát đầy nhạy cảm nói trên?”. Dường như câu hỏi này của ông Keparela nhận được sự tán đồng cao.
Ông Keparela đưa ra nguyên nhân thứ hai là những khu vực mà báo cáo phát hiện những động vật này đều là những nơi ít thức ăn cho chúng, về cơ bản không thể thỏa mãn nhu cầu cho chuỗi sinh học của những con chim khổng lồ này. Hơn nữa, rất nhiều nơi, sự hoang vắng và thiếu thốn về kiến thức cần thiết, không ít loài chim khác có kích thước lớn như kền kền, hạc, đà điểu cũng có thể nhầm thành “lôi điểu”.
Minh Châu – Tuệ Anh
Giải mã: Cá voi mắc cạn hàng loạt và bí ẩn phía sau những cái chết này là gì?
Liệu có phải cá voi bị ốm hay đói trong chuyến di cư dài?
Mới đây, cuộc di cư dài hơn 16.000 km từ bờ biển phía tây Bắc Mỹ về phía bắc (đảo Aleutian, Alaska) của những con cá voi xám (danh pháp hai phần: Eschrichtius robustus) đã diễn ra, đây là cuộc di cư dài hơn bất cứ động vật có vú nào khác.
Vào mùa hè, chúng sẽ hướng về phía bắc và mùa đông sẽ xuống phía nam để đẻ con ở bờ biển Mexico. Thế nhưng chuyến hành trình vượt đại dương dài ngày này lại không hề dễ dàng chút nào, trong đó mối nguy hiểm lớn nhất đối với bầy cá voi chính là... Mặt Trời!
Theo thống kê của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã có hơn 215 cá thể cá voi xám bị mắc cạn kể từ tháng 2 năm 2019, nhiều hơn số lượng trung bình rất nhiều.
Trước khi tìm hiểu về lý do khiến bầy cá voi mắc cạn hàng loạt như vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khả năng đặc biệt của chúng.
Tại sao bầy cá voi lại có thể di chuyển một cách chính xác theo hướng bắc nam mà không hề đi lạc trong suốt cả hành trình dài? Phải chăng chúng có một chiếc "la bàn" trong người? Hãy cùng đi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây:
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những cơn bão Mặt Trời có thể làm ảnh hưởng tới khả năng định hướng của cá voi xám nói riêng (và nhiều loài động vật di cư khác nói chung), thậm chí còn khiến bầy cá voi bị mắc cạn và chết.
Cá voi mắc cạn do bão Mặt Trời. Ảnh: Comentr
Điều này cho thấy việc cá voi xám có thể sử dụng từ trường của Trái Đất để định hướng thay vì sử dụng thị lực của chúng.
Bão Mặt Trời là một cơn bão từ mang điện tích với các hạt mang năng lượng cực cao phóng ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trời (gió Mặt Trời), khi đó kim la bàn sẽ dao động cực mạnh và những đường cảm ứng từ của Trái Đất cũng bị tác động mạnh (biến thiên).
Hệ quả rõ rệt nhất đối với con người chính là sự ảnh hưởng hay thậm chí phá hủy các thiết bị công nghệ điện từ như vệ tinh hay điện lưới, hệ thống giao thông liên lạc sóng vô tuyến...
Thế nhưng rất may mắn, Trái Đất của chúng ta được bao bọc bởi một lớp lá chắn bảo vệ là từ quyển và có Vành đai bức xạ Van Allen giúp giữ lại các hạt điện tử, proton tới từ Mặt Trời hay vũ trụ.
Trái Đất có lớp từ quyển bảo vệ khỏi bão Mặt Trời. Ảnh: NASA
Việc nghiên cứu về bão mặt trời và tác động của nó tới khả năng định hướng của cá voi hay nhiều động vật di cư bằng cách sử dụng từ trường Trái Đất khiến cá voi mắc cạn đã được mô tả trong một nghiên cứu công bố ngày 24/2 trên tạp chí Current Biology.
Nghiên cứu tiết lộ lý do cá voi mắc cạn
Theo đó, nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học Duke chỉ ra rất nhiều nhân tố khác dẫn tới hiện tượng liên quan tới việc cá voi bị mắc cạn và trong đó cá voi xám có tần số mắc cạn cao bất thường mà việc chết đói do thiếu thức ăn cũng là một nhân tố đóng vai trò quan trọng.
Để hiểu rõ hơn về những nhân tố nào liên quan tới việc mắc cạn này, Jesse Granger - một nhà sinh thái cảm giác tại Đại học Duke, Mỹ và cộng sự của mình đã kiểm tra những kết quả về sự mắc cạn của cá voi xám kể từ năm 1985 tại bờ biển Bắc Mỹ.
