Loài cá có kích thước bé tí nay trở thành đặc sản nổi danh xứ Huế
Liệu bạn có biết đến cá rò, nguyên liệu chính làm nên đặc sản mắm cá rò nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu nhé!
Vào tháng 4 hàng năm, khi đến vùng biển xứ Huế bạn sẽ nhìn thấy hàng chục người dân mang theo lưới để bắt cá rò. Loài cá này vô cùng mang đến nguồn thu nhập không hề nhỏ cho ngư dân nơi đây.
1Cá rò là cá gì?
Loài cá được nhắc đến ở đây là cá kình giống thường xuất hiện vào tháng 4, còn được gọi là cá dìa chấm vàng hoặc cá rò như người dân vùng biển Thừa Thiên Huế thường gọi. Đây là loài cá nhỏ sống ở nước mặn, có phần đầu nhỏ, thân hình giống con thoi.
Chúng có dải vay dài chạy dọc hết phần lưng, cứng và có độc. Cơ thể có màu vàng sáng, phần bụng màu trắng bạc, có nhiều chấm vàng đậm trên lưng. Đây là nguyên liệu chính của mắm cá rò, đặc sản nổi tiếng của địa phương này.
2Cà rò giá bao nhiêu?
Video đang HOT
Mùa cá rò chỉ kéo dài khoảng 1 tháng, ngư dân có thể kiếm được khoảng 1 triệu/ ngày từ loài cá này. Cá rò còn được người dân vùng biển Thừa Thiên Huế gọi là “lộc trời” vì giá trị kinh tế mà chúng mang lại.
Theo người dân nơi đây, cá rò sống bán rất được giá, với 4 rổ cá rò (loại rổ nhựa có đường kính 20cm) bán cho các hộ nuôi cá kình sẽ thu lại được khoảng hơn 2 triệu đồng. Người dân không bán cá theo kg mà bán theo rổ, mỗi rổ được bán với giá từ 400.000 – 600.000 đồng.
3Các món ngon từ cá rò
Cá rò có phần thịt ngọt, chắc và vô cùng dễ chế biến nên loại cá này rất được yêu thích, đưa vào làm thực phẩm hằng ngày.
Mắm cá rò
Món đặc sản của vùng biển xứ Huế sẽ được chế biến một cách dễ dàng với các nguyên liệu như cá rò, ớt, tỏi, đường, muối.
Rửa sạch cá rò, để ráo nước và trộn đều với muối. Sau đó ủ cá rò trong 30 ngày. Trộn cá rò đã ủ với tỏi ớt xay, đường và cho vào hũ ăn dần. Khi thưởng thức mắm cá rò sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của thịt cá chắc cùng vị mặn đặc trưng của vùng biển, cùng các nguyên liệu khác.
Với các nguyên liệu như cá rò, lá lốt, cà chua, ta sẽ có được món cá rò nấu ngót ngon miệng. Bạn rửa sạch cá, ướp cùng với hạt nêm. Đun cà chua với nước và nêm nếm vừa ăn. Khi nước sôi cho cá vào nấu, khi chín cho thêm lá lốt vào.
Cá rò nấu ngót khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt từ thịt cá, phần nước dùng chua chua ngọt ngọt. Rất thích hợp khi ăn cùng mắm ớt và rau sống.
Trên đây là bài viết về cá rò – loài cá làm nên đặc sản nổi danh xứ Huế. Mong rằng qua đây, bạn đã tìm hiểu thêm được thật nhiều thông tin về loài cá này cũng như các món ăn ngon từ cá rò.
Cơm hến Huế
Khi nói đến cơm hến người ta nhớ ngay" cơm hến Huế" bởi cơm hến Huế đã trở thành đặc sản, là thương hiệu của người Huế.
Với bàn tay khéo léo, thừa kế có chọn lọc gần 200 năm nay, những người phụ nữ Huế đã đưa món ăn dân giã" cơm hến" lên đỉnh cao của nghệ thuật chế biến về ẩm thực. Du khách thập phương đến du lịch Huế chắc ai cũng trãi nghiệm ít nhất một lần về" cơm hến". Khi về luôn nuối tiếc hẹn lần sau quay lại Huế để thưởng thức món ăn này.
Quê tôi bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng. Với bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ- tuổi học trò. Những lần đi bắt tôm, bắt hến ngoài sông. Sông Ngàn Phố không nhiều hến như ở vùng chợ Thượng, Đức Phong huyện Đức Thọ. Tuy vậy đi tắm bọn trẻ cầm theo cái rổ xúc ven sông cũng đủ nấu nồi canh hến.
