Loại cỏ ở Việt Nam thường cắt về cho bò ăn nhưng lại chễm chệ trong siêu thị tại Nhật Bản với giá cả trăm nghìn đồng vài cọng
Mới đây một video được du học sinh ghi lại hình ảnh nhúm cỏ mọc hoang thường thấy rất nhiều ở Việt Nam, nhưng lại được bán với giá cao không tưởng trong siêu thị Nhật Bản.
Trên mạng xã hội Tiktok vừa qua một tài khoản đã chia sẻ video xem giá của một nhúm cỏ thủy sinh được bán trong siêu thị của Nhật Bản với giá khoảng 100.000 đồng, sau khi xem xong video nhiều thành viên mạng xã hội tỏ ra bất ngờ bởi chỗ cỏ được bán với giá cao này lại khá gần gũi với những người sống tại các vùng quê của nước ta, giống cỏ này thường mọc gần bờ sông, bờ suối rất nhiều và thường làm thức ăn cho gia súc, chứ cũng không có nhiều giá trị.
Nhúm cây cỏ nước được bán với giá khoảng 100.000 đồng tại Nhật Bản.
Ấy thế nhưng loại cỏ này lại được tách thành từng nhúm và bán với giá khiến nhiều người từ Việt Nam sang Nhật Bản học tập và làm việc không khỏi bất ngờ.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên những thứ “cho chẳng ai lấy” ở Việt Nam lại chễm chệ trong các siêu thị ở nước ngoài. Cũng làm cho dân tình “đứng hình” khi lõi ngô được rao bán tại siêu thị.
Thứ sau khi ăn xong hạt, hầu hết mọi người thẳng tay vứt lõi ngô đi vì nghĩ chúng giờ trở thành đồ vô dụng. Ở quê, lõi ngô còn được một số gia đình giữ lại cho bò ăn hoặc phơi khô để làm củi đun nấu.
Tuy nhiên khi lên kệ hàng, túi có 5 lõi ngô được bóc hạt đảm bảo vệ sinh được bán với giá 40.000 đồng. Loại “phế phẩm” này được người Hàn Quốc dùng để đun nước, cùng với đó lõi ngô cũng có công dụng chống vàng da, chống phù, lợi tiểu và các chứng chảy máu.
Không chỉ có lõi ngô mà những chiếc lá chuối cũng được đẩy giá cao ngút trời, ở Việt Nam phần có giá trị nhất trên cây chuối là quả, còn các phần khác thường ít giá trị, lá của cây chuối được làm vỏ bọc các loại thực phẩm, bánh…
Những thứ chẳng có giá trị ở Việt Nam nhưng lại được bán với giá cao ở thị trường nước ngoài.
Những chiếc lá chuối cũng thường dễ dàng xin được ở Việt Nam, thì tại Nhật Bản lại là cả một thương vụ tới hàng triệu đồng. Được bán online trên Amazon Nhật Bản với giá 2.280 yen/lá, tức gần 500.000 đồng/lá. Nếu mua 2 lá giá chỉ còn 1.980 yên/lá (tương đương hơn 400.000 đồng); mua 3 lá, giá chỉ khoảng 760.000 đồng và nếu cần sử dụng nhiều thì mua theo combo 5 chiếc lá chuối với giá 1.168.000 đồng.
Giá cao Sao Vàng được bán cao gấp 80 lần giá trị trên những chợ thương mại hàng đầu thế giới.
Trong danh sách những mặt hàng ở Việt Nam cho chẳng ai lấy nhưng bán ra tiền ở nước ngoài, có hẳn 5 hạt vải giá 140.000 đồng tại Nhật, gói lá tía tô sấy được bán với giá 363.000 đồng, tính ra 1 lá là 700 đồng. Không dừng lại ở đó, lọ cao Sao Vàng nổi tiếng bình dân của Việt Nam với giá chỉ hơn 2.000 đồng nhưng khi lên eBay hay Amazon giá được “thổi” lên gấp 80 lần.
