Lo sợ kịch bản đảo chính tái diễn, ông Erdogan hạ quyết tâm có S-400?
Giới quan sát tin rằng quyết định của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua hệ thống phòng không của Nga có thể là nhằm bảo vệ lợi ích của bản thân ông.
Việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ từ chối mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ để quyết tâm có được hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga là có liên quan đến nỗ lực đảo chính quân sự trước đó tại nước này – chuyên gia người Đức Thomas Guchker nhận định trên ấn phẩm FAZ.
Theo lời chuyên gia, bản hợp đồng mua bán các hệ thống phòng không của Nga đã được rục rịch không lâu sau cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016. Còn nhớ, khi đó, trong một nỗ lực đảo chính bất thành, dinh tổng thống và tòa nhà quốc hội của Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng chịu cuộc không kích của chính những chiếc máy chiến đấu F-16 mua từ Mỹ.
Ông Guchker giải thích rằng thương vụ mua S-400 của Tổng thống Erdogan trước hết xuất phát từ ý định muốn bảo vệ bản thân trước mối đe dọa từ những chiếc máy bay công nghệ cao của Mỹ. Đó có thể là lời lý giải tại sao những tổ hợp S-400 được mua về lại được triển khai trực tiếp gần thủ đô Ankara.
S-400 sẽ được triển khai ngay ở Ankara để bảo vệ ông Erdogan? (Ảnh: Reuters)
Không những thế, theo nhận định của ông Guchker, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn lo ngại rằng nếu lựa chọn các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, thay vì S-400 của Nga, và cho triển khai tại Ankara, Washington, nếu cần, hoàn toàn có thể vô hiệu hóa chúng trong những tình huống tương tự.
Video đang HOT
Việc bàn giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện trong tháng 7. Mỹ và các quốc gia NATO khác lo ngại rằng nếu Ankara cùng lúc có được cả S-400 và F-35 thì các hệ thống radar của Nga sẽ học được cách tính toán và theo dõi mẫu máy bay này.
Về phần mình, phía Thổ Nhĩ Kỳ giải thích với Lầu Năm Góc rằng quyết định mua hệ thống phòng không của Nga hoàn toàn là để phòng vệ trước các mối đe dọa tên lửa và không quân nghiêm trọng. Dẫu vậy, vào ngày 28/6, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn lệnh cấm bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, đến ngày 13/7, các lệnh trừng phạt bổ sung cũng được công bố và nhiều khả năng sẽ có hiệu lực vào cuối tuần này.
Thỏa thuận về việc cung cấp 4 tổ hợp S-400 cho Ankara đạt được vào mùa Thu năm 2017. Giá trị hợp đồng là 2,5 tỷ USD, trong đó một nửa số tiền này sẽ được Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ vay.
(Nguồn: FAZ)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Tình báo Mỹ tiết lộ điểm yếu 'chí tử' của S-400
Các hệ thống S-400 khó có thể chịu được đòn tấn công quyết định nếu như không có được sự hỗ trợ, trung tâm tình báo tư nhân Stratfor của Mỹ khẳng định.
Theo một nghiên cứu mới của các chuyên gia thuộc công ty phân tích - tình báo Stratfor (Mỹ), tiềm năng của các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga không phải lúc nào cũng tương ứng với những khả năng trên lý thuyết và phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và người sử dụng.
Tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng S-400 của Nga là một trong những hệ thống chiến lược tốt nhất hiện nay. Các chuyên gia đánh giá điểm mạnh của hệ thống này là tầm bắn xa, khả năng linh hoạt khi tấn công được các mục tiêu khác nhau, bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, đồng thời được trang bị các cảm biến rất tinh vi có khả năng chống lại công nghệ tàng hình (các phương tiện khó bị phát hiện).
Hiệu năng của S-400 khó có thể đạt được như thiết kế? (Ảnh: TASS)
"Nếu được vận hành bởi các tổ đội được đào tạo bài bản, những hệ thống phòng không tầm xa hiện đại, như S-400, có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho đối phương, chúng có thể bảo vệ chống lại nhiều thể loại đe dọa và tấn công khác nhau. Không những thế, với khả năng chống công nghệ tàng hình, tuy chỉ ở mức độ nào đó, hệ thống này hoàn toàn có thể bắn hạ một số loại máy bay chiến đấu tốt nhất hiện đang được trang bị trên thế giới" - theo tài liệu cho biết.
Tuy nhiên, theo khẳng định của các chuyên gia Stratfor, S-400 "chỉ tốt trong một điều kiện chiến đấu cụ thể nào đó, tức là hiệu quả ít hay nhiều còn phụ thuộc vào đối phương". Các chuyên gia lưu ý rằng một tiểu đoàn S-400 được biên chế đầy đủ phải "có khoảng 8 bệ phóng với 4 tên lửa mỗi bệ".
"32 quả tên lửa, chắc chắn, đủ để gây thiệt hại nghiêm trọng cho đối phương với một cuộc tấn công hạn chế. Nhưng nếu S-400 tác chiến độc lập hoặc không được hỗ trợ bởi các hệ thống phòng không hiện đại khác, thì có lẽ sẽ không đủ tên lửa để chống lại một đòn tấn công quyết định" - các chuyên gia kết luận.
Ngoài ra, các yếu tố địa lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng của hệ thống này. Địa hình đồi núi có thể ngăn cản hoạt động của các cảm biến trong hệ thống. "Một mục tiêu bay thấp, sẽ khác với mục tiêu bay cao, hoàn toàn có thể tận dụng các đặc điểm địa hình để né được các đòn đánh chặn của S-400 lâu hơn. Do đó, việc tiêu diệt tên lửa hành trình bay thấp đối với S-400, khả năng cao, chỉ có thể được thực hiện ở khoảng cách vài chục km, chứ không phải hàng trăm" - các chuyên gia nhận định.
Các chuyên gia kết luận S-400 không được thiết kế để hoạt động như một hệ thống độc lập và chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi được tác chiến bên cạnh một hệ thống phòng không tích hợp rộng hơn nhiều nữa.
Nghiên cứu của Stratfor được đưa ra trong bối cảnh S-400 vừa mới bắt đầu được Nga chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ. Công tác bàn giao được thực hiện trong khuôn khổ bản hợp đồng đã ký giữa hai bên vào cuối năm 2017. Theo đó, Matxcơva sẽ chuyển giao cho Ankara tổng cộng 4 tổ hợp S-400, và dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 4/2020.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Nóng: Đây là lý do Mỹ lo sợ S-400 của Nga giao vào tay Thổ Nhĩ Kỳ Đe dọa ap đăt lênh trừng phạt, rut hợp đồng ban máy bay chiến đấu F-35 và nhưng rao can khac - Washington đang làm hết sức mình để ngăn chặn Ankara nhân cac hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. Hệ thống phòng không S-400 của Nga sắp giao cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đang được...