Loại cá đặc hữu ở Tiền Giang: Trên mình mang cả trăm “ngôi sao”, đi biển gặp được là hên vô cùng
Vì sao loài cá này lại quý hiếm như vậy?
Loài cá có hình dáng đặc biệt
Cá ó sao hay còn gọi là cá hắc cấy, từng là loài cá không mấy người quan tâm, hiện nay đã trở thành sản vật quý hiếm tại Việt Nam. Đây là một loài cá đặc hữu của vùng Tiền Giang. Loài cá này không chỉ là đặc sản mà còn là biểu tượng cho văn hóa ẩm thực địa phương.
Cá ó sao hay còn gọi là cá hắc cấy, từng là loài cá không mấy người quan tâm. (Ảnh: Nature)
Cá ó sao có tên khoa học là Aetobatus narinari, còn gọi là cá ó đốm, là một loài cá sụn thuộc họ Myliobatidae. Nó có thể được tìm thấy trên toàn cầu ở các vùng nhiệt đới, trong đó có Vịnh Mexico, Hawaii, ngoài khơi bờ biển Tây Phi, Ấn Độ Dương, Châu Đại Dương, và trên cả hai bờ của Mỹ ở độ sâu khoảng 80 mét. Cá ó sao thường được thấy đi một mình, nhưng đôi khi bơi theo nhóm.
Đặc điểm nhận biết của loài cá này bao gồm hình dáng giống như đĩa rộng, với chiều rộng gấp đôi chiều dài và một cái mõm dài hình nón tại đỉnh. Nhìn tổng thể, khi cá ó sao bơi dưới biển trông chúng giống như cánh diều giấy đang bay trên bầu trời.
Cá ó sao thường được thấy đi một mình, nhưng đôi khi bơi theo nhóm. (Ảnh: Nature)
Trên mình nó sẽ có những đốm trắng như sao. Ngoài ra, cá có mắt tròn lồi và vây lưng nhỏ. Đường kính mắt bằng chiều dài lỗ phun nước; lỗ mũi ngang, miệng to và ngang; đáy miệng có 2 hàng mấu thịt, vây bụng hẹp, vây lưng một cái nhỏ gần như hình chữ nhật; đuôi rất nhỏ, chiều dài gấp 1.5 lần chiều dài đĩa thân, gai đuôi 1 cái.
Cá ó sao thuộc họ nhà cá đuối, nhưng quý và thịt ngon hơn cá đuối thường. Thịt cá ó sao đặc biệt thơm ngon và dẻo khi ở kích thước từ 1 đến 2kg, khác hẳn với những con cá lớn hơn 3kg thường có thịt xơ và không mềm như vậy. Cá có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chiên giòn, nấu lẩu, xào với tỏi ớt, hoặc nướng. Một trong những món được ưa chuộng là cá ó sao hấp bánh tráng, giữ được hương vị tự nhiên mà không bị nhiễm mùi từ gia vị.
Video đang HOT
Sự quý hiếm của cá ó sao
Ngoài giá trị ẩm thực, cá ó sao còn được biết đến là nguồn protein quan trọng, có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch. Đối với trẻ nhỏ, cá cung cấp DHA hỗ trợ phát triển não bộ và thị lực; đồng thời, đối với người già, nó giúp phòng ngừa chứng mất trí nhớ và bệnh đột quỵ.
Thịt cá ó sao là nguồn protein quan trọng, có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch. (Ảnh: Nature)
Theo Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online, cá ó sao giờ trở thành “của hiếm”. Dân đánh bắt cá biển nếu gặp được loài cá này được đánh giá là hên vô cùng.
Còn theo Tạp chí Một thế giới, cá ó sao trước đây thường sinh sống ở các vùng biển sâu từ Vũng Tàu vào đến Cà Mau. Trước đây ngư dân đi biển bắt được cá ó sao, khi đem vào bờ họ thường để trong nhà làm món ăn chiêu đãi bạn bè, không bán, nếu có nhiều thì xẻ thịt phơi khô để dành. Nhưng từ năm 2010 trở lại đây, không rõ vì lý do gì mà cá ó sao dần vắng bóng và trở thành đặc sản quý hiếm. Trong các chuyến đi đánh bắt cá biển, tàu nào bắt được 1-2 con cá ó sao là chuyện hiếm.
Khô cá ó sao là một món đặc sản của Tiền Giang. (Ảnh: NTT’S LOUISIANA SEAFOOD)
Giá trị dinh dưỡng và độ hiếm có của cá ó sao đã biến nó thành một phần không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng cao cấp, đồng thời trở thành mục tiêu săn lùng của những người yêu thích hải sản và muốn trải nghiệm hương vị đặc biệt này. Giá thành của cá ó sao không hề rẻ, dao động từ 1 triệu đến 1,3 triệu đồng mỗi kilogram cá tươi và có thể lên đến 4 triệu đồng mỗi kilogram đối với cá khô.
'Lãnh địa' loài rắn độc ở Trung Quốc chứa 20.000 con: Nếu thả 2 con lửng mật vào thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Lửng mật là thiên địch của rắn độc. Nếu được thả vào "ổ rắn" hàng chục nghìn con, lửng mật sẽ làm gì?
Xà Đảo Đại Liên - "Lãnh địa" của loài rắn lục ở Trung Quốc
Vì có rất nhiều rắn sinh sống tại hòn đảo Tiểu Long Sơn nên "vương quốc" chỉ có loài bò sát này độc chiếm còn có tên là Xà Đảo (Đảo Rắn).