Việc nghiên cứu đã tiến hành loại bỏ những yếu tố chủ quan như việc cá voi mắc cạn bị ốm hay bị thương và kết thúc cuộc đời mình tại bờ biển để tập trung vào những yếu tố khách quan khác mang tính then chốt dẫn tới sự mắc cạn hàng loạt này.
Trong đó Dao động phương Nam (viết tắt: ENSO) hay sự biến động theo mùa cũng được cân nhắc nhưng chúng lại không cho thấy tác động cụ thể nào tới việc mắc cạn của cá voi.
Thay vào đó kết quả là các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng vào những ngày mà tần số vô tuyến do Mặt Trời gây ra ở mức độ cao thì số lượng cá voi mắc cạn tăng lên tới 4 lần.
Ở một số động vật khác như chim oanh châu Âu (Tên khoa học: Erithacus rubecula), các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sự nhiễu do tần số sóng vô tuyến băng thông có thể ngăn cản tạm thời việc sử dụng giác quan địa từ của chúng.
Nhiều loài vật sử dụng giác quan đặc biệt để định hướng theo từ trường Trái Đất. Ảnh: Nature
Đây là khả năng cho phép những loại động vật như ong mật, cá hồi, rùa, chim, kiến, mối và dơi định vị dựa theo địa từ trường của Trái Đất, từ đó cho phép chúng biết mình đang ở đâu và chúng đang đi đâu.
Đơn cử, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong máu của các loài chim di cư có một loại protein đặc biệt trong võng mạc của chim gọi là cryptochromes giúp chúng có thể "nhìn thấy" từ trường Trái Đất và chúng bị ảnh hưởng bởi sự nhiễu sóng điện từ.
Ngoài ra một số loài sinh vật khác lại sử dụng khoáng chất sắt có trong hệ thống thần kinh để cảm nhận từ trường.
Tuy nhiên, việc chỉ ra tác động của bão Mặt Trời tới những loài vật này vẫn là điều bí ẩn cũng như việc cá voi cũng sử dụng giác quan địa từ trường để định hướng lại chưa có một bằng chứng cụ thể nào, nhà nghiên cứu Ken Lohmann, Đại học Bắc Carolina cho biết.
Nhiều loài cá có khả năng " nhìn thấy" từ trường. Ảnh: The Scientist Magazine
Khó khăn lớn nhất chính là việc cá voi quá lớn (để thí nghiệm tác động của từ trường) và chúng sống ở tầng nước sâu nên vô cùng khó nghiên cứu (cá voi xám có thể lặn sâu 155m).
Ellen Coombs, nhà nghiên cứu tới từ Đại học College London, Anh (người không liên quan tới nghiên cứu trên) cho rằng:
"Mặc dù nghiên cứu này không đề cập tới bằng chứng để kết luận về magnetoreception - hay thụ thể cảm nhận từ trường ở cá voi, nhưng xa hơn thì chúng ta có thể nhìn vào chi tiết thực tế của thông số địa vật lý cho thấy sự ảnh hưởng của bão Mặt Trời tới sự di cư của cá voi".
Hơn nữa Coombs cũng cho rằng cá voi xám dành phần lớn thời gian sống dưới nước sâu nên chúng có lý do để sử dụng những giác quan khác thay thế cho môi mắt.
Nghiên cứu cũng chỉ ra một kết quả khiến các nhà khoa học bất ngờ, đó là việc thí nghiệm về từ trường Trái Đất lung lay xoay tròn và cường độ từ trường được đo bằng một máy đo có tên AP - index và sự ảnh hưởng của nó tới việc mắc cạn.
Thế nhưng không như dự đoán của các chuyên gia, việc biến thiên từ trường mang tính địa phương này lại không hề ảnh hưởng tới sự mắc cạn, Jesse Granger, tác giả chính của nghiên cứu đã bày tỏ sự bất ngờ.
Chúng tôi nghĩ cá voi đã bị mắc kẹt thường xuyên hơn trong suốt thời kỳ bão Mặt Trời vì chúng bị "mù". Tác động của những cơn bão này tới Trái Đất có thể làm tắt năng lực cảm nhận từ trường của động vật".
Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng không chỉ có một lý do duy nhất gây ra sự mắc cạn và không có cách nào để ngăn chặn chúng khỏi điều này.
Hoa Hướng Dương
Theo Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Thêm hàng nghìn loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng Trong cập nhật mới nhất, Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã bổ sung thêm 1.840 loài động, thực vật mới vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Tê giác đen tại khu vực Nanyuki, Kenya, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: AFP/TTXVN) Nhiều loài động, thực vật, vốn đã đối mặt với mối đe dọa từ...