Loại củ lạ giống hệt khoai lang, vào mùa chị em lùng mua bằng được vì nấu món gì cũng vừa ngon, vừa bổ
Củ khoai sâm đất có hình dáng giống hệt củ khoai lang được chị em tìm mua để chế biến các món ngon như hầm xương, xào hay ép lấy nước để uống.
Chị em nội trợ biết đến củ khoai sâm đất như một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Lào Cai. Đó là một loại củ, trông bề ngoài giống như những củ khoai lang bình thường, nếu không tinh ý rất dễ bị nhầm lẫn khi chọn mua.
Sâm đất được trồng ở vùng cao, có đặc điểm hình dạng giống khoai lang
Sâm đất bên trong lại có màu vàng nhạt, hoặc màu trắng trong, mọng nước và có mùi thơm của nhân sâm.
Sâm đất có thể thái ra ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ngon
Được mệnh danh là củ nhân sâm của đất bởi những công dụng tuyệt vời nên những món ăn từ sâm đất luôn được chị em săn lùng.
Nộm sâm đất
Nộm khoai sâm giòn thanh ngọt mát
Đầu tiên nhắc tới sâm đất là nhắc tới món nộm thanh mát, ngọt dịu mà còn là một món ăn giải nhiệt mùa hè. Công thức chế biến sâm đất cực kì đơn giản.
Nguyên liệu: Sâm đất thái sợi hoặc cắt khúc; Thịt gà xé; Cà rốt; Đường; ớt cay, tỏi xay nhuyễn; lạc rang; rau thơm
Cách làm:
Video đang HOT
Đầu tiên, sâm đất rửa sạch, thái sợi mỏng hoặc cắt khúc ngâm vào nước muối loãng tầm 15-30 phút, vớt ra để ráo nước.
Thịt gà xé sợi. Cà rốt rửa sạch, thái sợi mỏng hoặc nạo sợi. Rau thơm cắt khúc. Lạc rang giòn, bỏ vỏ rồi đâm nhỏ.
Pha chế nước mắm trộn tỷ lệ: 2 muỗng đường, 4 muống nước sôi để nguội, 2 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng tỏi xay, 1 muống ớt xay, 3 muỗng nước mắm, khuấy đều.
Trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau là ta đã có một món nộm sâm đất thơm ngon.
Sâm đất xào thịt bò (thịt lợn, tôm..)
Sâm đất xào ngon ngọt
Nguyên liệu: Thịt bò (có thể thay thế bằng thịt lợn, tôm…tùy thích); Sâm đất cắt khúc hoặc thái lát mỏng; Gia vị (đường, nước mắm, ớt, mì chính, tỏi, hành..); Rau thơm
Cách làm:
Đầu tiên, rửa sạch, cắt khúc hoặc thái lát ngâm vào nước muối loãng để cho sạch nhựa tầm 15-20 phút, vớt ra để ráo.
Thịt bò thái lát mỏng và ướp qua với gia vị: tỏi băm, nước mắm, dầu hào, hạt nêm, tiêu…khoảng 10 phút.
Sau đó bắc chảo và phi thơm hành, cho thịt bò vào đảo sơ qua, đến khi thịt bò hơi săn lại thì cho ra đĩa.
Sâm đất đảo qua với một chút nước mắm, hạt nêm. Khi sâm đất đã hơi tái rồi thì nhanh tay cho thịt bò vào đảo đều.
Khi thịt bò đã chín thì cho hành lá, rau thơm đã cắt khúc vào.
Canh sâm hầm xương
Sâm đất hầm xương vô cùng mát bổ
Nguyên liệu: Sâm đất: 500gram; Xương bò (xương lợn) hoặc sườn non: 200-300gram; Gia vị: bột ngọt, muối, đường, tiêu…Hành củ, tỏi băm, gừng; Hành lá; Cà rốt
Cách làm:
Xương hoặc sườn non được ướp sẵn với những gia vị: hạt nêm, tiêu, gừng, tỏi, hành củ… Sau đó trộn đều lên, để tầm 3-5 phút cho ngấm đều gia vị.
