Loại hoa mọc dại là thuốc bổ cho người tăng huyết áp
Hoa hòe được sử dụng cho những người bị tăng huyết áp, bảo vệ và tăng cường sức chịu đựng của mao mạch.
Xin chào bác sĩ, mùa hè tôi hay sử dụng hoa hòe pha như trà để uống thay nước lọc. Dùng nước này có tác dụng gì cho sức khỏe không? Tôi xin cảm ơn! (Hoàng Hạnh – Gia Lâm, Hà Nội)
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga – Bộ Quốc phòng, tư vấn:
Hoa hòe thường sử dụng trong Đông y làm thuốc, có thể hỗ trợ hạ huyết áp phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Đây là dược liệu chứa hàm lượng rutin rất lớn (khoảng 33%) và các thành phần khác như: berinlin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C. Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần cùng một số dẫn xuất genistein, sophoricoside, sophoricoside, kaempferol, glycoside C, rutin 4,3%. Hạt hòe chứa 1,75% flavonoid trong đó rutin chiếm 0,5%, còn lại là alcaloid, cytisin, N-methyl cytisine, sophocarmin, matrin.
Người ta chủ yếu hái nụ vì hàm lượng rutin trong nụ hoa cao nhất. Rutin là một loại vitamin, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, nhờ vậy giúp bảo vệ, cải thiện chức năng tim mạch. Hoa hòe chống lão hóa, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do, có tác dụng giảm viêm, giảm kháng insulin, giúp bảo vệ thành mạch, tránh xơ vữa mạch máu, làm đẹp da.
Hoa càng nở, hàm lượng này càng giảm. Nụ hoa thu hái được phơi khô, sấy khô để bảo quản lâu dài, có vị thơm dễ chịu.
Đông y quan niệm hoa hòe có tính mát dùng cầm máu (chảy máu cam, tiểu tiện, đại tiện ra máu), thanh nhiệt, an thần, dự phòng và điều trị sau tai biến, kiểm soát huyết áp, giảm tính thẩm thấu thành mao mạch và giúp ổn định cholesterol trong cơ thể. Tại Trung Quốc, hoa hòe còn được sử dụng như một bài thuốc quý trong điều trị viêm ruột hạ huyết, lỵ, xuất huyết tử cung.
Vì vậy, hằng ngày, bạn có thể thưởng thức ly nước hoa hòe để tăng cường sức khỏe, bảo vệ mạch máu. Bạn đun nước sôi và cho 20g hoa hòe vào. Khi hoa chìm xuống nước là dùng được.
Những người không nên dùng hoa hòe:
Hoa hòe có tính mát nên người hàn lạnh không nên dùng. Các chuyên gia Đông y cũng khuyến cáo không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai.
Video đang HOT
Đây là vị thuốc trị tăng huyết áp nên những người huyết áp thấp không uống. Nếu bạn uống nước hoa hòe xong người khó chịu, không hợp nên dừng lại. Dùng nhiều loại dược liệu này có thể dẫn đến tiêu chảy.
Người có bệnh lý khác cần tham khảo với bác sĩ trước khi dùng hoa hòe tránh biến chứng.
Dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp bạn cần biết
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong, tuy nhiên bệnh lại gần như không có dấu hiệu nhận biết.
Vì thế, nó còn được gọi là 'kẻ giết người thầm lặng'.
Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cách duy nhất để nhận biết bạn có bị tăng huyết áp hay không đó là thông qua việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có người thân cũng mắc tăng huyết áp.
Nếu huyết áp tăng cao, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau:
- Nhức đầu.
- Chảy máu mũi.
- Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc.
- Tê hoặc ngứa ran các chi.
- Buồn nôn và nôn.
- Choáng và chóng mặt.
- Đau tim.
Nhiều người có thể bị tăng huyết áp mà không hề biết. Ảnh: N.Phương
Ngoài ra, huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tương tự, theo Mayo Clinic, hầu hết những người bị huyết áp cao đều không có triệu chứng, ngay cả khi chỉ số huyết áp đạt mức cao nguy hiểm. Bạn có thể bị huyết áp cao trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Một số người bị huyết áp cao có thể bị nhức đầu, hụt hơi, chảy máu cam. Tuy nhiên, những triệu chứng này không cụ thể. Chúng thường không xảy ra cho đến khi huyết áp cao đạt đến giai đoạn nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào nêu ở trên đặc biệt kèm theo huyết áp tăng cao, người bệnh cần bình tĩnh, nằm hoặc ngồi nghỉ tại nơi yên tĩnh, tránh đi lại và thay đổi tư thế đột ngột.
