Lo thất thoát hàng viện trợ, Mỹ cử nhân viên giám sát tới Ukraine
Washington sẽ cử nhân viên đến Kiev để đánh giá tình trạng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ, Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một báo cáo công bố ngày 13/9.
Binh sĩ Ukraine chất tên lửa chống tăng Javelin do phương Tây sản xuất lên xe tải (Ảnh: AFP/Getty).
Kyiv Independent dẫn báo cáo trên đưa tin, Văn phòng Tổng Thanh tra đã có một quan chức cấp cao đang làm việc với các thành viên người Mỹ và Ukraine tại Đại sứ quán của Washington ở Kiev về công tác đánh giá và giám sát.
“Nhân sự bổ sung sẽ sớm được điều động để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra và đánh giá theo chương trình của chúng ta”, báo cáo viết.
Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng là cơ quan độc lập chịu trách nhiệm giám sát các chương trình và hoạt động của Lầu Năm Góc.
Video đang HOT
Quyết định thành lập đội ngũ giám sát mới đánh dấu lần đầu tiên Văn phòng Tổng thanh tra của Bộ Quốc phòng Mỹ có nhân sự làm việc trực tiếp tại Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, CNN dẫn lời người phát ngôn cơ quan này, bà Megan Reed.
Hồi tháng 7, đài CNN của Mỹ cũng đăng tải một báo cáo tháng 10/2022 của cơ quan trên. Văn bản này mô tả những thách thức mà Bộ Quốc phòng Mỹ gặp phải khi giám sát viện trợ an ninh và chuyển giao vũ khí, trong đó có việc “nhân viên Bộ Quốc phòng Mỹ không thể đến thăm những nơi đang lưu trữ hoặc sử dụng trang thiết bị được chuyển cho Ukraine”.
Một số vũ khí do phương Tây viện trợ vào năm 2022 đã bị tội phạm và các nhóm buôn bán vũ khí đánh cắp trước khi đến tay quân đội Ukraine, CNN dẫn báo cáo.
Thông tin Mỹ sẽ điều động bổ sung đội ngũ giám sát xuất hiện trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đề nghị Quốc hội Mỹ cấp thêm 24 tỷ USD để viện trợ an ninh và nhân đạo cho Ukraine.
Một số thành viên đảng Cộng hòa của Mỹ đã kêu gọi cần giám sát chặt chẽ hơn các khoản chi tiêu cho Ukraine. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng chỉ trích sự hỗ trợ của chính quyền đương nhiệm cho Ukraine.
Ba Lan ký thỏa thuận mua 486 bệ phóng HIMARS
Ba Lan đã phê duyệt kế hoạch mua thêm 486 bệ phóng hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), với hy vọng có thể bắt đầu sản xuất trong nước từ cuối năm 2025 dưới hình thức liên doanh với nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.
Ba Lan ký thoả thuận mua bệ phóng HIMARS. Ảnh: Youtube/Bộ Quốc phòng Ba Lan
Theo đài RT (Nga), Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak hôm 11/9 tuyên bố: "Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một tình huống mà trong đó quân đội Ba Lan hùng mạnh sẽ ngăn chặn đối phương. Chúng tôi sẽ làm điều đó".
Ông Blaszczak nói thêm rằng trong vòng 2 năm tới, Ba Lan sẽ sở hữu lực lượng lục quân hùng mạnh nhất. Ông nhấn mạnh một trong những thành phần quan trọng nhất của đội quân này là pháo phản lực.
Đơn đặt hàng HIMARS mới nhất của Ba Lan dự kiến được giao từ cuối năm 2025. Cùng với thoả thuận mua hệ thống pháo do Mỹ sản xuất vào năm 2019, thỏa thuận mới nhất sẽ mang lại cho nước này tổng cộng 500 đơn vị HIMARS.
Tuy nhiên, các nhà thầu quân sự phương Tây đang phải vất vả đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về phần cứng của loại vũ khí này trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine leo thang. Hồi đầu năm nay, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo liên minh này thể sản xuất đạn pháo đủ nhanh để kịp đáp ứng tốc độ bắn của Ukraine.
Lockheed Martin cho biết họ sẽ hợp tác với ngành công nghiệp Ba Lan để điều chỉnh bộ module nạp đạn phóng HIMARS lắp trên xe tải Jelcz 6X6 do Ba Lan sản xuất.
Các nhà thầu Ba Lan dự kiến cũng được cấp phép sản xuất đạn HIMARS. Giám đốc điều hành Lockheed Martin Paula Hartley cho rằng: "Chúng tôi mong muốn cùng nhau đảm bảo Ba Lan và toàn bộ khu vực vượt qua các mối đe dọa an ninh mới nổi".
Trong khi đó, cuộc xung đột ở Ukraine cũng giúp lực lượng Nga có nhiều cơ hội thực hành đối phó với hệ thống HIMARS. Hồi tháng 7, Bộ Quốc phòng Ukraine thừa nhận Nga đã tìm cách gây nhiễu hệ thống dẫn đường GPS cho tên lửa do Mỹ sản xuất, làm giảm hiệu quả của hệ thống này.
Các nhà thầu chính của Ba Lan tham gia chương trình HIMARS bao gồm: Polska Grupa Zbrojeniowa (PGZ), Huta Stalowa Wola (HSW), WZU và MESKO. Do bệ phóng HIMARS và đạn đi kèm có giá khoảng 5,1 triệu USD, khoản đặt cọc của Ba Lan vào hệ thống do Mỹ sản xuất có thể lên tới khoảng 2,5 tỷ USD.
Lockheed Martin cho biết các khẩu đội HIMARS được trang bị cho hệ thống pháo gắn trên xe tải Homar-A của Ba Lan sẽ có thể phóng 6 tên lửa liên tiếp trong phạm vi 70 km.
Trước đó, hồi tháng 5, ông Błaszczak thông báo Ba Lan đã nhận được lô HIMARS đầu tiên từ Mỹ để triển khai gần biên giới với Nga. Theo ông, các hệ thống HIMARS sẽ được triển khai ở vùng đông bắc của Ba Lan, dưới sự vận hành của Sư đoàn cơ giới số 16.
HIMARS là hệ thống pháo phản lực tầm trung, do Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sản xuất. Hệ thống này được trang bị để phóng tất cả các loại đạn của pháo phản lực đa nòng.
Loại pháo phản lực phóng loạt tự hành này được đặt trên khung gầm bánh lốp, được phát triển từ tổ hợp M270 MLRS. Mỗi hệ thống HIMARS được biên chế kíp vận hành 3 ngườ, trang bị 6 quả đạn M31 cỡ nòng 227mm với tầm bắn 70 - 80 km có thể bắn được nhiều loại đạn dược, chất nổ và các mục tiêu trên đất liền.
Mỹ xác nhận gửi đạn uranium nghèo cho Ukraine, Nga lên án Lầu Năm Góc vừa công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 175 triệu USD cho Ukraine, trong đó có đạn uranium nghèo cho xe tăng Abrams. Đây là lần đầu tiên Mỹ gửi đạn uranium nghèo cho Ukraine, theo AFP. Khoản viện trợ quân sự nói trên là một phần của gói viện trợ bao gồm các khoản hỗ trợ...