Lộ tính năng pháo tự hành mới lính dù Nga
Lực lượng lính dù Nga sắp được trang bị pháo tự hành đầy uy lực với pháo cỡ 125mm tích hợp khả năng bắn tên lửa chống tăng.
Tờ Izvestia dẫn nguồn tin lực lượng lính dù Nga, lực lượng này đã đặt chế tạo pháo tự hành bánh xích hạng nhẹ trang bị pháo cỡ 125 mm tại nhà máy chế tạo máy Kurgan.
Lính dù Nga cần pháo tự hành mới để thay pháo tự hành Sprut-SD mà họ đã từ chối mua thêm sau vụ cháy trên quảng trường Đỏ năm 2010. Khi đó, xe pháo Sprut-SD đã bốc cháy ngay sau lễ duyệt binh mừng Chiến thắng phát xít 9/5 do rò rỉ nhiên liệu.
Sau khi nhận được pháo tự hành mới, lính dù Nga sẽ có vũ khí hạng nặng để chiến đấu với xe tăng M1 Abrams (Mỹ) và Merkava (Israel).
Pháo tự hành mới dành cho lính dù Nga trang bị pháo cỡ 125mm, trọng lượng xe nhẹ có khả năng bơi trên mặt nước. Ảnh minh họa
Video đang HOT
“Pháo tự hành mới sẽ được chế tạo dựa trên cơ sở xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4, lắp pháo nòng trơn 125mm 2A46M-5 tích hợp khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng. Loại pháo này có thể bắn đạn xuyên giáp mới xuyên thủng vỏ thép của xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams (Mỹ) và Merkava (Israel)”, đại diện lính dù Nga nói.
Đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng tham gia thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật tiết lộ, pháo tự hành mới có chiều dài hơn 7m và chỉ nặng gần 18 tấn.
Do đó máy bay vận tải hạng nặng Il-76 và trực thăng Mi-26 có thể chuyên chở dễ dàng. Ngoài ra, nhờ việc dùng khung gầm cơ sở xe chiến đấu BMD-4, pháo tự hành mới sẽ có thể vượt dốc đến 35 độ và bơi dưới nước.
Chuyên gia quân sự độc lập Alexei Khlopotov nói rằng, pháo tự hành mới cần cho lính dù không chỉ để chiến đấu với xe tăng, mà cả để tiêu diệt công sự ẩn nấp của đối phương, các toà nhà được gia cố… Trong trường hợp pháo tầm xa không thể sát thương mục tiêu, pháo tự hành sẽ tiêu diệt chúng bằng bắn thẳng trực diện.
Theo vietbao
Ấn Độ tăng cường lực lượng lính dù để đối phó với Trung Quốc?
Quân đội Ấn Độ hiện đang tiếp tục tăng cường lực lượng lính dù của họ. Số lượng mười tiểu đoàn dù hiện nay sẽ được tăng lên thành con số mười hai.
Có hai loại tiểu đoàn dù của quân đội Ấn Độ.
Có tám tiểu đoàn là lực lượng đặc biệt (trước đây lực lượng dù đặc biệt). Số này được đào tạo để tiến hành các hoạt động chống khủng bố và các hoạt động không chính thức trong thời bình, nhưng cũng được đào tạo để sử dụng dù và sẽ thực hiện điều đó trong chiến tranh, như lực lượng kỵ binh nhẹ có thể đáp xuống lãnh thổ của kẻ thù từ trên không.
Bốn tiểu đoàn khác không được đào tạo như lực lượng đặc biệt và chỉ là lực lượng dù thuần túy. Hai tiểu đoàn mới thành lập sẽ là tiểu đoàn dù đơn thuần (không phải là lực lượng đặc biệt, ít nhất là tại thời điểm này). Hai tiểu đoàn dù mới này của Ấn Độ sẽ đóng quân gần biên giới Trung Quốc, nơi lực lượng lục quân và không quân được tăng cường đến để đối phó với việc tập trung lực lượng của Trung Quốc đã diễn ra trong suốt nhiều năm qua.
Lực lượng dù đặc biệt của quân đội Ấn Độ
Các tiểu đoàn dù chỉ là một phần của lực lượng tác chiến đặc biệt của Ấn Độ, mà thành phần của nó rất đa dạng.
Lực lượng bảo vệ đặc biệt, được giao nhiệm vụ bảo vệ cho Thủ tướng và các nhân vật quan trọng của Ấn Độ khỏi các cuộc tấn công khủng bố.
Đơn vị tinh nhuệ MARCOS hoạt động như biệt đội SEAL (của Mỹ) của Hải quân Ấn Độ và thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt trên các đại dương.
Các đơn vị chống khủng bố chính trong nội địa là 15.000 thành viên của Lực lượng an ninh quốc gia và là lực lượng chịu trách nhiệm chính trong giải quyết các vấn đề nổi dậy kéo dài của Ấn Độ trong hai thập niên qua.
Trong thập kỷ qua, quân đội Ấn Độ đã thành lập một lực lượng gồm hơn 7.200 lính đặc nhiệm, để mỗi đơn vị trong số 359 tiểu đoàn bộ binh của quân đội đều có một trung đội Ghatak (đặc nhiệm) gồm 20 quân. Điều này cho phép mỗi tiểu đoàn có một đội quân xung kích được trang bị tốt.
Ngoài ra còn có các đơn vị cảnh sát đặc biệt. Đây không chỉ là lực lượng tác chiến đặc biệt (SWAT) mà còn được đào tạo và trang bị cho các hoạt động tác chiến đặc biệt phức tạp hơn rất nhiều. Các đơn vị cảnh sát này, giống như nhiều lực lượng tác chiến quân sự đặc biệt khác, là để đối phó với những lực lượng khủng bố Hồi giáo cũng như quân nổi dậy chính trị và dân tộc trong nội địa Ấn Độ.
Theo ANTD
Lực lượng đổ bộ đường không Nga được trang bị xe bọc thép nội Ngày 25-2, Tư lệnh Lực lượng đổ bộ đường không Nga Vladimir Shamanov cho biết, lực lượng này sẽ chủ yếu được trang bị xe bọc thép thiết kế và sản xuất trong nước, bao gồm cả xe Tigr-M. "Các đơn vị tấn công đường không cấp lữ đoàn của chúng tôi sẽ có một bộ phận xe bọc thép dựa trên dòng...