‘Lóa mắt’ với ngôi đền dùng hơn 100kg vàng nguyên chất dát lên các mái vòm
Bất cứ ai có dịp ghé thăm đều lóa mắt trước vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của công trình tôn giáo đặc biệt này.
Ấn Độ là quốc gia sở hữu nhiều địa điểm tôn giáo quan trọng trên thế giới. Qua thời gian, những nơi này dần trở thành điểm du lịch nổi tiếng. Một trong số đó là Harmandir Sahib thường được gọi thân mật là “Đền Vàng”.
Trước thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện, nơi này tiếp đón khoảng 100.000 du khách và người hành hương từ khắp nơi tới viếng thăm mỗi ngày.
Đền vàng Harmandir Sahib là ngôi đền thiêng liêng nhất của đạo Sikh, nằm ở thành phố Amritstar, bang Punjab, phía bắc Ấn Độ. Công trình xây dựng từ tháng 12/1588 và hoàn thành vào tháng 1830. Đền được dát vàng lên các mái vòm ở nhiều thánh đường. Năm 2018, chính quyền Ấn Độ đã tu bổ ngôi đền cổ, sử dụng 160 kg vàng nguyên chất trị giá hơn 6 triệu USD.
Không giống như những đền chùa khác, đền Harmandir Sahib có bốn lối vào ở mỗi hướng. Biểu tượng này cho thấy công trình chào đón bất cứ ai muốn tới thăm.
Trong quần thể Đền Vàng là một hồ nước nhân tạo có tên Sarovar (hay hồ rượu thần). Xung quanh hồ được thiết kế những bức tượng khắc họa các câu chuyện về người từng khỏi mọi bệnh tật nhờ nguồn nước từ hồ.
Một cây cầu nối từ hồ nước đưa người hành hương vào trong đền. Đây là cây cầu mang tính biểu tượng cho cuộc hành trình của vong linh sau khi qua đời.
Đền có cầu nối đưa người hành hương vào khu đền chính
Đền Harmandir Sahib được xây bằng đá cẩm thạch với lớp lá vàng phủ bên ngoài khiến mọi thứ tỏa sáng, đặc biệt về đêm. Công trình có những bố cục khác biệt so với nhiều công trình tôn giáo khác của người Sikh. Thay vì đặt ở vị trí cao, đền Harmandir Sahib được xây ở vùng đất thấp, với hồ nước linh thiêng bao quanh.
Video đang HOT
Đừng quên chiêm ngưỡng những bức tường bằng đá cẩm thạch được trang trí tinh xảo, tầng trên mạ vàng, mái vòm sáng bóng và nội thất dát vàng sang trọng.
Bên trong đền chính là một tòa nhà hai tầng có dát vàng lá, sàn lát đá cẩm thạch được chạm khắc tinh xảo. Đây cũng là nơi đặt Guru Granth Sahib – kinh thánh thiêng liêng của đạo Sikh. Các tín đồ mộ đạo tới đây đọc kinh cả ngày cùng những bài thánh ca.
Vẻ đẹp huyền ảo của đền Harmandir Sahib về đêm
Nếu như nhiều công trình tôn giáo trên thế giới khá bí ẩn thậm chí khép kín, thì Harmandir Sahib luôn rộng cửa đón khách. Nơi đây còn sở hữu nhà bếp cộng đồng Sikh lớn nhất thế giới, khi mỗi ngày phục vụ miễn phí tới 100.000 suất ăn. Đó là nhà ăn chung Guru-Ka-Langar rộng lớn cho thấy sự hào phóng trong tư tưởng đạo Sikh, nơi những người hành hương dùng bữa cùng nhau mà không bị phân biệt đối xử.
Đền Vàng mở cửa hàng ngày và không thu phí tham quan. Hãy nhớ bỏ giày dép, che kín đầu và rửa tay chân trước khi vào đền. Khi dạo bước quanh hồ nước, du khách nhớ đi theo chiều kim đồng hồ. Tại trung tâm thông tin ở lối vào chính có hướng dẫn viên và sách giới thiệu.
Có gì bên trong lâu đài bằng gạch nung nguy nga lớn nhất thế giới
Lâu đài Malbork (Marienburg) nằm dọc theo dòng sông Nougat, phía đông tỉnh Pomerania (Ba Lan) được xem là lâu đài lớn nhất thế giới được đo theo diện tích đất liền.
