Lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN.
Theo đó, từ ngày 1/1/2020, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình giảm dần.
Cụ thể, từ 1/1/2020 đến hết 30/9/2020, tỷ lệ này giảm từ mức 60% hiện nay xuống còn 40%. Từ 1/10/2020 đến hết ngày 30/9/2021 giảm tiếp xuống 37%. Từ 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn giảm tiếp xuống còn 34%.
Video đang HOT
Từ sau 1/10/2022 trở đi, tỷ lệ này được đưa về mức tối đa là 30%.
Quy định trên được xem là động thái Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tập trung vốn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình..
Thông tư 22/2019/TT-NHNN gồm 3 chương, 25 điều và 3 phụ lục kèm theo. Trong đó, quy định các hạn cấp tín dụng, điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và quản lý cấp tín dụng.
Thông tư cũng quy định tỷ lệ về khả năng chi trả và quản lý, xử lý việc không đảm bảo các tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; giới hạn góp vốn, mua cổ phần và điều kiện, giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác…
Theo Thùy Dương (TTXVN)
Đã có lộ trình sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN (Thông tư 22) về việc quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Liên quan đến quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn được dùng cho vay dài hạn, Thông tư quy định: Từ tháng 1/2020 đến hết tháng 9/2020, tỉ lệ vốn ngắn hạn được dùng cho vay dài hạn là 40%; Từ tháng 10/2020 đến hết tháng 9/2021, tỷ lệ này còn là 37%; Từ tháng 10/2021 đến hết tháng 9/2022 là 34% và từ tháng 10/2022 là 30%.
Ngoài quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, Thông tư 22 còn quy định hệ số rủi ro từ 50 - 150% đối với các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống. Trong đó, điểm đáng chú ý là khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có số dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng trở lên chịu hệ số rủi ro là 150%.
Đối với cho vay bất động sản, Thông tư tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200% so với hiện nay. Các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định sẽ có hệ số rủi ro 50%.
T.Lan
Theo Baophapluat.vn
Ngân hàng quyết siết vốn tín dụng vào nhà đất dù có nhiều kiến nghị Dòng vốn từ các tổ chức tín dụng chảy vào bất động sản sẽ tiếp tục bị siết chặt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Đây là một trong những nội dung tại tại Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh...