Lộ trình giải thể 42 bệnh viện Covid-19
42 bệnh viện công lập thời gian qua đã chuyển đổi công năng toàn phần hoặc một phần để điều trị Covid-19, nay được phục hồi công năng để tiếp nhận bệnh nhân thông thường, đến cuối năm.
Theo Sở Y tế TP HCM, các bệnh viện trở về trạng thái bình thường nhằm đảm bảo hai chức năng là vừa sẵn sàng thu dung điều trị người mắc Covid-19, vừa khám chữa bệnh thông thường và điều trị chuyên khoa cho người dân thành phố cũng như các tỉnh.
Thời gian qua, 42 bệnh viện công lập chuyển đổi công năng toàn phần hoặc một phần để tiếp nhận và điều trị Covid-19, với hơn 11.500 giường. Hiện, ngành y tế ưu tiên phục hồi bệnh viện quận, huyện trước, đảm bảo mỗi nơi luôn có một bệnh viện thực hiện chức năng khám chữa bệnh thông thường, đồng thời luôn sẵn sàng một bệnh viện dã chiến của quận, huyện để tiếp nhận F0 cần cách ly điều trị.
Lộ trình các bệnh viện phục hồi công năng như sau:
Từ nay đến trước ngày 30/10: Các bệnh viện tiếp nhận người bệnh không Covid-19, gồm bệnh viện quận 1, quận 4, quận 6, quận 8, quận 10, quận 11, quận 12, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận Bình Thạnh, huyện Gần Giờ, quận Gò Vấp (cơ sở 1), huyện Nhà Bè, quận Phú Nhuận, quận Tân Phú, Bệnh viện Lê Văn Việt, Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
Video đang HOT
Đến trước ngày 30/11: Các bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Tai Mũi Họng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, Nhi đồng 1, Đa khoa khu vực Hóc Môn, Đa khoa khu vực Thủ Đức, Nhân dân Gia Định, Đa khoa Sài Gòn, Nhân dân 115.
Đến trước ngày 31/12: Các bệnh viện huyện Củ Chi, TP Thủ Đức, Từ Dũ, Nhi đồng 2, Bệnh Nhiệt đới, Hùng Vương, An Bình, Phạm Ngọc Thạch, Trưng Vương, Tâm thần (cơ sở Lê Minh Xuân), Nhi đồng Thành phố, Điều trị Phong Bến Sắn, Nhân Ái, Nhân dân 115.
Hồi cuối tháng 9, Bệnh viện Quận 7 và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi là hai cơ sở đầu tiên chuyển đổi trở lại thành bệnh viện tiếp nhận người bệnh không mắc Covid-19. Riêng các bệnh viện tư nhân đang tham gia điều trị Covid-19, việc trở lại sẽ căn cứ vào tình hình thực tế từng nơi.
Bệnh viện Trưng Vương, một trong những cơ sở đa khoa đầu tiên của TP HCM chuyển đổi công năng hoàn toàn sang điều trị Covid-19 hồi giữa tháng 6. Ảnh: Lê Phương.
Về trạng thái bình thường mới, các bệnh viện sàng lọc, phân luồng và cách ly người nghi ngờ mắc Covid-19, chủ động phối hợp các bệnh viện điều trị Covid-19 để chuyển bệnh an toàn. Các bệnh viện hình thành khoa, đơn vị Covid-19 trên cơ sở chuyển đổi khu cách ly người nhiễm, nghi nhiễm để cách ly, điều trị người bệnh đến khám chữa bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính. Các nơi duy trì buồng cấp cứu sàng lọc tại khoa Cấp cứu, buồng cách ly tại mỗi khoa lâm sàng để cách ly người bệnh chưa có kết quả xét nghiệm.
Khi tình hình dịch bệnh ổn định, số ca mắc Covid-19 giảm rõ, thành phố sẽ lập bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 ba tầng trên cơ sở giữ lại 3 bệnh viện dã chiến có trung tâm hồi sức, thay thế cho các bệnh viện dã chiến của quận, huyện và bệnh viện dã chiến thành phố. 13 bệnh viện dã chiến trị Covid-19 của thành phố lần lượt ngừng hoạt động từ nay đến cuối năm.
