Loại gạo có khả năng gây ung thư cao bậc nhất, WHO đã cảnh báo từ lâu nhưng nhiều gia đình vẫn cố tiêu thụ
Không phải cứ là gạo thì sẽ tốt. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có một loại gạo có thể gây ung thư cho người ăn, đó là gạo bị mốc.
Gạo là lương thực quen thuộc của người dân các nước Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam. Gạo có độ mềm, dẻo, ngọt, giàu tinh bột… do đó so với các loại thực phẩm khác, chúng giúp cơ thể khỏe khoắn, giàu năng lượng và no lâu hơn.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có một loại gạo có thể gây ung thư cho người ăn đó là gạo bị mốc.
Gạo mốc – loại gạo có khả năng gây ung thư cao nhất
Không phải loại gạo nào chuyển sang màu vàng cũng là gạo mốc. Theo ông Wang Silu, một thanh tra thực phẩm cấp cao của Trung Quốc cho biết: Trong nhiều trường hợp, gạo chuyển màu vàng là do già cỗi, dẫn đến suy giảm giá trị dinh dưỡng.
Tuy nhiên khi gạo từ trắng chuyển sang vàng, một thời gian sau có màu xanh lá cây thì chứng tỏ đã chứa nấm mốc, cần cảnh giác với việc gạo đã nhiếm nấm Aspergillus flavus – loại nấm sản sinh ra độc tố aflatoxin có khả năng gây bệnh ung thư gan.
Khi gạo từ trắng chuyển sang vàng, một thời gian sau có màu xanh lá cây thì chứng tỏ đã chứa nấm mốc.
Aflatoxin được WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1 – là nhóm đầy đủ bằng chứng để khẳng định có gây ung thư cho con người. Khi quan sát bằng mắt thường, nấm aspergillus thường có màu xanh lá cây, aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu.
Nhiều người thấy gạo mốc thường cho rằng chỉ cần vo sạch, nấu chín là sẽ có thể loại bỏ hết độc tố. Xong theo WHO, nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.
WHO đánh giá aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh và có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận. Chúng gây ra bệnh ung thư gan, khả năng aflatoxin gây ung thư gan được tăng lên đáng kể nếu bạn là người đang nhiễm virus viêm gan B (HBV).
Video đang HOT
Gạo khi được lưu trữ không đúng cách trong các điều kiện kém cũng góp phần khiến nấm mốc phát triển (ví dụ nơi ẩm thấp, ấm nóng).
Theo WHO, aflatoxin thường xuất hiện ở các cây lương thực chính như gạo, ngô, lạc, ngũ cốc… Cây lương thực có thể bị ô nhiễm cả trước và sau khi thu hoạch. Ô nhiễm trước thu hoạch với aflatoxin chủ yếu là ở ngô, đậu phộng… Ô nhiễm sau thu hoạch có thể được tìm thấy trong một loạt các loại cây trồng khác như cà phê, gạo…
Gạo khi được lưu trữ không đúng cách trong các điều kiện kém cũng góp phần khiến nấm mốc phát triển (ví dụ nơi ẩm thấp, ấm nóng).
WHO khuyến cáo cách tiêu thụ ngũ cốc để tránh nhiễm aflatoxin
Các loại thực phẩm nhiễm nấm mốc như gạo mốc, ngô mốc, lạc mốc… có khả năng chứa aflatoxin và gây hại cho sức khỏe khi tiêu thụ. Đáng nói, các nấm mốc không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm.
Để giảm tiếp xúc với aflatoxin, WHO khuyến cáo người tiêu dùng nên:
1. Cẩn thận kiểm tra ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt trước khi dùng. Kiên quyết vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, đổi màu hoặc teo nhỏ.
2. Khi đi mua hàng nên lựa chọn các loại ngũ cốc và các loại hạt càng tươi càng tốt. Được trồng càng gần nhà càng tốt và không được vận chuyển trong một thời gian dài.
Kiên quyết vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, đổi màu hoặc teo nhỏ.
3. Chỉ mua các sản phẩm ngũ cốc chế biến sẵn ở những thương hiệu uy tín bởi aflatoxin không hoàn toàn bị tiêu diệt bởi quá trình chế biến hoặc rang.
4. Khi mua gạo, ngô, khoai, lạc về nhà với số lượng lớn, các gia đình cần bảo quản chúng đúng cách. Tránh để nơi quá ẩm thấp, không để quá lâu trong nhà…
Cặp vợ chồng sinh năm 1985 đều phát hiện ung thư gan, bác sĩ cảnh báo: Loại quả này "nuôi lớn" ung thư cực nhanh, nên lập tức vứt bỏ
Bác sĩ khẳng định thói quen ăn trái cây mốc là nguyên nhân khiến vợ chồng anh Wang cùng mắc chung một loại ung thư và yêu cầu mọi người không nên thực hiện thói quen này.
