Loa phóng thanh ở biên giới – ‘vũ khí tâm lý’ của Hàn Quốc
Quân đội Hàn Quốc vào ngày 10/6 đã quyết định ngừng triển khai loa phóng thanh tuyên truyền gần biên giới với Triều Tiên.
Một ngày trước đó, Hàn Quốc đã bật loa phóng thanh này lần đầu trong 6 năm để đáp trả chiến dịch thả bóng mang rác của Bình Nhưỡng.
Năm 2018, binh sĩ Hàn Quốc tháo dỡ loa phóng thanh từng được sử dụng trong việc tuyên truyền chống Triều Tiên tại khu vực biên giới giữa hai nước. Ảnh: EPA/TTXVN
Ngày 9/6, bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, cảnh báo rằng Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với “phản ứng mới” không xác định nếu tiếp tục thả truyền đơn chống Bình Nhưỡng và sử dụng loa phóng thanh tuyên truyền qua biên giới.
Video đang HOT
Trong khi đó, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết họ đã phát hiện dấu hiệu Triều Tiên lắp đặt loa phóng thanh ở khu vực gần biên giới nhưng chưa kích hoạt thiết bị này.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vào năm 2016 từng nhận định loa phóng thanh là “hình thức chiến tranh tâm lý hiệu quả nhất”.
Có tới 24 loa công suất cao được xếp chồng lên nhau trên các giá cố định lớn cao 6 mét và rộng 3 mét đặt ở các vị trí khác nhau ở phần thuộc lãnh thổ Hàn Quốc tại biên giới với Triều Tiên. Một số bộ loa khác có thể di động và gắn trên xe tải.
Quân đội Hàn Quốc vận hành hệ thống loa và các chương trình phát sóng. Ở công suất tối đa, loa phát giọng nói và âm nhạc vang xa hơn 20 km vào Triều Tiên, đủ xa để đến được với binh sĩ và người dân thường.
Quân đội Hàn Quốc gọi các chương trình phát thanh ở biên giới này là “Tiếng nói của Tự do” với bốn chủ đề chính: tính ưu việt của nền dân chủ tự do, lịch sử thành công kinh tế của Hàn Quốc, lý lẽ cho việc thống nhất hai miền và thực tế xã hội Triều Tiên.
Ngoài ra, các loa phóng thanh này cũng phát tin tức quốc tế, bình luận về hệ thống chính trị và nhà lãnh đạo Triều Tiên, dự báo thời tiết xen lẫn với các bài hát K-pop…
Triều Tiên coi những lời chỉ trích nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong một số chương trình phát thanh của quân đội Hàn Quốc ở biên giới là cuộc tấn công chống lại “nhân phẩm tối cao”.
Tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình năm 2018, vấn đề loa phóng thanh đã xuất hiện trong tuyên bố chung được ký bởi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Moon Jae-in. Trong tuyên bố, các chương trình phát thanh của quân đội Hàn Quốc được coi là một “hành động thù địch” và Seoul cam kết ngừng hoạt động đồng thời tháo dỡ loa.
Hàn Quốc đình chỉ hiệp ước giảm căng thẳng liên Triều năm 2018
Ngày 3/6, Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc (NSC) đã quyết định đình chỉ Thỏa thuận quân sự toàn diện liên Triều (CMA) cho đến khi khôi phục niềm tin giữa hai nước.
Binh sĩ Hàn Quốc gác tại Khu vực an ninh chung (JSA) thuộc Khu phi quân sự liên Triều, gần Kaesong. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thỏa thuận CMA được hai miền Triều Tiên ký kết vào ngày 19/9/2018, kêu gọi dừng mọi hoạt động quân sự thù địch giữa hai bên, cũng như thiết lập các vùng đệm trên biển và biến khu vực phi quân sự (DMZ) thành vùng đất hòa bình. Trên thực tế, thỏa thuận này đã bị hủy bỏ một phần từ cuối năm 2023.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết: "Cuộc họp đã quyết định trình đề xuất đình chỉ toàn bộ hiệu lực của CMA cho đến khi niềm tin giữa hai miền Triều Tiên được khôi phục". Văn phòng Tổng thống khẳng định: "Chính phủ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng và sự an toàn của công dân".
Trước đó, trong ngày 2/6, Triều Tiên thông báo nước này sẽ tạm thời ngừng thả bóng bay chứa giấy vụn qua biên giới sang Hàn Quốc. Triều Tiên cũng cảnh báo sẽ tiếp tục thả bóng bay nếu nước này tiếp tục nhận được truyền đơn từ phía Hàn Quốc thả sang.
Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật vì cuộc chiến trên bán đảo năm 1953 kết thúc bằng hiệp định đình chiến, không phải hiệp ước hòa bình. Trong nhiều năm qua, Triều Tiên nhiều lần chỉ trích Hàn Quốc vì không ngăn chặn các nhà hoạt động thả truyền đơn bằng bóng bay sang phía bên kia biên giới.
Binh sĩ Hàn Quốc vô tình bắn súng máy tại giới tuyến liên Triều Một binh sĩ Hàn Quốc đã vô tình bắn súng máy trong một buổi huấn luyện tại vùng giới tuyến với CHDCND Triều Tiên, buộc Seoul phải lập tức thông báo với Bình Nhưỡng rằng đó không phải là hành động cố ý. Yonhap ngày 29.1 dẫn lời các quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết một binh sĩ đã vô ý...