Đồng thời, bạn không tự ý sử dụng bất kỳ thuốc nào, nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm, trong lúc chờ đợi có thể đo lại huyết áp sau 15-30 phút.
Khi nào bạn cần đi khám?
Kiểm tra huyết áp là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nói chung. Tần suất bạn nên kiểm tra huyết áp tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe tổng thể của bạn. Bắt đầu từ 18 tuổi, bạn hãy đo huyết áp ít nhất hai năm một lần. Nếu bạn từ 40 tuổi trở lên hoặc từ 18 đến 39 tuổi có nguy cơ cao bị huyết áp cao, hãy kiểm tra huyết áp mỗi năm một lần.
Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn đi kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn nếu bạn bị huyết áp cao hoặc có các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim. Trẻ em từ 3 tuổi trở lên có thể được đo huyết áp như một phần của cuộc kiểm tra sức khỏe hàng năm.
Những ai có nguy cơ bị huyết áp cao?
Huyết áp cao có nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm:
- Tuổi: Nguy cơ cao huyết áp tăng theo độ tuổi. Cho đến khoảng 64 tuổi, huyết áp cao phổ biến hơn ở nam giới. Phụ nữ có nhiều khả năng bị huyết áp cao sau tuổi 65.
- Tiền sử gia đình: Bạn có nhiều khả năng bị huyết áp cao nếu bạn có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh này.
- Béo phì hoặc thừa cân: Cân nặng quá mức gây ra những thay đổi trong mạch máu, thận và các bộ phận khác của cơ thể. Những thay đổi này thường làm tăng huyết áp. Thừa cân hoặc béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các yếu tố nguy cơ của bệnh, chẳng hạn như cholesterol cao.
- Thiếu tập thể dục: Không tập thể dục có thể gây tăng cân. Cân nặng tăng làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Những người không hoạt động cũng có xu hướng có nhịp tim cao hơn.
- Sử dụng thuốc lá truyền thống hoặc thuốc lá điện tử: Hút thuốc lá ngay lập tức làm tăng huyết áp trong một thời gian ngắn. Hút thuốc lá cũng làm tổn thương thành mạch máu và đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch.
- Quá nhiều muối: Quá nhiều muối trong cơ thể có thể khiến cơ thể giữ nước. Điều này làm tăng huyết áp.
- Mức độ kali thấp: Kali giúp cân bằng lượng muối trong tế bào của cơ thể. Sự cân bằng hợp lý của kali rất quan trọng để có sức khỏe tim mạch tốt. Mức kali thấp có thể là do chế độ ăn uống thiếu kali hoặc do một số tình trạng sức khỏe nhất định, bao gồm cả tình trạng mất nước.
- Uống quá nhiều rượu: Sử dụng rượu có liên quan đến việc tăng huyết áp, đặc biệt ở nam giới.
- Căng thẳng: Mức độ căng thẳng cao có thể dẫn đến tăng huyết áp tạm thời. Những thói quen liên quan đến căng thẳng như ăn nhiều hơn, sử dụng thuốc lá hoặc uống rượu có thể khiến huyết áp tăng thêm.
- Một số bệnh mãn tính: Bệnh thận, tiểu đường và ngưng thở khi ngủ là một số tình trạng có thể dẫn đến huyết áp cao.
- Thai kỳ: Đôi khi mang thai gây ra huyết áp cao.
Huyết áp cao thường gặp nhất ở người lớn. Nhưng trẻ em cũng có thể bị huyết áp cao. Huyết áp cao ở trẻ em có thể do các vấn đề về thận hoặc tim. Tuy nhiên, ngày nay càng nhiều trẻ em bị huyết áp cao là do thói quen sinh hoạt như chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu tập thể dục.
Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí khi gặp cơn tăng huyết áp vào sáng sớm Người bệnh cần làm gì nếu gặp cơn tăng huyết áp vào buổi sáng? Những thói quen nào tốt cho người bệnh tăng huyết áp để kiểm soát tốt huyết áp và giảm các nguy cơ biến chứng? Vì sao huyết áp thường tăng khi ngủ dậy? Vào mùa hè, người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý bởi rất dễ gặp các...