50 tăng ni, phật tử lên đường hỗ trợ y bác sỹ tại Bệnh viện Hồi sức chuyên sâu COVID-19
Sáng 8/10, tại Việt Nam Quốc tự (Quận 10), Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Ban Dân vận Thành ủy, Ban Tôn giáo TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ xuất quân đợt 9 cho 50 tình nguyện viên là tăng ni, phật tử tại Thành phố tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại Bệnh viện Hồi sức chuyên sâu COVID-19.
Các tình nguyện viên Phật giáo lên đường đợt này đa số đều còn rất trẻ, đủ sức khỏe để thực hiện công tác hỗ trợ tuyến đầu chống dịch.
Dự lễ có ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố; bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Đức, Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh; Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật học Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh.
Tại lễ xuất quân, bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ, đồng hành của các tình nguyện viên tôn giáo tham gia hỗ trợ ngành y tế Thành phố trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, góp phần tích cực giúp Thành phố giảm tỷ lệ tử vong, tăng số lượng bệnh nhân được xuất viện. Sự có mặt của các tình nguyện viên tôn giáo còn là sự động viên tinh thần, chia sẻ những đau đớn, hỗ trợ vận động cơ thể, nâng cao thể trạng và tâm lý cho các bệnh nhân... giúp họ nhanh hồi phục.
Theo bà Phan Kiều Thanh Hương, các tình nguyện viên tôn giáo tiếp tục lên đường hỗ trợ cho các y bác sỹ, lực lượng tuyến đầu chống dịch của Thành phố là một minh chứng cho tinh thần "đồng hành vì dân tộc" của Phật giáo Việt Nam và tạo nguồn lực cho Thành phố sớm trở lại cuộc sống bình yên của trạng thái bình thường mới.
Thay mặt lãnh đạo Bệnh viện Hồi sức chuyên sâu COVID-19, Tiến sĩ, Bác sĩ Châu Minh Thi bày tỏ vui mừng được đón các tình nguyện viên tôn giáo tiếp tục đến hỗ trợ bệnh viện; đánh giá cao những đóng góp của các tình nguyện viên tôn giáo trong công tác chuyên môn điều trị bệnh nhân COVID-19 của bệnh viện. Với tinh thần tự nguyện, dâng hiến, "từ bi, hỉ xả", các tình nguyện viên tôn giáo đã mang đến năng lượng tích cực và nhiều điều tốt đẹp cho người bệnh và các y bác sỹ, lực lượng tuyến đầu.
Ông Nguyễn Hồ Hải (trái), Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, trao tặng ba-lô đồ dùng vật dụng, thuốc tăng cường sức khỏe cho các tình nguyện viên trước lúc lên đường nhận nhiệm vụ.
50 tình nguyện viên Phật giáo lên đường lần này có 33 tăng ni, 17 phật tử và đa số là những người tuổi còn trẻ. Đây là đợt 5 của tình nguyện viên Phật giáo tham gia hỗ trợ tuyến đầu, hỗ trợ y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đặt tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 (thành phố Thủ Đức) trong thời gian 45 ngày, tất cả tình nguyện viên đều được đủ thời gian 14 ngày sau khi tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19.
Nhân dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã trao tặng cho các tình nguyện viên tôn giáo một số vật dụng thiết yếu trong thời gian tình nguyện hỗ trợ lực lượng tuyến đầu.
Từ ngày 22/7 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã phối hợp với các đơn vị tổ chức 8 đợt xuất quân với 605 tình nguyện viên tôn giáo lên đường tham gia phục vụ tuyến đầu tại Bệnh viện hồi sức chuyên sâu COVID-19, Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 10, 12, 16, Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Quận 7 số 1, Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương và Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 đa tầng quận Tân Bình.
Ngày 7/10, TPHCM tái cơ cấu ngành y, Hà Nội có 5 F0 đều đã được cách ly Hiện tại, số bệnh nhân cần điều trị tại TPHCM đã giảm mạnh. Việc rút lực lượng chi viện là đúng lộ trình, phù hợp tình hình dịch Covid-19 của địa bàn. Tính từ 17h ngày 06/10 đến 17h ngày 07/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.150 ca nhiễm mới, trong đó TPHCM có 1.730 trường...