Loài cây khổng lồ nhất thế giới sắp biến mất
Cây Bao Báp, biểu tượng của Châu Phi, đang đối mặt với nguy cơ biến mất nếu không được bảo vệ nghiêm túc (Ảnh: Telegraph)
Bao báp, loài cây khổng lồ và lâu đời nhất hành tinh đang giảm đáng kể và đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ và Úc công bố trên tạp chí Science, loài cây lớn nhất và lâu đời nhất hành tinh đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn trừ khi chúng được bảo vệ tốt hơn.
“Đây là một vấn đề toàn cầu và xảy ra ở hầu hết các khu vực có cây bao báp sinh sống”, David Lindenmayer làm việc tại ĐH Quốc gia Úc, dẫn đầu nghiên cứu khẳng định.
So sánh dữ liệu lâm nghiệp của Thụy Điển từ những năm 1860, các nhà khoa học tại ĐH James Cook của Úc, và ĐH Washington của Mỹ, phát hiện thấy số lượng cây bao báp từ 100 đến 300 tuổi tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ, Mỹ La tinh, và Úc đang giảm đến mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu do cháy rừng, hạn hán, nhiệt độ cao, khai thác gỗ tràn lan và sự biến mất ngày càng nhiều của diện tích đất nông nghiệp.
Cây cổ thụ lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái. Chúng cung cấp 30% “nhà ở” cho các loài chim và động vật đồng thời thu giữ lượng khí các bon khổng lồ, tái chế chất dinh dưỡng trong đất và tác động đến dòng chảy của nước.
Để hạn chế nguy cơ, các nhà khoa học cho rằng những cây Bao báp nên được nhân rộng tại những vùng có khí hậu thích hợp đồng thời giảm tỷ lệ “tử vong” cho cây.
Theo 24h
Đói nghèo từ bất bình đẳng
Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) vừa lên tiếng cảnh báo khu vực Mỹ Latinh và Caribe về nguy cơ cuộc chiến chống đói nghèo tại đây đang có dấu hiệu chững lại khi vẫn còn 49 triệu người thiếu ăn mỗi ngày, tương đương 8% dân số khu vực.
Sự tương phản giàu nghèo ở Mexico
Trong báo cáo công bố ngày 22-11, FAO cho biết từ năm 2004, số người thiếu ăn tại các nước trong khu vực này đã giảm đáng kể, song trong những năm gần đây tiến trình này đã giảm tốc. Nếu như trong giai đoạn 2004-2006, số người không đủ ăn tại Mỹ Latinh và Caribe là 54 triệu người, từ năm 2007 đến đầu năm 2009 giảm xuống còn 50 triệu người, thì từ năm 2009 đến nay, chỉ có 1 triệu người thoát khỏi diện thiếu ăn.
FAO cũng liệt kê một số nước Mỹ Latinh và Caribe đang phải vật lộn với nạn đói, gồm Haiti với gần 45% dân số thường xuyên thiếu ăn, tiếp đến là Guatemala (30%), Paraguay (26%), Bolivia (24%) và Nicaragua (20%). Trong khi đó, Argentina, Chile, Cuba, Mexico, Uruguay và Venezuela là những nước đi đầu trong cuộc chiến chống đói nghèo và ghi nhận những thành tích đáng khích lệ.
Có một thực tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ Latinh đang có dấu hiệu chững lại. Mới năm ngoái, khu vực này còn được ca ngợi như nơi "miễn dịch" với cơn suy thoái toàn cầu. Thậm chí Colombia và Peru bắt đầu được ca ngợi như những "con hổ kinh tế" mới nhờ tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm ngoái, Peru đã đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 6,9%, trong khi nền kinh tế láng giềng Colombia cũng đạt tốc độ tăng trưởng 5,9%.
Thế nhưng tháng 8 vừa rồi, Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC) đã quyết định hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này trong năm 2012 xuống còn khoảng 3,2% - 3,3, so với mức 3,7% như dự báo. Theo ông A. Barcena, Thư ký điều hành của ECLAC, nguyên nhân của sự điều chỉnh này là do có sự suy giảm đáng kể về nhu cầu tiêu thụ tại các nước trong khu vực, cũng như kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu chững lại do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia FAO, lý do chính khiến cuộc chiến chống đói nghèo tại Mỹ Latinh giảm tốc là thực tế tăng trưởng kinh tế bền vững tại khu vực này trong một thập kỷ qua chưa thực sự tác động tích cực tới một bộ phận lớn dân cư nghèo khổ. Thu nhập của những người thuộc diện này không đủ để họ trang trải sinh hoạt hàng ngày, chứ không phải các nước Mỹ Latinh và Caribe thiếu lương thực.
Hệ quả là theo một nghiên cứu điều tra, 20% dân số giàu nhất khu vực Mỹ Latinh có mức thu nhập trung bình cao gần gấp 20 lần so với 20% dân số nghèo nhất và hiện có hơn 124 triệu người đang phải sống trong cảnh nghèo đói. Tình trạng bất bình đẳng đã tăng lên tại các nước như Colombia, Paraguay, Costa Rica, Ecuador, Bolivia, Dominica, Argentina và Guatemala, quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất khu vực.
Không phải do thiếu tiềm năng mà chính sự bất công trong các chính sách xã hội đang làm cho nạn đói nghèo ở khu vực Mỹ Latinh tiếp tục xấu đi.
Theo ANTD
Nhức nhối nạn tảo hôn Dù đã có rất nhiều nỗ lực đấu tranh của cả cộng đồng quốc tế song tảo hôn vẫn là một trong những nạn nhức nhối trên thế giới hiện nay, nhất là tại các quốc gia nghèo và chậm phát triển. Bé gái Rajani mới 5 tuổi ở Ấn Độ đã lăn ra ngủ trong đám cưới của mình nên được bế...