Loài đầu tiên tự có giới tính: ‘Con lai của sinh vật ngoài hành tinh’
Các nhà khoa học đã xác định được nhiễm sắc thể giới tính lâu đời nhất trên Trái Đất – ít nhất 248 triệu năm tuổi – năm trên cơ thể một sinh vật bí ẩn.
Đối với các động vật sơ khai nhất thế giới, môi trường mà chúng trải qua đầu đời thường quyết định chúng sẽ trưởng thành với giới tính nào. Để rồi vài trăm triệu năm trước, nhiễm sắc thể giới tính xuất hiện như một bước nhảy vọt tiến hóa.
Bạch tuộc có thể là loài đầu tiên trên thế giới sở hữu nhiễm sắc thể giới tính – Ảnh: LIVE SCIENCE
Nhiễm sắc thể giới tính giúp động vật đã tự có sẵn giới tính từ khi được hoài thai. Nhiễm sắc thể giới tính hiện là tiêu chuẩn của động vật có vú, bao gồm chúng ta.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng một bộ gene có sẵn giới tính chỉ tồn tại trên Trái Đất khoảng 180 triệu năm trước. Kỷ lục này ghi nhận ở loài cá tầm.
Trong nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên BioArXiv, nhóm khoa học gia đẫn dầu bởi TS Andrew Kern từ Đại học Oregon (Mỹ) đã phát hiện ra sự tồn tại của nhiễm sắc thể giới tính lâu đời hơn nhiều: Ít nhất 248 triệu năm và có thể lên tới 455 triệu năm.
Nó xuất hiện ở loài từng được nhiều nhà sinh vật học hoài nghi là “con lai của sinh vật ngoài hành tinh”, bởi nhảy đột ngột vào cây tiến hóa của sinh vật Trái Đất một cách bí hiểm.
Video đang HOT
Một công trình công bố trên Progress in Biophysics and Molecular Biology vào năm 2018 lập luận rằng một loài ngoại lai nào đó đã theo các tiểu hành tinh hạ cánh xuống Trái Đất hàng trăm triệu năm trước, sau đó nảy sinh giao phối liên hành tinh với một loài sẵn có.
Vì vậy, con cháu của chúng có mức tiến hóa, trí tuệ vượt trội so với các loài cùng thời.
Đó là bạch tuộc, và có thể là cả họ hàng gần của chúng – những con mực.
Tất cả bắt đầu từ cuộc nghiên cứu năm 2015, khi TS Kern và các cộng sự giải trình tự gien đầy đủ một con bạch tuộc hai đốm California (Octopus bimaculoides) cái.
Họ nhanh chóng nhận ra nhiễm sắc thể 17 của chúng dường như có sự khác biệt, dường như ít chứa đầy gene hơn các nhiễm sắc thể khác.
Trong khi đó, một cá thể đực được giải trình tự trước đó sở hữu nhiễm sắc thể 17 rất bình thường so với các nhiễm sắc thể khác.
Các nhà khoa học tìm câu trả lời thông qua 2 con bạch tuộc đực và 2 con bạch tuộc khác và nhận thấy con cái chỉ có 1 bản sao nhiễm sắc thể số 17, trong khi con đực có 2.
Như vậy, thay vì XY và XX quyết định giới tính nam – nữ ở con người, thì cặp ZZ hoặc Z0 “lẻ loi” lần lượt quyết định đó là bạch tuộc đực hay cái.
Công việc giải trình tự gene được tiếp tục với 3 loài bạch tuộc khác, 3 loài mực và ốc anh vũ. Kết quả cho thấy chỉ ốc anh vũ không có cặp nhiễm sắc thể kiểu đó.
Từ đó, các nhà khoa học tính toán được thời gian nhiễm sắc thể giới tính xuất hiện trong tiến trình tiến hóa của động vật Trái Đất là khoảng 248-455 triệu năm trước.
Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?
Dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy NASA đã đi đúng hướng trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh.
Trong sứ mệnh quan sát Sao Thổ và các mặt trăng hứa hẹn có sự sống, tàu Cassini nhiều lần bắt được những dòng vật chất lạnh giá từ mặt trăng Enceladus.
Luồng vật chất mà tàu Cassini nhiều lần bị phun trúng có thể là "lời nhắn gửi" từ sinh vật ngoài hành tinh - Ảnh: NASA
Enceladus, được đặt theo tên một vị thần khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp, là vệ tinh lớn thứ 6 của Sao Thổ.
Những luồng khí kèm theo hơi nước và nhiều vật liệu khác phun ra từ bên dưới bề mặt băng giá của mặt trăng này mang đến cơ hội để nghiên cứu thành phần của đại dương ngầm bên dưới.
Giá trị của nó càng được nâng cao với một nghiên cứu vừa được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences, chứng minh các luồng vật chất này có chứa axit amin.
Axit amin chính là nền tảng cơ bản cho sự sống mà các nhà khoa học vũ trụ luôn mong muốn tìm thấy.
Cấu trúc bên trong của Cassni với đại dương ngầm có thể đầy sinh vật ngoài hành tinh, đang phun các luồng khí băng giá vào không gian - Ảnh: NASA
Tóm tắt nghiên cứu, tờ Sci News cho biết nhà khoa học từ Đại học California San Diego đã tìm thấy bằng chứng về axit amin nhờ việc tinh chỉnh một máy quang phổ được thiết kế để nghiên cứu động lực va chạm của các hạt trong sol khí.
Do vậy, họ có thể kiểm tra chi tiết các hành vi của các hạt trong luồng vật chất từ Enceladus, từ đó tìm ra bằng chứng về sự hiện diện của axit amin.
Phát hiện mới này là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về sự tồn tại của sinh vật ngoài hành tinh, chứng minh lập luận và niềm tin của NASA.
Tuy Cassini đã kết thúc sứ mệnh vài năm trước bằng cú lao mình vào bầu khí quyển Sao Thổ để tránh làm ô nhiễm các "mặt trăng sự sống" Enceladus và Titan, nhưng các sứ mệnh tiếp theo đang được chuẩn bị.
Một con rắn robot đang được thiết kế và thử nghiệm bởi các nhà khoa học NASA. Trong tương lai, nó có thể được "thả" xuống Enceladus. Con rắn robot được thiết kế để vượt địa hình phức tạp, chui xuống sâu các rãnh băng để săn tìm sự sống ngoài hành tinh.
Bên cạnh Enceladus, mặt trăng Titan của Sao Thổ cũng được NASA mô tả như một "Trái Đất thứ hai", với những dự tính đặc biệt trong tương lai.
'Nhai sạch' cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất Loài vật này được cho là có thể tác động đến cuộc sống của 1/10 dân số trên hành tinh. Loài vật bé nhỏ gây ra nỗi kinh hoàng của người dân Châu chấu sa mạc (tên khoa học Schistocerca gregaria) làm một loài châu chấu thuộc Phân bộ châu chấu, là loài vật phá hoại sản xuất nông nghiệp ở châu Phi,...