Lo Triều Tiên, Nhật Bản “rục rịch” sửa hiến pháp
Nhiều người bảo thủ ở Nhật Bản coi bản hiến pháp hiện tại là “nỗi ô nhục dân tộc” vì nó được người Mỹ soạn thảo sau Thế chiến II.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố rằng hiến pháp hơn 70 năm qua của quốc gia Đông Á này sẽ được thay đổi trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên leo thang. Theo hiến pháp hiện hành, Nhật Bản không có quyền phát động chiến tranh.
Ông Abe nói bản hiến pháp là do người Mỹ soạn thảo khi Nhật Bản đầu hàng hồi cuối Thế chiến II. Hiến pháp này đã cũ và cần được sửa đổi cho phù hợp tình cảnh hiện tại, ông Abe nói.
Nhiều người coi hiến pháp Nhật Bản là biểu tượng của chủ nghĩa hòa bình nhưng những người bảo thủ cho rằng “đây là nỗi ô nhục của dân tộc”. Lí do họ đưa ra là bởi bản hiến pháp do người Mỹ soạn thảo sau khi Nhật thua cuộc trong Thế chiến II. Ngày 3.5 là tròn 70 năm ngày bản hiến pháp được kí kết và có hiệu lực.
Video đang HOT
Bản Hiến pháp 70 năm tuổi của Nhật Bản.
Một đoạn trong hiến pháp quy định người dân Nhật Bản không được “kích động chiến tranh” và lực lượng tự vệ của nước này “không được phép duy trì”. Ông Abe nói: “Thời điểm đã chín muồi. Chúng ta cần đi một bước lịch sử nhằm cải cách hiến pháp”.
Những người phản đối sửa đổi hiến pháp nói rằng hành động này chẳng khác gì “xóa trắng” lịch sử và khiến Tokyo rơi vào con đường hiếu chiến như thời Thế chiến II.
Năm 2014, ông Abe từng sửa đổi hiến pháp cho phép Nhật Bản có 25 vạn quân để bảo vệ đồng minh và các quốc gia láng giềng nếu bị tấn công. Thời điểm đó, ông Abe nhấn mạnh “nước Nhật sẽ không bao giờ rơi vào vòng xoáy chiến tranh như trong quá khứ”.
Mọi chuyện thay đổi khá nhiều khi tình hình địa-chính trị khu vực diễn biến phức tạp. Đáng chú ý nhất là căng thẳng leo thang ở bán đảo Triều Tiên khiến Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ rất e dè trước các động thái gay gắt của Triều Tiên. Bình Nhưỡng tuyên bố nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng của “đám mây hạt nhân” sẽ là Nhật Bản.
Khảo sát của đài NHK cho thấy 25% người được hỏi muốn thay đổi hiến pháp trong khi 57% từ chối. Hãng tin Kyodo cho biết 49% số người được hỏi muốn thay đổi.
Theo Danviet
Dấu hiệu Triều Tiên sắp thử tên lửa từ tàu ngầm
Tên lửa phóng từ tàu ngầm có ưu điểm linh hoạt, khó phán đoán điểm bắn và sức hủy diệt không kém gì tên lửa mặt đất.
Ảnh vệ tinh vị trí đặt sà lan.
Tờ Daily Star vừa công bố loạt ảnh vệ tinh chụp Triều Tiên và khẳng định Bình Nhưỡng đang gấp rút chuẩn bị thử nghiệm kho tên lửa tàu ngầm của mình. Nhiều quốc gia phương Tây lo ngại Triều Tiên sẽ thử hạt nhân lần thứ 6 nhưng điều này chưa diễn ra.
Ảnh chụp xưởng đóng tàu hải quân Nampo ở vùng biển phía tây Triều Tiên cho thấy quốc gia này đã nhập khẩu một chiếc sà lan cỡ lớn để có thể thử nghiệm tên lửa dưới nước. Chiếc sà lan dài khoảng 20 mét và giống loại từng xuất hiện ở xưởng đóng tàu Sinpo Nam trong vụ thử 6 tên lửa năm 2014.
Theo trang 38 North, không dấu hiệu nào cho thấy sà lan này được đóng ở vùng biển phía tây và có khả năng nó được mua từ nước ngoài. Thiết kế sà lan giống loại của Nga. Hiện chưa rõ sà lan được nhập khẩu từ đâu. Tác dụng của sà lan là nhằm thử nghiệm hệ thống phóng tên lửa trước khi được lắp đặt lên tàu ngầm.
Trang 38 North viết: "Việc phát hiện ra dấu vết của sà lan cho thấy tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm là một ưu tiên quan trọng với Triều Tiên. Có khả năng Triều Tiên đang muốn phát triển hơn nữa loại vũ khí hủy diệt này". Tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm giúp việc tấn công linh hoạt và hiệu quả hơn vì đối phương không thể biết chính xác điểm bắn để đáp trả.
Một số chuyên gia quân sự nhận định sau 3 năm kể từ lần thử năm 2014, có khả năng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên đã phát triển thêm một nấc mới hoặc quốc gia này đã chế tạo thành công tên lửa loại mới. Trong lễ duyệt binh quan trọng ngày 15.4, Triều Tiên được cho là đã trưng bày tên lửa Pukkuksong-2 đời mới bắn từ tàu ngầm.
Cách đây ít ngày, Mỹ điều 2 máy bay chiến lược B-1B Lancer tới Triều Tiên và Bình Nhưỡng nói rằng tình hình khu vực "đang gần hơn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân".
Theo Danviet
Báo TQ viết về màn thử tên lửa thất bại của Triều Tiên Tờ báo chuyên về quân sự-chính trị nhận định nếu Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa "xịt", Mỹ và Hàn Quốc sẽ có lí do để coi thường. Tên lửa Triều Tiên thử nghiệm là loại tầm ngắn, không gắn được đầu đạn hạt nhân. Ngày 29.4, Triều Tiên thử tên lửa và đây là lần thứ 4 liên tiếp Bình Nhưỡng...