Loài cá lớn nhất hành tinh có thể nhìn rõ trong bóng tối
Theo một nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học Nhật Bản, cá nhám voi ( cá mập voi) – loài cá lớn nhất hành tinh, có thể nhìn thấy rõ dù ở môi trường biển sâu tăm tối do một đột biến ở võng mạc của chúng.
Ảnh minh họa: Simon J Pierce/PA
Đột biến này cũng là nguyên nhân dẫn đến quáng gà, hay còn gọi là chứng mù đêm, ở con người. Đây là một loại suy giảm thị lực nhiều người gặp phải vào ban đêm hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng.
Nghiên cứu cho biết đột biến gene trong mắt cá mập voi kích hoạt các sắc tố thị giác cảm nhận ánh sáng xanh – màu duy nhất chiếu xuống biển sâu, dựa trên sự thay đổi nhiệt độ. Cá mập voi thường bơi gần mặt biển để ăn sinh vật phù du, nhưng chúng cũng lặn xuống vùng nước sâu ở độ sâu gần 2.000 m và phần lớn các đặc tính sinh học của chúng vẫn là bí ẩn đối với con người.
Video đang HOT
Để hiểu rõ hơn về cách các sinh vật có thể nhìn thấy ở cả vùng nước sáng trên bề mặt lẫn môi trường tối của biển sâu, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích rhodopsin – một loại protein trong võng mạc của mắt cho phép nhìn trong môi trường thiếu sáng. Họ phát hiện ra rằng protein rhodopsin – thường nhạy với ánh sáng xanh lục, đã đột biến ở cá mập voi để trở nên nhạy hơn với ánh sáng xanh lam. Sự thay đổi trong thành phần amino acid này giúp cá mập voi quan sát tốt hơn trong môi trường thiếu ánh sáng ở đáy biển, song thay đổi tương tự ở người lại dẫn đến chứng quáng gà.
Giáo sư tại Viện Di truyền Quốc gia Shigehiro Kuraku – nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết tuy rhodopsin ở cá mập voi bị phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt, nhưng vẫn hoạt động hiệu quả trong vùng nước lạnh của biển sâu. Các sắc tố cảm nhận ánh sáng xanh của cá mập voi thích ứng theo nhiệt độ.
Nghiên cứu do các nhà khoa học của Viện Di truyền Quốc gia, Đại học Osaka Metropolitan, Quỹ Okinawa Churashima và Trung tâm nghiên cứu Động lực Hệ sinh học RIKEN thực hiện, được công bố trên tạp chí của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Nghiên cứu về độc lực của biến thể phụ BQ1.1 của dòng biến thể Omicron
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy độc lực của biến thể phụ BQ.1.1 của dòng biến thể Omicron chỉ tương đương hoặc thậm chí yếu hơn so với các biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2, trong đó có BA.5.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Nghiên cứu này do nhóm nghiên cứu G2P-Japan do Giáo sư Kei Sato, Viện Y học của Đại học Tokyo, lãnh đạo thực hiện. Nhóm nghiên cứu cho biết khi các tế bào bị nhiễm BQ.1.1, khả năng biến thể này phá hủy các tế bào xung quanh của chúng cao hơn 2,4 lần so với biến thể BA.5 - một biến thể đang chiếm ưu thế ở Nhật Bản kể từ mùa hè này. Tuy nhiên, khả năng gây bệnh của BQ.1.1 chỉ tương đương hoặc thậm chí yếu hơn BA.5.
Theo nhóm nghiên cứu, so sánh giữa các chú chuột hamster bị nhiễm BQ.1.1 và BA.5, họ phát hiện không có sự khác biệt đáng kể về sự thay đổi cân nặng, vốn thể hiện tình hình sức khỏe, và các chỉ số thể hiện chức năng hô hấp.
Giáo sư Sato cho biết mặc dù các kết quả thử nghiệm trên động vật có thể không áp dụng trực tiếp được cho con người nhưng tin tốt là khả năng gây bệnh của BQ.1.1 cũng không tăng. Tuy nhiên, do biến thể phụ này có thể lây lan một cách dễ dàng nên vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm.
Trong diễn biến liên quan khác, dịch COVID-19 vẫn đang lan rộng ở Nhật Bản. Trong tuần từ ngày 6 - 12/12, Nhật Bản ghi nhận thêm 847.371 ca mắc, tăng 105.573 ca so với một tuần trước đó, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này tới 10h ngày 12/12 lên tới 26.092.832 người.
Tính theo địa phương, trong tuần qua, Tokyo có số ca mắc COVID-19 đông nhất, với 90.216 ca. Tiếp đó là tỉnh Kanagawa với 54.166 ca, Aichi 52.622 ca, Saitama 47.741 ca, Osaka 46.032 ca và Hokkaido 41.027 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Nhật Bản cũng tăng 1.372 ca so với tuần trước đó lên 51.868 người.
Phát hiện mới về loài cá mập khổng lồ nhất thế giới Với kích thước dài khoảng 12m và nặng hơn 18 tấn bằng với một chiếc xe buýt 2 tầng, từ trước đến nay, người ta đều cho rằng cá mập lớn nhất thế giới là một kẻ săn mồi hung dữ. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng cá mập voi (Rhincodon typus) không phải là loài ăn thịt, và...