Hòn đảo này có hơn 200 loài thực vật sinh sống, nhưng chỉ có duy nhất một loài động vật tồn tại đó là rắn. Các nhà khoa học ước tính có đến 20.000 con rắn lục sinh sống ở mọi ngóc ngách trên đảo, từ rừng, hang động đến rặng núi và thung lũng.
Xà Đảo Đại Liên thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tiểu Long Sơn nằm ở biển Bột Hải ở phía tây bắc quận Lữ Thuận Khẩu, thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc).
Xà Đảo dài khoảng 1.500 mét, rộng 800 mét và có tổng diện tích khoảng 1,2 km vuông. Đỉnh chính cao 216,9 mét so với mực nước biển và được bao quanh bởi các vách đá, ngoại trừ bãi biển đầy sỏi ở góc đông nam.
Xà Đảo nhìn từ trên cao. Ảnh: Baidu
Hàng chục triệu năm trước, nơi đây không phải là đảo mà là những đỉnh núi nhỏ nối liền với đất liền. Trải qua hoạt động kiến tạo mảng, sự kết nối giữa Đảo Rắn và đất liền bị đứt gãy trong quá trình chuyển động của vỏ Trái đất rồi cuối cùng bị tách ra trên biển cách đất liền 7 hải lý.
Ngày này, trên Xà Đảo vẫn tồn tại một điều kỳ diệu của thế giới tự nhiên: Rắn lục trên đảo là loài rắn duy nhất trên thế giới "ngủ đông"... vào mùa hè.
Lý do là vì, rắn lục là loài ăn thịt nhưng trên đảo không hề có bóng dáng của loài động vật nào. May thay, nhờ có 200 loài thực vật phát triển nên nơi đây là thiên đường của các loài chim di cư vào cuối thu - đầu đông.
Bởi vậy, trong suốt mùa hè khan hiếm thức ăn, rắn lục trên Xà Đảo phải thích nghi với việc nhịn ăn, giảm hoạt động (giống như quá trình ngủ đông của các loài rắn khác) để tiết kiệm năng lượng, chờ đến mùa đông thỏa sức săn và ăn chim di cư - nguồn thức ăn duy nhất của chúng.
Điều này cho thấy đặc điểm cực kỳ ngoan cường của loài rắn này. Ở một nơi chỉ rộng hơn 1 km vuông mà có đến 20.000 con rắn sinh sống cũng đủ thấy tính cạnh tranh khốc liệt về nguồn thức ăn cũng như khả năng "gan lì" chịu được cái rét của mùa đông để kiếm ăn của rắn lục Xà Đảo.
Một con rắn lục đang leo lên cành cây để bắt chim. Ảnh: CGTN
Vì không có loài động vật nào sống trên Xà Đảo nên rắn lục nơi đây độc chiếm hòn đảo này và do đó không có thiên địch. Không có bất cứ loài động vật nào khác có thể làm hại chúng - tất nhiên trừ việc cạnh tranh thức ăn của những con rắn đồng loại.
Nếu vậy, Sohu (của Trung Quốc) đưa ra tình huống giả định: Thả 2 con lửng mật lên hòn đảo này thì 2 kẻ "thiên địch của loài rắn độc" này có "ngốn" hết 20.000 con rắn có độc mạnh này không?
Trước hết, cần giải đáp câu hỏi "Lửng mật có sợ nọc rắn không?"
2,7 triệu người bị rắn độc cắn mỗi năm trên toàn cầu. Trong số đó, có tới 400.000 người bị tàn tật vĩnh viễn và có từ 81.000 đến 138.000 người tử vong, thông tin được trích dẫn trong một nghiên cứu khoa học đăng trên Tạp chí Nature năm 2023.
Các chất độc trong nọc độc của rắn có thể làm tê liệt cơ, phá vỡ mô và thậm chí khiến nạn nhân chảy máu không kiểm soát được. Nọc độc của loài rắn lục Xà Đào thuộc độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn.
Tuy nhiên, nọc rắn khủng khiếp không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Chẳng hạn, loài lửng mật - được mệnh danh là "đại ca đầu bẹt" - có khả năng kháng nọc độc rắn một cách tự nhiên.
Lửng mật là loài động vật ăn tạp.
Đi sâu vào tìm hiểu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng: Một số đột biến trong gen của lửng mật đã làm thay đổi các thụ thể để chất độc alpha-neurotoxin của nọc rắn hổ mang không thể làm tê liệt lửng mật. Mặc dù điều này chỉ chứng minh khả năng kháng độc tố thần kinh của lửng mật và không chứng minh khả năng kháng các loại chất độc khác của rắn độc, nhưng nó cũng cho thấy lửng mật thực sự đã tiến hóa đặc biệt để đối phó với rắn độc.
Thậm chí, trong thực đơn của loài vật được Sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận là "động vật táo bạo nhất" này còn có loài rắn độc (trong đó có rắn hổ mang, Mamba đen...). 25% nguồn thức ăn của lửng mật đến từ loài bò sát này.
Cá vàng lớn nhất thế giới 20 năm tuổi suýt kéo cần thủ xuống nước Một người Anh đã bắt được một con cá được mệnh danh là 'cá vàng lớn nhất thế giới', nặng khoảng 28kg. Cần thủ Anh Lee Parker đã bắt được chú cá thuộc một trong những loài cá cảnh nổi tiếng nhất tại Hồ Bluewater ở Pháp. Để có được chiến lợi phẩm, ông Lee Parker suýt bị con cá vàng khổng lồ...