Loại củ đang vào mùa ở Việt Nam, nhiều người thích nhưng cực độc nếu ăn sai cách
Củ sắn là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu chế biến không đúng cách, củ sắn có thể gây ngộ độc với các triệu chứng nguy hiểm.
Vậy làm thế nào để chế biến củ sắn an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình?
Sắn có thể gây ngộ độc
Trong củ sắn có chứa một loại chất độc tự nhiên gọi là cyanogenic glycosides. Khi ăn phải, chất này sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN), gây ức chế hô hấp tế bào, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong má.u và các cơ quan.
Hàm lượng cyanogenic glycosides tập trung nhiều nhất ở vỏ sắn và hai đầu củ. Đặc biệt, sắn đắng chứa lượng độc tố cao hơn sắn ngọt. Triệu chứng ngộ độc sắn có thể xuất hiện sau vài phút đến vài giờ sau khi ăn, tùy thuộc vào lượng sắn ăn vào và mức độ chế biến.
Các triệu chứng ngộ độc sắn có thể xuất hiện sớm sau khi ăn sắn, bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn với các triệu chứng như co giật, rối loạn ý thức, khó thở, tím tái. Nặng hơn có thể dẫn đến suy hô hấp, suy tim, có thể t.ử von.g nếu không được cấp cứu kịp thời.
Sắn chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc. Ảnh: Istock
Cách chế biến củ sắn an toàn, hiệu quả
Nên chọn củ sắn tươi, không bị dập nát, sâu bệnh. Ưu tiên sắn ngọt, hạn chế sử dụng sắn đắng. Không mua sắn đã bóc vỏ sẵn, vì khi tiếp xúc với không khí, độc tố trong sắn sẽ tăng cao. Rửa sạch củ sắn dưới vòi nước để loại bỏ đất cát, dùng dao gọt sạch lớp vỏ sắn, đặc biệt là phần vỏ màu hồng hoặc tím. Sau đó cắt bỏ hai đầu củ sắn, nơi tập trung nhiều độc tố.
Đặc biệt, nên ngâm sắn trong nước sạch ít nhất 6 tiếng, tốt nhất là qua đêm và thay nước nhiều lần để loại bỏ độc tố trước khu chế biến. Có thể ngâm sắn với nước vo gạo, nước muối loãng hoặc nước chanh để tăng hiệu quả.
Mặc dù có những cách ăn sắn tươi, nhưng điều này không khuyến khích vì rất khó để đảm bảo an toàn thực phẩm. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi ăn sắn, bạn nên gọt vỏ kỹ càng và nấu chín bằng cách hấp, luộc hoặc các phương pháp nấu khác.
Video đang HOT
Lưu ý khi ăn sắn
Sắn lâu năm, sắn dẻo, sắn đắng và đọt sắn non chứa hàm lượng chất độc HCN cao, có thể gây ngộ độc nghiêm trọng nếu ăn phải. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn những củ sắn tươi, chắc, không có vị đắng và chế biến kỹ trước khi ăn. Việc cắt lát và phơi khô sắn có thể giúp giảm lượng độc tố, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, đặc biệt khi bụng đói.
Để an toàn hơn, khi ăn sắn, bạn có thể chấm với đường hoặc mật. Vị ngọt sẽ giúp giảm bớt cảm giác đắng và phần nào trung hòa chất độc. Tuy nhiên, nếu sắn quá đắng, tốt nhất nên bỏ đi vì có thể gây hại cho sức khỏe. Tuyệt đối không nên ăn sắn sống hoặc sắn chưa chín kỹ, không ăn sắn khi đói, không ăn quá nhiều sắn trong một lần. Tr.ẻ e.m, phụ nữ mang thai và người già nên hạn chế ăn sắn.
Loại củ được ví như 'vàng trắng' mùa đông, tốt cho người tiểu đường, nấu ngay món này ăn thơm phức, ấm ngày lạnh
Củ sắn được ví như 'nhân sâm trắng' mùa đông. Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có chỉ số đường huyết thấp nên tốt cho người tiểu đường.