Nhắc tới đất nước Ba Lan xinh đẹp, người ta không thể không nhắc tới các tòa lâu đài cổ kính và nguy nga. Trong đó lâu đài Malbork Ba Lan là một trong những tòa lâu đài cổ sở hữu vẻ đẹp kiến trúc vô cùng đặc sắc và ấn tượng. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành điểm đến yêu thích được rất nhiều du khách chọn lựa khi có dịp đi du lịch tại Ba Lan. Theo ước tính, người xưa sử dụng khoảng 7 - 30 triệu viên gạch để hoàn thành công trình cổ kính này.
Lâu đài ban đầu được xây dựng bởi dòng họ của những hiệp sĩ Teutonic vào thế kỷ 12-13 (từ năm 1274)
Lâu đài Malbork, còn có tên Marienburg, được xây dựng vào thế kỷ 13 bởi các hiệp sĩ Teuton (một trong 4 dòng hiệp sĩ lớn nhất thời Trung cổ, cũng là lực lượng quan trọng trong các cuộc Thập tự chinh). Sau cuộc chinh phục vương quốc Phổ và nhằm củng cố quyền kiểm soát đối với khu vực, những hiệp sĩ này cho xây Marienburg (nghĩa là lâu đài của Mary).
Lâu đài Malbork là điển hình của một pháo đài thời trung cổ và được UNESCO được công nhận là di sản thế giới từ tháng 12/1997
Lâu đài nằm ở vùng biên giới của châu Âu thời trung cổ, đến năm 1945 nó thuộc về Ba Lan và được đổi tên thành Marlbork. Lâu đài nằm trên bờ trũng của sông Nougat, cách biển Baltic khoảng 40 km. Dòng sông tạo thành ranh giới tự nhiên cho khu đất rộng 52 mẫu Anh (hơn 21 hecta), gấp 4 lần diện tích bao quanh lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh.
Lâu đài Malbork bị tàn phá trong Thế chiến 2
Hai mặt còn lại của lâu đài được bảo vệ bởi đầm lầy và mặt duy nhất, quay về phía nam là mặt để phòng thủ. Toàn bộ khu phức hợp được bao bọc bởi ba vòng tường phòng thủ khép kín, củng cố bằng các hầm ngục và tháp canh. Lâu đài trở thành pháo đài lớn nhất thế giới thời Trung cổ.
Trước kia tòa lâu đài cổ kính này có tên gọi là Marienburg hay còn gọi là lâu đài Maria Đức Trinh Nữ nhưng đến năm 1945, sau khi Ba Lan sở hữu được tòa lâu đài này thì đã đổi tên thành lâu đài Malbork như hiện nay.
Lâu đài Malbork ban đầu là một pháo đài, được xây dựng theo đơn đặt hàng của người Đức
Lối kiến trúc Gothic đặc trưng của lâu đài Malbork
Tòa lâu đài Malbork Ba Lan có tổng diện tích là 143.591m2 nên nơi đây được xem là tòa lâu đài lớn nhất thế giới hiện nay. Từ thủ đô Vacsava tới đây khoảng 315km tuy không quá xa nhưng đường đi lại không có nhiều đường cao tốc chạy thẳng. Do đó, để có thể tới Malbork tham quan và khám phá, du khách sẽ phải mất rất nhiều thời gian di chuyển.
Lâu đài nằm ở vùng biên giới của châu Âu, lâu đài là nơi khắc ghi truyền thuyết về tình anh em thiêng liêng của những hiệp sĩ German xưa
Lâu đài Malbork gây ấn tượng bởi màu đỏ của gạch
Đến nay lâu đài Malbork hầu như vẫn giữ nguyên dáng vẻ hùng vĩ và tráng lệ của mình. Đây là điểm đến lý tưởng cho những du khách thích khám phá lịch sử và kiến trúc thời trung cổ ở châu Âu
Tuy nhiên chỉ cần đến được tòa lâu đài này bạn sẽ hiểu tại sao nhiều người dù gặp khó khăn trong việc đi lại và di chuyển nhưng họ vẫn muốn được một lần tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tòa lâu đài Malbork sừng sừng và hiên ngang. Malbork đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1997.
5 ngôi đền, chùa tọa lạc ở nơi cực kỳ nguy hiểm vẫn tấp nập du khách Những ngôi đền này đều nằm ở nơi nguy hiểm, xung quanh là vực sâu nhưng vẫn có rất nhiều người lặn lội đường xa tìm đến. 1. Đền Jinding Guanyin, Thiểm Tây Núi Tayun ở huyện Trấn An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nó nổi tiếng là ngọn núi có nhiều cảnh đẹp, khung cảnh kỳ vĩ, nên thơ nhưng không kém...