Loại củ thường để ở xó bếp nhưng làm được nhiều món ngon cực tốt cho khớp, giúp hạ mỡ máu hiệu quả
Đây là một loại gia vị thường có trong căn bếp của người Việt. Chúng không chỉ làm cho món ăn thêm thơm ngon mà đặc biệt tốt cho khớp, giúp hạ mỡ máu hiệu quả.
Vì sao củ riềng tốt cho khớp, giúp hạ mỡ máu hiệu quả?
Riềng còn có tên gọi khác là Phong Khương, Cao Lương Khương… Đây là một loại gia vị phổ biến được dùng nhiều trong nấu nướng. Mùi hương của riềng tươi không bị cay nồng như gừng. Trong nấu ăn, riềng hay được dùng để ướp thịt, cá…
Theo y học hiện đại, củ riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não. Trong củ riềng có chứa natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Các dưỡng chất này giúp riềng trở thành gia vị quý với đặc tính duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.
Theo BSCK2.Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, không chỉ được dùng làm gia vị, riềng còn là vị thuốc phổ biến thường dùng trong dân gian. Riềng có tác dụng mạnh trong hỗ trợ bệnh xương khớp. Trong riềng có chứa các hoạt chất chống viêm nên được người dân dùng nhiều để chữa các bệnh liên quan tới khớp. Loại gia vị này được ví là thuốc của khớp, giúp giảm đau tự nhiên, điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp (sau hoạt động mạnh).
Không chỉ tốt cho khớp, riềng còn có tác dụng kích thích ăn ngon. Các hoạt chất có trong riềng còn giúp giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy, hạ cholesterol và triglyceride trong máu. Không chỉ tốt cho tiêu hoá, riềng còn có tác dụng bảo vệ dạ dày, giúp giảm cảm giác khó chịu do viêm, loét gây ra.
Biến tấu củ riềng làm gia vị trong mỗi món ngon hỗ trợ bệnh xương khớp
Video đang HOT
Với tầm quan trọng của riềng, bạn có thể biến tấu loại gia vị này trong mỗi món ăn của gia đình để giúp bữa ăn vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe. Hãy tham khảo một số món ăn dưới đây:
Ba chỉ nướng riềng mẻ: Miếng thịt ba chỉ nướng không bị khô, có vị thơm của riềng sả, vị chua nhẹ của mẻ làm cho miếng thịt dễ ăn, không bị ngán như cách ướp thông thường. Khi ăn, bạn cuộn cùng rau xà lách và các loại rau thơm, chấm với nước mắm chua ngọt thêm tỏi ớt băm nhuyễn. Có thể ăn cùng bún hoặc cơm nóng cũng rất ngon.
Cá tầm nướng riềng mẻ: Thịt cá thơm ngon hòa quyện với mùi đặc trưng của riềng, sả, hành tỏi ớt xay nhuyễn… Món ăn độc vị với mùi thơm đặc trưng của riềng không thể lẫn khi nướng thịt với các loại gia vị khác.
Ba chỉ chiên riềng: Thịt được ướp với gia vị gồm nước mắm, đường, dầu hào, hạt nêm, ngũ vị hương và 1 lòng đỏ trứng. Và một gia vị không thể thiếu là riềng được giã mịn, vắt ít nước cho vào ướp cùng thịt. Sau đó, bạn cho chút bột chiên giòn riềng, sả giã nhỏ vào, cho lá mắc mật vào trộn đều và tiến hành chiên đều hai mặt. Món này ăn luôn lúc còn nóng ngon, vô cùng đưa cơm.
Chân giò giả cày: Riêng với món chân giò giả cày nếu thiếu riềng sẽ không thể thơm ngon. Món ăn này ngậy mùi thơm của riềng mẻ quyện tròn với vị đậm đà của thịt và móng. Giả cầy ngon nhất khi được nấu 2 lửa để thịt vừa chín mềm, không quá dai hay quá nhũn và nước hơi sánh.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm toàn món ngon, gửi ảnh ông xã bỏ nhậu về ngay!
Bữa ăn toàn là các món dân dã nhưng hấp dẫn, cân bằng dinh dưỡng, nhìn là thèm!
Tham khảo bữa cơm chiều nhà chị Vũ Thu Hương để có thêm ý tưởng cho bữa cơm chiều nhà gia đình bạn nhé. Bữa cơm chiều nay nhà chị Hương gồm các món:
- Giả cầy: 120.000đ
- Củ quả luộc: 25.000đ
- Cá bống sông chiên giòn: 56.000đ
- Cà muối: 5.000đ
Tổng: 206.000đ
Nguyên liệu: - 800g chân giò thui - riềng giã nhỏ - vài củ sả - mẻ vừa ăn, mắm tôm vừa ăn, nước mắm ngon vừa ăn và một thìa bột nghệ - 200g măng củ chua.
Măng củ cắt miếng bằng ngón tay cái rồi đem luộc kỹ với nước có thả chút muối ít nhất là 3 lần trước khi đem chế biến. Chân giò thui, sau khi rửa sạch, thấm khô, chặt miếng vừa ăn, ướp với một bát con riềng giã nhỏ, 3 củ sả lấy phần non băm nhỏ, một thìa canh mẻ, 3 thìa con mắm tôm và 1 thìa canh nước mắm loại ngon. Trộn đều các nguyên liệu này lên và ướp khoảng 1 tiếng cho ngấm vị.
Cho nồi chân giò đã ướp lên bếp, bạn cho 1 thìa canh dầu ăn vào nồi, và bắt đầu xào chân giò. Trong lúc xào bạn thêm 1 thìa con bột nghệ để món giả cầy có màu vàng đẹp. Sau khi xào chân giò hơi săn, bạn trút phần măng củ mà bạn đã luộc kỹ vào xào cùng cho măng ngấm vị. Măng vào chân giò đã xào săn, bạn cho nước vào nồi sao cho lượng nước sâm sấp bề mặt chân giò. Mình dùng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian ninh nấu.
Sau khi ninh trong nồi áp suất từ 20-30 phút bạn mở nắp, nêm nếm lại vị cho vừa miệng rồi có thể múc ra bát. Rắc hành lá, rau răm...
Chuẩn bị: 200g đậu bắp, 300g củ cải, 1 củ cà rốt khoảng 150g, muối một ít.
Đun sôi nồi nước, thêm 1 thìa nhỏ muối, thả củ cải, cà rốt đã gọt vỏ rửa sạch và cắt miếng vào. Luộc khoảng 2-3 phút thì cho nốt đậu bắp đã rửa sạch vào. Luộc 2-3 phút nữa thì vớt tất cả ra đĩa.
Chuẩn bị: 350g bống sông, dầu ăn.
Cá bống rửa sạch, để ráo nước. Đun nóng nhiều dầu ăn trong chảo, cho cá bống vào chiên cho đến khi chín vàng giòn. Lưu ý, khi chiên đừng để cá bống sát nhau quá sẽ khiến chúng dính vào nhau.
Chúc các bạn thành công!
Nắng lên rồi, cuối tuần nấu 5 món ngon này chẳng cần làm thêm nhiều thứ khách đến chơi nhà cũng no căng bụng Chỉ cần bạn trổ tài làm 5 món ăn này thôi là khách hoặc các thành viên trong nhà cũng sẽ cảm thấy mãn nguyện vì được thưởng thức món ngon rồi. 1. BÁNH XÈO Nguyên liệu: - Pha bột: 100g bột chiên tempura 300-350ml nước (100ml nước cốt dừa 250ml nước có ga) hành lá chút bột nghệ Lưu ý: Nước khoáng...