Loài bọ có khả năng nâng vật nặng gấp 1.000 lần trọng lượng cơ thể
Dù có kích thước chỉ khoảng 1 milimet, bọ cánh cứng vẫn được công nhận là sinh vật khỏe nhất trên Trái đất, với khả năng nâng vật nặng gấp 1.000 lần trọng lượng cơ thể của mình.
Bọ cánh cứng có khả năng nâng vật với trọng lượng lớn hơn 1.000 lần trọng lượng cơ thể của chúng. (Nguồn: Oddity Central)
Đối với con người, việc có thể nâng vật nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể đã là một thành tích đầy ấn tượng. Nhưng điều này vẫn chẳng là gì nếu so với sức mạnh của những sinh vật nhỏ hơn ta hàng trăm lần.
Ví dụ, kiến vàng châu Á có thể nâng vật nặng gấp 100 lần trọng lượng cơ thể của chúng. Trong khi đó, bọ hung có thể nâng vật nặng gấp 400 lần trọng lượng cơ thể. Quy đổi ra trọng lượng tương đương, một con người phải nâng được hàng chục tấn mới có thể sánh với với các kỳ tích này.
Nhưng ngay cả những loài côn trùng kể trên vẫn chưa thể tới đến gần kỷ lục của sinh vật mạnh nhất trên địa cầu – loài bọ cánh cứng nhỏ bé. Nhờ có bộ vỏ ngoài vô cùng chắc khỏe, chúng có thể nâng vật nặng gấp 1.180 lần trọng lượng cơ thể của mình.
Video đang HOT
Bọ cánh cứng có kích thước chỉ bằng một hạt cát, tức từ khoảng 0,2 mm đến 1,4 mm. Nhưng khi xét về tỷ lệ sức mạnh so với kích thước và trọng lượng, cho đến nay, nó vẫn là loài động vật nắm chắc ngôi vương. Để thấy rõ hơn sức mạnh của nó, ta có thể hình dung một con người với khả năng nâng vật có trọng lượng lên tới 82 tấn.
Một trong những lý do chính khiến bọ cánh cứng và nhiều loài côn trùng có xu hướng khỏe hơn nhiều so với các loài động vật khác là bởi bộ vỏ ngoài của chúng. Bộ vỏ này nhẹ hơn và khỏe hơn đáng kể so với cấu trúc xương của các động vật khác, cho phép chúng dồn nhiều năng lượng hơn để phát triển sức mạnh cơ bắp.
Nhưng cũng có những yếu tố khác khiến bọ cánh cứng trở nên khỏe như vậy, ví dụ như tỷ lệ giữa diện tích bề mặt nó tiếp xúc với thể tích và khối lượng của bản thân. Một con bọ cánh cứng chỉ nặng 100 microgam.
Nhưng nếu các con bọ cánh cứng này có kích thước lớn ngang con người, chúng sẽ cực kỳ yếu, do các yếu tố thể hình cơ bản. Các sinh vật lớn hơn thường có cơ bắp lớn hơn. Nhưng phần lớn sức mạnh được dùng để hỗ trợ và chịu đựng trọng lượng cơ thể của chính chúng.
Ngược lại, những con côn trùng nhỏ bé có thể tiết kiệm nhiều sức mạnh cơ bắp hơn và sử dụng tập trung hơn cho các mục đích nhất địch, vì khối lượng cơ thể của chúng rất nhỏ.
Bọ cánh cứng sống trong đất rừng và đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy vật chất hữu cơ, tương tự như giun đất. Chúng còn góp phần phát tán hạt giống, cải thiện kết cấu đất và giảm mầm bệnh từ côn trùng cũng như ký sinh trùng gây hại cho người và gia súc.
Côn trùng khổng lồ kỷ Jura được tìm thấy ở siêu thị Walmart
Loài bọ cánh cứng khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng ở miền đông Hoa Kỳ nhưng được phát hiện vẫn còn sống sót.
Được biết loài côn trùng khổng lồ này đã biến mất trong ít nhất nửa thế kỷ, nhưng mới đây người ta lại phát hiện nó bên ngoài siêu thị Walmart ở Arkansas.
Việc xác định loài bọ cánh cứng khổng lồ - Polystoechotes punctata vẫn tồn tại đã khiến các nhà khoa học vô cùng thích thú, làm dấy lên suy đoán rằng chúng có thể đã làm tổ và ẩn náu ở những vùng xa xôi của dãy núi Ozark.
Polystoechotes punctatus, loài bọ cánh cứng khổng lồ từ thời đại khủng long nhưng đã biến mất khỏi Bắc Mỹ.
Michael Skvarla, giám đốc phòng thí nghiệm nhận dạng côn trùng của Penn State chia sẻ, anh là người đã khám phá ra loài bọ khổng lồ này từ năm 2012, khi vẫn còn là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Arkansas.
'Tôi nhớ rất rõ khi tôi đang đi vào Walmart để lấy sữa thì phát hiện ra con côn trùng khổng lồ này.' - Michael Skvarla nói.
Cũng trong một bài báo khác trong Kỷ yếu của Hiệp hội côn trùng học Washington, Skvarla cho biết thêm rằng mẫu vật của loại côn trùng đã bị dãn nhãn không chính xác thành 'kiến sư tử', một loài côn trùng có đặc điểm tương tự.
Polystoechotes punctata từng tồn tại rất nhiều ở Bắc Mỹ nhưng được cho là đã bị xóa sổ khỏi các khu vực phía đông vào những năm 1950. Polystoechotes punctata có hình dạng lai giữa ruồi và bướm đêm, với đôi cánh lốm đốm như cái lều trên cơ thể.
Nguyên nhân loài côn trùng này biến mất từ lâu vẫn còn là một bí ẩn. Những lời giải thích được đưa ra bao gồm ô nhiễm ánh sáng thông qua quá trình đô thị hóa và sự ra đời của các loài như bọ đất làm mồi cho bọ cánh cứng hoặc giun đất, những loài có thể thay đổi độ đặc của đất.
Việc ngăn chặn các vụ cháy rừng ở khu vực phía đông cũng có thể đóng một vai trò nào đó, vì loài bọ cánh cứng khổng lồ này phụ thuộc vào sự thay đổi của hệ sinh thái sau vụ cháy.
Quét kính hiển vi, chuyên gia phát hiện điều này Loài bọ ký sinh trùng này dù dài chưa tới một milimet nhưng có thể hoạt động cả đêm ở trên mặt người. Loài bọ này có tên là Demodex, với kích thước rất nhỏ để có thể phát hiện bằng mắt thường. Ban ngày, những con bọ Demodex thường trốn kỹ và ban đêm chúng mới trườn ra bề mặt da người...