Thường các chị vùng Đức thọ đem hến lên xã tôi họ nấu hến trực tiếp ở đây và gánh đi bán quanh xã. Với đôi gánh- gánh 2 thùng nước kẽo kẹt, trên một rổ hến, cùng tiếng rao" hến đây- hến đây- ai mua hến đây" nghe tiếng rao mẹ tôi đưa tôi vài hào cùng nồi ra mua hến và nước hến. Canh hến ngon lắm và bao giờ cũng đập củ gừng cho vào nồi canh cho thơm và khỏi đau bụng vì canh hến rất mát và bổ dưỡng
Hến ưa sạch, khúc sông nào cát nhiều, hến ở nhiều, chứ không ở môi trường bẩn như ốc. Hến tập trung chủ yếu vùng ngã ba bến Tam Sa xuống đến xã Đức Phong, huyện Đức Thọ. Vùng này dân ven sông nhà nào cũng có thuyền cào hến. Dụng cụ cào hến như cái nhủi quê tôi dùng nhủi cá, nhủi dam. Nhưng cào hến làm ngược lại, họ buộc dây nhủi vào bụng, người nhủi đi lùi. Vừa lùi 2 tay cầm cán nhủi lắc cho cát sạn trôi ra, hến ở lại trong nhủi. Đối với vùng nước sâu họ dùng thuyền, ngồi trên thuyền động tác tương tự như nhủi bộ trên sông. Sau khi thuyền đầy hến họ chở ngược dòng sông đi nấu bán cho các xã ven sông. Hến ở Huế chủ yếu dân cồn hến cào dọc các con sông. Nếu lượng tiêu thụ nhiều, hụt hàng, hến được bạn hàng từ Quảng Trị chở vào chi viện. Hến Huế và hến Quảng Trị rất ngon.
Kỹ thuật nấu hến: mua hến về bỏ vào chậu chà sạch rong rêu bám bên ngoài, làm vậy khoảng 3 lần bao giờ nước trong là được. Sau đó thả hến vào chậu nước sạch một buổi cho hến nhả hết bẩn trong miệng. Bỏ hến vào nồi nước lạnh đun sôi nước bao giờ hến hả miệng ra, đun tiếp 5 phút nữa là được. Chú ý không bỏ hến vào nồi nước nóng, vì nóng hến ngậm miệng luôn nên không biết lúc nào hến đã chín.
Kỷ thuật làm cơm hến- bún hến gồm: tóp mỡ, đậu phộng rang vàng màu cánh dán, rau mùi, bắp chuối hột thái mỏng, bẹ bèn mùng ngọt, rau giá. Lưu ý thái thêm ít bèn mùng ngứa, khi ăn có cảm nhận chút ít ngứa mới ngon. Nước ruốc Huế( ruốc xay nhuyễn) đã pha lõng, bột ngọt, ớt bột và phi hành mỡ cùng ít ớt làm màu. Cơm hến: cơm nấu chín phải rời ra từng hạt rồi cho khoảng nữa chén cơm vào tô. Sau đó cho rau các loại, nước mỡ đã phi, ruốc, đậu phộng, tóp mỡ vào chén cơm, tiếp tục múc nước hến đang sôi cho vào chén cơm. Để có bữa cơm hến ngon trước ăn đảo đều cơm cùng gia vị cho đều. Ai ưa mặn, ngọt, chua cay....bên cạnh chủ quán đã chuẩn bị sẵn thực khách tự nhiên gia giảm.
Bún hến: các động tác pha chế tương tự như cơm hến. Chỉ khác bún hến không cho nước hến vào tô bún, mà nước hến chủ quán để sẵn một tô cho khách vừa ăn bún hến vừa thưởng thức nước hến hoặc sau khi ăn. Lưu ý trước khi ăn bún hến phải đảo để gia vị thấm đều vào bún ăn mới ngon. " Cơm hến Huế" với kỹ thuật pha chế hợp lý đã tạo nên món ăn ngon- ngon kỳ lạ: ngọt thanh nhẹ của nước hến, mùi thơm quyến rũ của hành mỡ, cùng độ chua, cay, ngọt của gia vị và các loại rau mùi............tạo nên một sức hút đến mê mẫn, một cảm giác ngon khó diễn tả thành lời cho thực khách.
Điều gì khiến bún nghệ Huế hấp dẫn du khách? Bún nghệ Huế rất được yêu thích và tại nhiều thành phố từ trong Nam ra ngoài Bắc cũng đều có món này. Tuy nhiên, để thưởng thức được món bún này ngon nhất vẫn là ăn tại Huế. Bún nghệ là tên gọi tắt của bún lòng xào nghệ và nhiều khi còn được gọi vui bằng cái tên thân thương "bún...