Loài chim chuyên tàn sát đồng loại khi còn ‘đỏ hỏn’
Cò mỏ giày là loài chim hung tợn như quái vật tiền sử, có khả năng nuốt chửng con mồi với chiếc mỏ khổng lồ. Thậm chí, chim non có thể cạnh tranh thức ăn với em nó hoặc giết chết chúng.
Cò mỏ giày sống trong những đầm lầy ở Đông Phi, chuyên ăn cá và bò sát, lươn, rắn, thậm chí cả cá sấu con
Loài chim sát thủ này cao đến 1,5m, có chiếc mỏ dài 0,3 mét, chuyên đứng trong đầm lầy rồi lao ra nuốt chửng con mồi
Cò mỏ giày chủ yếu sống đơn độc, nhưng ghép đôi trọn đời và đẻ 3 quả trứng trong một ổ
Video đang HOT
Do sự cạnh tranh giữa các con non, chỉ có một con chim non sống sót tới tuổi trưởng thành
Đó thường là con non nở đầu tiên và lớn hơn, có thể cạnh tranh thức ăn với em nó hoặc giết chết chúng
Con non ra đời thứ hai hoặc thứ ba về cơ bản đóng vai trò dự phòng nếu chim non đầu tiên không sống sót
Dù chứng kiến cảnh các con tàn sát nhau nhưng chim mẹ không quan tâm tới con non nhỏ yếu
Loài chim này thuộc danh mục dễ tổn thương trong Sách Đỏ IUCN với 5.000 – 8.000 con còn lại trong tự nhiên
Biến đổi khí hậu khiến thế giới thưa dần tiếng chim
Muốn cứu loài chim và để hành tinh chúng ta tràn đầy tiếng chim hót, loài người cần phải chống lại sự biến đổi khí hậu.
Phần lớn các loài chim cho con non ăn côn trùng, bất kể con mồi của chim trưởng thành là gì
Nhiều loài chim biết hót làm tổ sớm hơn vào mùa xuân vì biến đổi khí hậu làm mùa đông ấm hơn. Nhưng sự thay đổi này còn mang đến một mối nguy hiểm khác đặc biệt nguy hiểm đối với chim non: tiếp xúc nhiều hơn với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dưới dạng các đợt lạnh và sóng nhiệt. Những thái cực trái ngược như vậy "giằng xé" điều kiện môi trường dẫn đến nhiều chim non yểu mạng trước khi kịp trưởng thành. Những phát hiện này đến từ một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Điểu học Cornell được công bố hôm 16.11 trên tạp chí Nature Communications.
Tác động của sự thay đổi nhiệt độ đến tỷ lệ sống của chim non
Conor Taff, nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh thái và Tiến hóa Sinh học của Đại học Cornell, cho biết: "Khi nói về sự thay đổi nhiệt độ, chúng ta thường có xu hướng đề cập nhiệt độ trung bình (trong một thời gian tương đối dài). Nhưng tất cả các sinh vật, gồm cả con người, đều tương tác với điều kiện thời tiết tức thời ngay tại lúc này chứ không phải theo mức trung bình dài hạn. Ngay cả khoảng thời gian một hoặc hai ngày khi trời rất lạnh hoặc rất nóng cũng có thể vô cùng đáng sợ cho dù nhiệt độ trung bình không thay đổi nhiều. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình và sự biến đổi nhiệt độ đột ngột là hai vấn đề khác nhau của biến đổi khí hậu".
Để hiểu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công ở các tổ chim như thế nào, các nhà nghiên cứu đã phân tích 300.000 ghi chép về tổ chim được gửi đến dự án NestWatch của Phòng thí nghiệm Cornell từ năm 1995 đến năm 2020. Họ đã xác định khoảng thời gian ba ngày lạnh nhất và ba ngày nóng nhất cho mỗi loài trong số đó. Sau đó, họ xem xét liệu những giá trị biến đổi đó có dự đoán khả năng tác động đến tỷ lệ thành công hay không. Thành công ở đây được đo bằng số lượng chim non sống sót đến khi trưởng thành.
