Lo thảm kịch giẫm đạp, giao lộ nhộn nhịp nhất Nhật Bản khuyến cáo không tụ tập Halloween
Mới đây, để giữ an ninh cho ngã tư Shibuya, chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân hạn chế tập trung tổ chức lễ hội Halloween ở đây.
Dòng người tấp nập di chuyển mỗi ngày tại ngã tư Shibuya. Ảnh: Japan Guide
Ngã tư Shibuya ở thủ đô Tokyo ( Nhật Bản) là giao lộ đông đúc nhất thế giới với 5 làn sang đường dành cho người đi bộ đan xen với 10 làn đường dành cho ô tô và xe buýt.
Lãnh đạo quận Shibuya đã đưa ra yêu cầu chính thức tới khách du lịch trong và ngoài nước chú ý đến việc không tổ chức Halloween trong khu vực từ ngày 27-31/10.
Thông báo nêu rõ: “Thiệt hại do du lịch quá mức gây ra đã trở nên nghiêm trọng, gây ra các tổn thất về tài sản từ những hành vi như uống rượu trên đường phố, ẩu đả với người dân địa phương và xả rác bừa bãi. Bên cạnh đó, hàng năm vào dịp Halloween, khu vực xung quanh nhà ga Shibuya trở nên đông đúc đến mức gần như không thể di chuyển được”.
Thông báo của Shibuya đặc biệt đề cập đến kịch bản nếu người dân không hành động, Tokyo có thể phải hứng chịu tình trạng chen lấn đám đông nguy hiểm giống như thảm kịch xảy ra ở Seoul năm ngoái. 156 người đã thiệt mạng tại khu phố Itaewon nhộn nhịp của Seoul vào dịp Halloween năm 2022 sau khi xảy ra một vụ giẫm đạp trong một con hẻm hẹp và dốc.
Bên cạnh thông báo nâng cao nhận thức người dân, Shibuya đã triển khai một số biện pháp hành động mạnh mẽ để ngăn chặn kịch bản tương tự xảy ra. Quận này ra quy định cấm uống rượu trên đường quanh Shibuya từ 6h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau trong khoảng thời gian 5 ngày trước và trong lễ Halloween. Các cửa hàng rượu trong khu vực cũng được khuyến khích không bán rượu trong thời gian đó. Lực lượng cảnh sát và nhân viên bảo vệ sẽ được triển khai thêm trong khu vực.
Từ mùa thu năm 2022, Nhật Bản đã mở cửa trở lại hoàn toàn biên giới cho khách du lịch. Quận Shibuya lo ngại lượng khách du lịch đổ ra đường mừng lễ hội tại Tokyo sẽ còn lớn hơn trước đại dịch.
Đối với giới trẻ ở Nhật Bản, lễ hội Halloween tương đối phổ biến. Thay vì đi xin kẹo hay ghé thăm những ngôi nhà ma ám, đây được coi là cơ hội để tổ chức tiệc tùng và uống bia rượu.
Người cha đi tìm công lý cho con gái qua đời trong thảm kịch giẫm đạp Itaewon
Một tháng sau khi cô con gái duy nhất của ông Cho Gi-Dong qua đời trong thảm kịch Halloween ở Itaewon (Seoul, Hàn Quốc), ông nói rằng ông cảm thấy rất bất lực.
Nhưng nỗi buồn của ông giờ đây đã chuyển thành sự tức giận vì ông cho rằng chính phủ đã không nỗ lực để giúp đỡ những gia đình nạn nhân.
Một tháng sau khi con gái qua đời, nỗi đau của ông Cho Gi-Dong vẫn chưa thể nguôi ngoai. Đây là nơi đặt tro cốt của con ông, cô gái 24 tuổi Ye-jin, đã qua đời trong thảm kịch Itaewon ở Seoul (Hàn Quốc) vào tháng trước.
