Loại bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn
Ung thư tuyến giáp thể nhú có tiên lượng tốt nhất trong các loại ung thư. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.
Sinh con sau điều trị ung thư
Chị N.L.L. (sinh năm 1986, trú tại Hà Đông, Hà Nội) mắc ung thư tuyến giáp từ 5 năm trước. Trong một lần chị L. khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ siêu âm tuyến giáp phát hiện u giáp khoảng 1cm mức độ TIRADS 5 và phải chọc tế bào. Kết quả cho thấy chị L. bị ung thư tuyến giáp thể nhú.
Chị L. đã phẫu thuật, không phải điều trị i-ốt phóng xạ. Hai năm sau, chị L. sinh thêm một bé trai kháu khỉnh. Hiện tại, chị L. chỉ cần đi khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quốc Duy – Phó Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ, Bệnh viện K (Hà Nội), thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị ung thư tuyến giáp có xu hướng tăng lên. Hiện tại, theo GLOBOCAN 2020, ung thư tuyến giáp là một trong 10 bệnh ung thư phổ biến với gần 600.000 ca mắc mới nhưng đây là loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi rất cao.
Nữ bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K (Hà Nội). Ảnh: BVCC.
Hiện nay, đa phần bệnh nhân ung thư tuyến giáp đến khám và điều trị tại Bệnh viện K không có triệu chứng đặc hiệu mà phát hiện qua khám định kỳ. Khi bệnh ở giai đoạn muộn có thể xuất hiện một số triệu chứng:
Video đang HOT
- Khàn tiếng do khối ung thư xâm lấn vào dây thần kinh thanh quản.
- Xuất hiện khối u ở cổ, có thể di động theo nhịp nuốt hoặc ít di động.
- Khó nuốt, nuốt vướng do u chèn ép.
Bệnh ung thư tiên lượng tốt nhất
Ung thư tuyến giáp chia thành ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (bao gồm thể nhú và thể nang), thể tủy và thể không biệt hóa. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể nhú hay gặp nhất, chiếm tới 80-85%.
Có 3 phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú là phẫu thuật, uống i-ốt phóng xạ và điều trị nội khoa (liệu pháp ức thế TSH). Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định đến kết quả điều trị. Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt, có thể có chỉ định điều trị i-ốt 131, bổ sung hormone tuyến giáp.
Theo Tiến sĩ Duy, đa số bệnh nhân đều rất hoang mang, lo lắng khi nhận được tin mình mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, đây là loại ung thư tiến triển rất chậm, khả năng chữa khỏi cao. Đa số bệnh nhân đã trở lại công việc hằng ngày sau khi kết thúc liệu trình điều trị.
Theo nghiên cứu được tiến hành trên gần 5.900 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú, chỉ có 68 người di căn phổi, xương; 90% số bệnh nhân sống thêm 20 năm trở lên.
Xét nghiệm nửa giọt máu, phát hiện tất cả các loại ung thư?
Một nhóm khoa học gia Mỹ đã phát triển một loại xét nghiệm "pan-cancer", hứa hẹn xác định tất cả các loại ung thư nhờ nắm bắt dấu ấn sinh học đặc biệt trong máu của bệnh nhân.
Xét nghiệm ung thư đột phá được phát triển dưới sự phối hợp của hệ thống chăm sóc sức khỏe Mass General Brigham, Đại học Havard và Viện Ung thư Dana-Faber (Mỹ), với các thành công ban đầu vừa được công bố trên tạp chí y học Cancer Discovery.
Chỉ với nửa giọt máu, xét nghiệm đột phá này sẽ tìm kiếm ORF1p, một protein xuất hiện ở nhiều bệnh nhân ung thư nhưng không tồn tại trong các mô bình thường.
Loại xét nghiệm "pan-cancer" mới có thể đem lại kết quả ngoạn mục chỉ từ nửa giọt máu - Ảnh minh họa từ Internet
"Kết quả của chúng tôi cho thấy có thể phát hiện dấu ấn sinh học ung thư này trong máu của các bệnh nhân mắc nhiều loại ung thư khác nhau" - News-Medical dẫn lời TS David Walt từ Bệnh viện Brigham and Women's, thành viên sáng lập Mass General Brigham.
Trong khi đó TS-BS Martin Taylor, tác giả chính đến từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và cũng là hành viên sáng lập Mass General Brigham, cho biết họ đã bị sốc bởi hiệu quả của xét nghiệm này trong các thí nghiệm.
Các cuộc thử nghiệm - phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu khác ở Mỹ và Hà Lan - đã ứng dụng xét nghiệm này lên mẫu máu của nhiều bệnh nhân ung thư.
Họ bao gồm người bị ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư biểu mô... cũng như các tổn thương có thể là tiền thân của bệnh ung thư.
Kết quả cho thấy không chỉ phát hiện được hầu hết các loại ung thư nhờ lợi dụng một dấu ấn sinh học phổ biến, xét nghiệm này còn phát hiện bệnh trong giai đoạn rất sớm.
Phát hiện sớm trong bệnh ung thư là yếu tố hàng đầu quyết định mức độ thành công của việc điều trị.
Hạn chế duy nhất của xét nghiệm "pan-cancer" này là chúng không thể chỉ rõ ràng vị trí của các mô ung thư trong cơ thể.
Tuy nhiên với tính dễ thực hiện, ít tốn kém của một xét nghiệm máu, nó có thể được dùng như công cụ sàng lọc hiệu quả đầu tiên, trước khi kết hợp với các biện pháp khác như siêu âm, sinh thiết trong việc chẩn đoán xác định.
"Gần 10 năm trước chúng tôi dã báo cáo rằng ORF1p là một dấu ấn sinh học ung thư phổ quát. Việc sở hữu một công nghệ có thể phát hiện ORF1p sẽ mở ra rất nhiều khả năng ứng dụng lâm sàng" - TS-BS Kathleen Burns, Chủ nhiệm Khoa Bệnh lý tại Viện Ung thư Dana-Farber, đồng tác giả, cho biết.
Ăn thịt đỏ có làm u ung thư tiến triển nhanh? Một số người lo lắng ăn thịt đỏ sẽ làm khối u ung thư tiến triển nhanh nên thường hạn chế hoặc kiêng khem nghiêm ngặt, vậy sự thật đằng sau quan niệm này là gì? Bác sĩ Nguyễn Quỳnh Tú, khoa Ung thư tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống rằng,...