Taff cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng 16 trong số 24 tổ trong nghiên cứu đã giảm khả năng sinh sản thành công khi một đợt rét đậm xảy ra trong giai đoạn ấp trứng hoặc làm tổ. Ngoài ra, 11 trong số 24 tổ đã giảm khả năng thành công khi xảy ra đợt nắng nóng trong mùa sinh sản. Động vật ăn côn trùng trên không nhạy cảm nhất với nhiệt độ khắc nghiệt, đặc biệt là lạnh".
Tác động nghiêm trọng đến chim non
Phần lớn các loài chim cho con non ăn côn trùng, bất kể con mồi của chim trưởng thành là gì. Những đợt rét đậm làm giảm lượng côn trùng hoạt động ngoài tự nhiên. Nếu những đợt lạnh này xảy ra khi chim non đang ở giai đoạn dễ bị tổn thương nhất, hiện tượng chết hàng loạt có thể xảy ra. Trong một đợt rét đậm, chim trưởng thành có thể di chuyển đi nơi khác để tìm "đất lành" sống tiếp nhưng chúng không thể mang tổ hay tha trứng cũng như chim non đi. Đó là bi kịch đầy rẫy trong tự nhiê:n trứng và chim non bị bỏ lại phải chịu lạnh và thiếu thức ăn mà cái kết thường là bi thảm.
Đồng tác giả trong nghiên cứu là Ryan Shipley, Tiến sĩ Đại học Cornell, cho biết: "Những con non thực sự bị ảnh hưởng nặng nề vì chúng chưa thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Chim non thường phát triển với tốc độ cấp số nhân trong một, hai tuần đầu tiên sau khi trứng nở. Do đó, nếu hoạt động của côn trùng suy giảm do một đợt rét đậm, nhiều chim non có thể sẽ không sống sót vì thiếu mồi ăn".
Taff và Shipley cũng kiểm tra dữ liệu thời tiết trong 100 năm qua để xem liệu có sự thay đổi về thời gian của các đợt lạnh và đợt nắng nóng trong mùa chim sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8 ở Mỹ và Canada hay không. Mặc dù họ không tìm thấy biểu đồ rõ ràng về thời gian của các mức nhiệt độ cực đoan, nhưng họ lưu ý rằng nhiệt độ đang trở nên ấm hơn ở mọi nơi.
Shipley lưu ý: "Ngay cả khi chim non bằng cách nào đó có thể sống sót sau một đợt lạnh hoặc đợt nắng nóng, chúng vẫn có thể chịu những hậu quả lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta chỉ mới xem xét một lát mỏng hình ảnh trong giai đoạn đầu đời của chúng và không thể đo lường sức khỏe trong một thời gian dài ở một quần thể hoang dã vốn khó quan sát".
Nghiên cứu về chim nhạn cây (tree swallow) trước đây của 2 tác giả cũng đã chỉ ra rằng nhiệt độ trong quá trình chim phát triển rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến tốc độ phát triển của chim và khối lượng cơ thể trong giai đoạn chúng còn non nớt. Điều đó cực kỳ quan trọng vì ảnh hưởng đến khả năng sống sót khi chúng cần kịp đủ lông đủ cánh để vượt qua hành trình di cư và quay trở lại sinh sản vào năm sau. Do đó, những thay đổi về mức độ và thời điểm của nhiệt độ cực đoan có thể kết hợp lại rồi gây ra hậu quả thay đổi cuộc sống cho quần thể chim.
Loài chim có thể nuốt chửng cá sấu, 'xơi' cá mập và là nỗi khiếp sợ của rắn Chim diệc xanh lớn có trong Sách đỏ IUCN, là những chuyên gia săn mồi thực thụ với khả năng săn cá mập da báo, thậm chí nuốt chửng cả cá sấu con và là nỗi khiếp sợ với các loài động vật khác. Diệc xanh là loài chim lớn sống ở các vùng nước mở và đất ngập nước ở Bắc và...