Gần như ngày nào ông Cho cũng đến đây thăm con kể từ khi cô qua đời. "Bố xin lỗi" - người cha cứ nhắc đi nhắc lại.
Hơn 150 người đã thiệt mạng trong thảm kịch trên phố Itaewon. Nhiều nạn nhân đã đến đây để ăn mừng lễ hội Halloween sau 3 năm kém vui vì dịch Covid-19.
Ông Cho khóc khi đến thăm nơi đặt tro cốt con gái Ye-jin - người đã qua đời trong thảm kịch Itaewon. Ảnh REUTERS
Vào đêm kinh hoàng đó, cô Ye-jin đã đến đây cùng 2 người bạn. Tất cả họ đều qua đời.
Ông Cho là tài xế xe buýt nhưng đã nghỉ việc sau cái chết của con mình. Ông nói ông không tài nào ngủ được và cảm thấy bất lực khi không thể cứu đứa con duy nhất của mình. Nỗi buồn trong ông giờ đây đã dần biến thành sự giận dữ. Đặc biệt là sau khi nội dung một số cuộc gọi khẩn cấp được công bố, cho thấy nhiều người dân đã liên tục cảnh báo về nguy cơ và kêu gọi chính quyền can thiệp từ nhiều giờ trước khi thảm kịch xảy ra.
Cảnh sát đã đối mặt với sự chỉ trích dữ dội của công chúng đối với cách phản ứng sau những cuộc gọi cảnh báo. Và một cuộc điều tra đang được tiến hành về cách xử lý của chính quyền đối với vụ giẫm đạp. Tổng thống Hàn Quốc, Bộ trưởng Nội vụ và Tổng Ủy viên Cảnh sát Quốc gia đã cam kết tiến hành một cuộc điều tra minh bạch và thực hiện các bước cần thiết dựa trên kết quả điều tra.
Ông Cho nói rằng ông đã nhận được hướng dẫn từ chính phủ về cách để được hoàn trả chi phí tang lễ và nhận tiền hỗ trợ. Tuy nhiên, ông và nhiều thân nhân của các nạn nhân khác muốn nhiều hơn thế.
"Chúng tôi không cần tiền, không cần số tiền đó chúng tôi vẫn sống ổn. Đó đâu phải là cách an ủi gia đình tang quyến chúng tôi. Chúng tôi không thể sống thiếu con gái mình. Tuy nhiên, thay vì nhận lỗi và thấu hiểu nỗi đau của các gia đình thì họ lại đổ lỗi cho người khác và trốn tránh trách nhiệm. Những hành vi như vậy làm tôi rất tức giận", ông Cho chia sẻ.
Người thân nói rằng họ muốn một lời xin lỗi từ chính phủ. Luật sư Lee Ju-hee cho biết gần 60 gia đình đã tham gia chiến dịch đòi công lý.
"Trước khi nói về hỗ trợ tài chính hoặc bồi thường, điều quan trọng với chúng tôi lúc này là sự thật về thảm kịch chính trị và hành chính này - tại sao con trẻ phải chết trên những con đường mà ngày nào chúng ta cũng đi qua, nghĩ rằng luôn an toàn", bà Lee cho biết.
Ông Cho nói rằng lời xin lỗi và trừng trị người chịu trách nhiệm sẽ giúp ông nguôi ngoai phần nào cơn giận dữ. Nhưng sẽ chẳng có gì bù đắp được nỗi đau mất đi con gái thân yêu.
Thảm họa Itaewon: Xúc tiến bãi nhiệm Bộ trưởng Hành chính và An ninh Hàn Quốc Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 8/12, tại phiên họp toàn thể Quốc hội Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội Kim Jin-pyo cho biết dự thảo kiến nghị bãi nhiệm Bộ trưởng Hành chính và An ninh Lee Sang-min đã được đệ trình lên Quốc hội. Lực lượng cứu hộ chuyển các nạn nhân tại hiện trường vụ giẫm đạp trong lễ...