Loại cá ướp muối có thể gây chết người
Nhiều người Ai Cập vẫn bỏ ngoài tai các cảnh báo và tiếp tục ăn món cá muối cổ truyền, tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng.
Từ xa xưa, người Ai Cập đã sáng tạo ra một món kỳ lạ với tên Fesikh. Món này làm theo kiểu lên men với mùi hương bị đánh giá khá kinh khủng. Người Ai Cập sử dụng cá đối đầu dẹt để làm Fesikh. Ban đầu, họ để cá chưa nấu phơi nắng. Sau đó, cá được đặt trong một thùng gỗ ngâm nước muối nhiều tuần. Theo Atlas Obsucra, việc ngâm cá với nồng độ muối đủ cao sẽ giết chết các vi khuẩn có hại.
Nguyên lý là muối sẽ giúp cá sống không bị thối rữa. Sau khoảng 45 ngày, cá sẽ bị tái lại và bốc mùi hôi. Tuy nhiên, trong trường hợp người ngâm không đủ muối hoặc cá vẫn chưa khô, nguy cơ ngộ độc rất khó tránh. Các triệu chứng thường gặp là nôn mửa, tê liệt chân tay…
Năm 1991, 18 người đã chết vì ăn Fesikh. Năm 2009, hai người cũng đã chết khi ăn loại cá này. Sự cố này đã lặp lại vào năm sau. Dù vậy, trong vài năm gần đây, không có thêm ca tử vong nào khi ăn Fesikh (vẫn có người nhập viện).
Video đang HOT
Theo truyền thống, người Ai Cập ăn Fesikh vào lễ Sham el Nessim. Đây là một lễ kỷ niệm mùa xuân đã có từ thời cổ đại. Người dân Ai Cập tin việc dâng cá cho các vị thần sẽ đảm bảo mùa màng bội thu. Với họ, cá muối đại diện cho sự sinh sôi và an lạc. Lượng cá dồi dào nhất vào thời điểm sau mùa lũ sông Nile. Nhiều con cá bị kẹt lại giúp người dân dễ dàng đánh bắt hơn.
Từ sự kiện năm 1991, chính quyền Ai Cập đã nhiều lần cảnh báo người dân về việc tiêu thụ Fesikh. Tuy nhiên, vấn đề này dường như không được quá quan tâm. Theo Atlas Obscura, Fesikh đã ăn sâu vào văn hóa của người Ai Cập. Nó là một thứ tinh túy vượt thời gian và rất khó để có thể xóa bỏ. Fesikh không được bán tại các nhà hàng. Tuy nhiên, người dân vẫn thưởng thức nó như một cách để gìn giữ văn hóa xa xưa.
Mohamed Khairy, một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, nói ăn quá nhiều cá muối sẽ khiến lượng natri clorua vượt quá ngưỡng cho phép. Từ đó, người ăn có thể bị huyết áp cao, suy thận và vỡ mạch máu. Khairy gợi ý nên cho thêm chanh muối, xà lách và dưa leo khi ăn món này. Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng khuyên nên rửa cá bằng giấm pha loãng hoặc nước chanh. Khi mua Fesikh, lựa chọn nguồn uy tín cũng là việc quan trọng.
Món cá gây nguy hiểm tới người sử dụng
Thường xuyên ăn món cá muối, hai mẹ con ở Giang Tô đã mắc ung thư vòm họng.
7 năm về trước anh Zhang Lee (32 tuổi) sống ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc bỗng cảm thấy ngạt mũi, đau đầu, nghĩ mình bị cảm lạnh thông thường nên anh không mấy để tâm đến nó.
Sau đó, những triệu chứng này tiếp tục kéo dài hơn một năm mà không thuyên giảm, anh cảm thấy có điều gì đó không ổn nên đã đến bệnh viện Nhân dân đại học Ninh Ba để khám và bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng.
Không may mắn, khi phát hiện căn bệnh ung thư của anh Zhang Lee đã đến giai đoạn cuối.
Được sự động viên của bác sĩ, người thân, bạn bè, anh đã thực hiện xạ trị và hóa trị, sau 3 năm điều trị, các chỉ số đều ổn định.
Đầu năm 2016, mẹ anh đột nhiên bị giảm thính lực kèm theo cảm giác khó chịu ở tai phải, và mẹ anh cũng mắc ung thư vòm họng.
May mắn thay, mẹ anh được phát hiện ung thư sớm nên quá trình điều trị diễn ra tương đối suôn sẻ.
Tò mò nguyên nhân, anh Zhang Lee và mẹ bất ngờ khi bác sĩ nơi đây nói rằng cùng mắc cùng một loại ung thư rất có thể đến từ sở thích ăn món cá muối của họ.
Ướp muối là một phương pháp truyền thống để bảo quản thực phẩm, đặc biệt thường được sử dụng ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong quá trình được bảo quản bằng muối, thực phẩm có thể sản sinh ra các độc tố gây ung thư.
Thay vì ăn cá muối, các bác sĩ khuyên nên lựa chọn cá hoặc hải sản tươi sống như tôm, trai hoặc mực thay thế.
Ung thư vòm họng là một bệnh ác tính, hiện được đánh giá là bệnh ung thư mới phổ biến thứ 23 trên thế giới.
Các nhà khoa học thống kê rằng: Những người sống ở các vùng Châu Á như trên và vùng Bắc Phi, khu vực Bắc Cực là nơi phổ biến của ung thư vòm. Người dân nơi đây thường có chế độ ăn rất nhiều cá và thịt được ướp bằng muối mặn.
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, dưa cà khú có hàm lượng nitrosamin cao.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thói quen ăn cá muối mặn ngay từ nhỏ sẽ làm tăng rủi ro mắc ung thư vòm về sau.
Chất nitrosamine trong cá muối là chất gây ung thư cho con người và chính thực phẩm này cũng được đánh giá là chất gây ung thư nhóm 1 do cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) công nhận.
Nitrosamin có thể được tạo thành từ muối nitrit và nitrat (còn gọi là diêm tiêu, nằm trong nhóm chất phụ gia bảo quản thực phẩm). Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày.
Cua mặt quỷ độc như thế nào mà ăn 2 cái càng cua đã nguy kịch? Người không may ăn phải cua mặt quỷ có thể tê liệt, suy hô hấp, hôn mê và tử vong nhanh chóng dù chỉ ăn với liều lượng cực thấp. Loài cua mặt quỷ cực độc có thể khiến người tử vong nếu ăn thịt cua cho dù với lượng rất nhỏ - ẢNH: ĐÌNH TUYỂN Điều này lý giải vì sao nam...