'Vàng trắng' mùa đông tốt cho người tiểu đường
Củ sắn vẫn được mọi người ví như 'vàng trắng' mùa đông vì nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân (BVĐK Medlatec), ước tính trong 100g củ sắn có chứa khoảng 112 calo. Chúng có nhiều dưỡng chất cho sức khỏe như chất xơ, chất đạm, chất béo, đường, vitamin C và một số loại khoáng chất như phốt pho, canxi, chất sắt... Những dưỡng chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật và duy trì sức khỏe toàn diện.
Vitamin C trong củ sắn là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự hư tổn do gốc tự do gây ra. Điều này giúp làn da khỏe mạnh, giảm nguy cơ lão hóa và giữ cho làn da sáng mịn.
Củ sắn tốt cho người tiểu đường vì chỉ số đường huyết ở mức trung bình thấp.
Chỉ số đường huyết của củ sắn ở mức trung bình thấp, giúp người sử dụng ổn định mức đường huyết. Điều này đặc biệt hữu ích cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc người có nguy cơ cao bị tiểu đường.
Ngoài ra, chất xơ trong củ sắn tạo cảm giác no lâu, giúp giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ trong việc kiểm soát cân nặng hiệu quả. Vì vậy, củ sắn là thực phẩm tốt cho những người đang giảm cân.
Củ sắn thường được mọi người đem luộc hấp hoặc nấu chè rất ngon. Trong tiết trời se lạnh, bạn hãy thử thưởng thức một món ngon từ sắn thơm phức với cách làm được chia sẻ từ bạn Ta Thuy Giang dưới đây. Miếng sắn bở đậm vị, thơm mùi thốt nốt chấm thêm cốt dừa tươi béo ngậy, chút dừa sợi giòn sần sật cùng lạc rang khó có thể cưỡng lại.
Sắn om thốt nốt cốt dừa siêu ngon cực đơn giản
Nguyên liệu làm sắn om thốt nốt cốt dừa:
1kg sắn trắng nguyên vỏ
100g đường thốt nốt
150g cốt dừa
400g nước lọc
5 -6 cái lá dứa
1g muối
Cách làm:
Bước 1: Cắt bỏ phần đầu củ sắn rồi cắt thành khúc khoảng 10cm, dùng dao tách sạch vỏ. Đem sắn rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng 1 - 2 tiếng cho sắn ra hết nhựa.
Bước 2: Bạn cho đường thốt nốt, muối, cốt dừa vào nồi nấu với lửa vừa làm sao cho tan đường thì tắt bếp.
Bước 3: Cho lá dứa lót dưới đáy nồi rồi cho sắn vào, rót nước vào và luộc cho đến khi củ sắn chín đều.
Cuối cùng là bạn cho phần đường thốt nốt cốt dừa vào nồi rồi om ở lửa nhỏ cho sắn ngấm. Thỉnh thoảng dùng đũa trở/lật để sắn ngấm đều sốt cho tới khi phần đường dừa thấm đều vào sắn là được.
Bước 4: Làm nước cốt dừa chấm:
Với phần nước cốt dừa để chấm sẽ chuẩn bị gồm: 70ml sữa, 70gr nước cốt dừa, 20gr đường, 10gr bột mì, 1 nhúm muối nhỏ, 2 lá dứa.
Cho tất cả các nguyên liệu này vào nồi, khuấy cho tan rồi đem đun ở lửa vừa nhỏ, vừa nấu vừa khuấy đều tay. Nấu lên cho phần cốt dừa sệt lại, bắt đầu sôi lục bục thì tắt bếp.
Thực hiện làm nước cốt dừa chấm
Bỏ sắn ra đĩa, bạn rắc thêm topping lạc rang và dừa bào sợi chấm kèm cốt dừa này là được món ngon lạ miệng. Vào những ngày mùa đông lạnh, thưởng thức miếng sắn om thốt nốt cốt dừa vô cùng ngon miệng.
Miếng sắn bở đậm vị, thơm mùi thốt nốt chấm thêm cốt dừa tươi béo ngậy, chút dừa sợi giòn sần sật cùng lạc rang rất ngon miệng.
Việt Nam có loại củ được ví như 'vàng trắng', vừa dễ tìm lại cực bổ dưỡng Củ sắn, hay còn gọi là khoai mì, là loại cây lương thực quen thuộc gắn bó với đời sống người Việt từ bao đời nay. Không chỉ là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, củ sắn còn chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá và mang lại những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Củ sắn hỗ trợ tiêu hóa...