Mới đây, tờ Sohu đưa tin về một cặp vợ chồng trẻ người Trung Quốc, tên là Xiao Wang và Sa Sha (SN 1985, sống tại tỉnh Hắc Long Giang).
Họ làm việc chăm chỉ trên thành phố và mua được một căn nhà. Đó là khởi đầu của một cuộc sống tốt đẹp, nhưng không ngờ, mới đây cả hai vợ chồng đều bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan.
Trò chuyện với bác sĩ, người chồng cho biết vì cường độ làm việc cao nên vợ chồng anh rất quan tâm đến dinh dưỡng. Anh biết rằng hoa quả giàu vitamin nên mỗi khi có thời gian rảnh thường mua rất nhiều về nhà tích trữ.
(Hình minh họa).
Do tủ lạnh trong nhà không có chỗ chứa nên hoa quả thường xuyên bị thối hỏng, lúc đó vợ chồng anh Wang sẽ ưu tiên ăn những quả thối trước, ăn quả lành sau. Theo thời gian, hoa quả cứ hỏng dần, vợ chồng anh vì tiết kiệm nên đã ăn ngày càng nhiều trái cây mốc hỏng mà không biết đó chính là nguyên nhân khiến ung thư tìm đến.
Bác sĩ nói: Trái cây hỏng mốc gây ung thư nhanh, cần lập tức vứt bỏ
Theo bác sĩ Cheng Zhexin, công tác tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân: Trái cây thối có chứa vi sinh vật, trong quá trình trao đổi chất, vi sinh vật sẽ tạo ra quá nhiều chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn gây bệnh sẽ lây lan sang phần không bị hư hỏng. Ngoài ra, trái cây thối còn chứa nitrit, chất này sẽ phản ứng hóa học với các amin trong dạ dày tạo ra nitrit, đây là loại chất dễ gây ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.
Đặc biệt, hoa quả bị thối có thể chứa nấm Aspergillus flavus hoặc A. parasiticus. Các loại nấm này sản sinh ra độc tố aflatoxin - chính là nguyên nhân gây ung thư gan ở người. Aflatoxin không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm, vì vậy hoa quả có cắt bỏ phần hỏng thì nguy cơ gây bệnh vẫn còn.
Bác sĩ khẳng định thói quen ăn trái cây mốc là nguyên nhân khiến vợ chồng anh Wang cùng mắc chung một loại ung thư và yêu cầu mọi người không nên thực hiện thói quen này.
Ngoài trái cây hỏng, những món sau nếu hỏng cũng nhất định phải loại bỏ
1. Gạo mốc
Gạo bảo quản không đúng cách rất dễ bị mốc, lúc này gạo rất dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin. Khi đã nhiễm độc tố aflatoxin, nếu tiếp tục ăn sẽ dễ sinh ung thư gan.
2. Các loại hạt có vị đắng
Các loại hạt đều giàu tinh bột, là môi trường phù hợp để aflatoxin xuất hiện. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên vứt bỏ những loại hạt đã hỏng, có vị đắng.
3. Mộc nhĩ ngâm lâu
Mộc nhĩ chứa một lượng lớn protein, cellulose và các nguyên tố vi lượng khác đem lại lợi ích cho cơ thể con người và có tác dụng duy trì các mạch máu.
Tuy nhiên, nếu mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.
Ung thư gan thường xuất hiện những dấu hiệu nào?
Phát hiện sớm ung thư gan là chìa khóa để người bệnh kéo dài thời gian sống và tăng cơ hội điều trị. Bạn nên đến viện khám nếu có những dấu hiệu sau đây:
- Đau vùng bụng bên phải: Vùng bụng bên phải liên quan đến vùng gan. Nếu gan bị ung thư, bên trong gan sẽ xuất hiện một khối u, kích thước của khối u sẽ phát triển theo thời gian và dần trở nên lớn hơn và gây đau.
- Mệt mỏi, sụt cân, chán ăn không rõ lý do: Khi tế bào ung thư tấn công hệ miễn dịch, nó sẽ làm cơ thể mệt mỏi, dẫn đến chán ăn, ăn không ngon. Như vậy cũng sẽ gây giảm cân không rõ lý do.
- Vàng da, vàng mắt
- Đi ngoài phân trắng/bạc màu
- Sốt cao không rõ lý do: Khi tế bào ung thư tăng trưởng, chúng sẽ ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể chống lại nhiễm trùng yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn.
6 loại đồ ăn ai cũng thèm khi đói bụng nhưng lại chính là "hung thủ" gây bệnh, kích thích tế bào ung thư phát triển thần tốc Dưới đây là 7 loại đồ ăn đã được các chuyên gia y tế đánh giá rằng có khả năng gây ung thư nhất. Ở thời đại ngày nay, ung thư vẫn là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, đe dọa sức khỏe người bệnh. Dù có nhiều nguyên nhân khiến tế bào ung thư hình thành và phát triển nhưng...