Sự thật về món ăn giống bánh mì Việt Nam "gây bão" MXH của ông Trump: Dân Mỹ cũng tranh luận rôm rả
Tấm ảnh của Tổng thống Trump đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng Việt Nam, vì món ăn này trông rất giống bánh mì Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lại "gây bão" mạng xã hội chỉ bằng một tấm hình ông dùng bữa trong lúc di chuyển trên chuyên cơ Không lực Một sau sự kiện tại bang Pennsylvania.
Sau khi được đăng tải trên các mạng xã hội Twitter và Facebook, hình ảnh ông Trump chụp với một món bánh mì đã được lan truyền nhanh chóng và thu được hơn nửa triệu lượt like/reactions chỉ trong vòng chưa đầy 24h trên nền tảng Facebook. Rất nhiều người dùng Twitter cũng bàn luận sôi nổi về bức ảnh này.
"Thật tuyệt khi trở lại Philadelphia. Cảm ơn Pennsylvania, tôi mong sẽ sớm gặp lại các bạn" - ông Trump viết.
Đặc biệt, món ăn được đặt trước mặt ông Trump trong tấm hình cũng đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng Việt Nam. Không ít người đã bày tỏ sự thích thú vì cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ đang ăn bánh mì Việt Nam - món ăn đặc sản đã đưa cụm từ "bánh mì" vào từ điển Oxford.
Mặc dù vậy, những người dân Mỹ và đặc biệt là các cư dân của thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, đã xác nhận rằng đây là món ăn nổi tiếng của bang này - bánh mì kẹp bít tết phô mai, hay còn được biết đến với tên gọi là "Philly Cheesesteak".
Ra mắt vào năm 1930 bởi tiệm Pat's King of Steaks, tiệm bánh hotdog của hai anh em người Mỹ gốc Ý Pat Olivieri và Harry Olivieri, Philly Cheesesteak đã dần trở thành món ăn nhanh nổi tiếng và được nhiều người yêu thích như hiện nay.
Thoạt nhìn, món bánh này khá giống với bánh mì Việt Nam, tuy nhiên thực tế là Philly Cheesesteak khác biệt từ vỏ ngoài đến các loại nhân kẹp ở bên trong: đó là một ổ bánh mì hoagie (bánh mì mềm) được xẻ làm đôi kẹp những miếng bò bít tết mỏng với hành tây và phủ phô mai nấu chảy lên trên. Một số loại nhân biến tấu khác có thể kết hợp cùng nấm hoặc ớt chuông xanh.
Một chiếc bánh Philly Cheesesteak ngon phải dùng đúng loại bánh mì Amoroso, phô mai phải kết hợp American cheese và Cheez Whiz. Do đó, có thể nói rằng đây là một món ăn nhìn tưởng đơn giản nhưng lại chẳng hề giản đơn chút nào!
Nguồn: Oh Sweet Basil, Natasha's Kitchen
Đối với cư dân mạng Mỹ, tấm hình của ông Trump cũng đã gây ra một cuộc tranh luận không hề nhỏ về cửa hàng đã bán món ăn đặc sản này cho vị Tổng thống Mỹ.
Con trai của ông Trump, Donald Trump Jr., đã bình luận: "Có đến 2 ổ bánh cheesesteak. Phải chăng một ổ là từ tiệm Pat's, một ổ của tiệm Gino's?" Nhiều cư dân mạng khác cũng đã có chung thắc mắc này.
Trong khi đó, một số người đã bày tỏ sự thích thú khi ông Trump thưởng thức "đặc sản" của địa phương: "Tôi vui vì ông đã ăn món Philly cheesesteak. Người dân Pennsylvania yêu mến ông! Ông là tuyệt nhất!" - một tài khoản Twitter bình luận.
Chồng nhà người ta lại khiến dân tình ghen tị: tự "hô biến" xe ô tô cũ thành nhà di động đẹp như mơ, đưa vợ con đi khắp Việt Nam Mất 2 năm ròng rã để tích cóp tiền bạc và tìm hiểu cách "độ" xe thành nhà di động, ông chồng của năm này cũng thỏa ước nguyện đưa vợ con đi khắp Việt Nam. Trong nhiều thước phim điện ảnh Hollywood, người xem đã bao lần phải trầm trồ ngưỡng mộ hình ảnh các cặp đôi lái những chiếc motorhome (nhà...