Sâm đất rửa sạch, cắt thành những khúc vừa ăn, cho vào nước muối loãng ngâm từ 10-15 phút cho ra hết nhựa. Cà rốt cắt khoanh hoặc tỉa hoa sau đó cắt thành những khoanh vừa ăn.
Bắc chảo cho một tí tỏi băm, hành băm phi thơm và khi tỏi hơi ngả vàng thì cho sườn non vào, xào với lửa thật là lớn cho sườn săn lại. Cho sườn đã xào sơ qua và một nồi áp suất lớn, đổ nước vào hầm xương.
Sau đó bỏ khoai sâm đất, cà rốt đã cắt khúc vào nồi áp suất. Đậy vung và chờ khoảng 10-15 phút cho xương chín nhừ và ra vị ngọt. Bỏ thêm chút hành lá để tạo màu xanh và mùi thơm cho món canh. Đem trình bày ra tô lớn.
Lào Cai - mảnh đất Tây Bắc hùng vĩ với nhiều đặc sản độc đáo
Du khách đến du lịch vùng núi Lào Cai với phong cảnh hùng vĩ và trữ tình hẳn không thể quên miền đất này còn là một vùng văn hóa ẩm thực với nhiều món đặc sản độc đáo nức tiếng gần xa.
1. Thắng cố
Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu "thắng cố" được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
2. Thịt sấy gác bếp
Các loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được người Mông treo lên gác bếp để sấy. Thịt trâu, bò, được thái dọc thành từng miếng khoảng 2 - 3kg, xâu lại và treo lên gác bếp để làm thức ăn dự trữ. Các loại thịt khi treo lên gác bếp sẽ khô dàn và để được hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng.
Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn.
3. Cá suối
Lào Cai không những là vùng đất nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trước hết phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống...
Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán giòn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.
4. Thịt lợn cắp nách
Thịt lợn cắp nách là tên gọi chung cho giống lợn được đồng bào Mông, Thái, Dao... ở Lào Cai nuôi bằng hình thức thả rông. Một con lợn để thịt được chỉ từ 5 -7kg/con nên thoải mái có thể cắp vào nách và mang xuống chợ bán, cái tên lợn cắp nách có lẽ xuất phát từ đó.
Không giống như thịt lợn nuôi bằng cám ở dưới xuôi, thịt lợn cắp nách có độ ngọt, thơm, thịt chắc, không có nhiều mỡ và có thể chế biến thành nhiều món đặc sản khác nhau. Các món lợn quay, lợn nướng, các món luộc hay lòng dồi được chế biến từ thịt lợn cắp nách đều có hương vị rất tuyệt, ăn rồi chắc chắn sẽ mong muốn ăn thêm.
5. Cơm lam
Đi du lịch Lào Cai cũng không thể bỏ qua đặc sản dân giã, bình dị đó là cơm lam được nấu bởi những hạt gạo thơm ngon nhất trồng trên những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ.
Cơm lam được nấu từ gạo bỏ vào trong ống nứa rồi nướng trên than hồng, vừa có vị ngọt, thơm của gạo nếp nương vừa có vị thơm của ống nứa, than hồng rực. Suốt quá trình nướng trên than, phải xoay cho đều ống nứa sao cho cơm chín đều mà không bị cháy cũng không bị sống. Cơm lam lúc tách ra khỏi ống nứa vừa dẻo, vừa thơm, lại vừa mịn như là giò lụa, để được cả tuần vẫn cứ dẻo thơm.
Hột vịt lộn và 4 món nướng hút khách ngày mưa ở TP.HCM Những ngày tiết trời dịu mát, bạn có thể la cà hàng quán để nếm trọn vị ẩm thực đường phố chốn Sài thành. Nem, ốc bươu hay hột vịt lộn nướng muối ớt là các gợi ý hấp dẫn. Nem nướng thơm lừng là món ăn đốn tim tín đồ ẩm thực ngày mưa. Bạn có thể cuốn nem kèm rau sống...