Lo sợ Covid-19, K.League hoãn vô thời hạn, J.League tạm ngưng
Lịch bắt đầu mùa giải K.League 2020, giải hạng nhất của Hàn Quốc, đã bị hoãn vô thời hạn sau khi đất nước này trải qua tình hình đáng báo động của dịch Covid-19. Tương tự tại Nhật Bản, giải J.League cũng hoãn toàn bộ các trận đấu.
Hàn Quốc hiện đang ở tình trạng cảnh báo quốc gia cao nhất khi dịch COVID-19 bùng phát ở thành phố Daegu. Tuy nhiên, tin tức cho biết virus đã lan rộng khắp đất nước, bao gồm cả trong lực lượng quân sự.
Và ban tổ chức K.League đã quyết định hoãn mùa giải mới vô thời hạn để đối phó với dịch bệnh sau một cuộc họp hội đồng khẩn cấp vào thứ Hai.
K.League 2020 hoãn vô thời hạn.
“Quyết định này đã được đưa ra để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của công chúng và các cầu thủ nhằm đối phó với sự bùng phát của dịch corona”, chủ tịch của Kwon Oh-gap của K.League cho biết.
“Chính phủ Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo COVID-19 lên mức nghiêm trọng vào ngày 23 tháng 2 và chính quyền địa phương đã được khuyến khích hạn chế tiến hành các cuộc họp và sự kiện đông đúc,” chủ tịch của K.League nói tiếp. “Chúng tôi sẽ theo dõi các diễn biến cho đến khi mối đe dọa của virus corona thực sự lắng xuống và sẽ công bố lịch trình giải đấu mới phù hợp”.
Trong cuộc họp, ban lãnh đạo giải đấu cùng quyết định rằng các trận đấu trên sân nhà của các CLB Hàn Quốc tại AFC Champions League 2020 sẽ được tổ chức theo đúng kế hoạch nhưng trong SVĐ kín không có khán giả.
Video đang HOT
Mùa giải 2020 của giải quốc nội Hàn Quốc ban đầu được dự kiến khởi động vào ngày 29 tháng 2, nơi nhà ĐKVĐ Jeonbuk Hyundai Motors lên đường bảo vệ danh hiệu của mình.
Tương tự tại Nhật Bản, trước tình hình dịch Covid-19 lan rộng, Ban lãnh đạo J.League cũng đã đi đến quyết định hoãn toàn bộ các trận đấu. Trước đó, thậm chí đã có kế hoạch ngưng luôn giải đấu nhưng giờ chỉ tạm hoãn đến nửa tháng. Đây là lần thứ hai giải đấu cao nhất của Nhật Bản nhận quyết định hoãn.
Virus corona – Covid-19 đang gây ảnh hưởng nặng đến làng túc cầu, Serie A mới đây cũng đã phải hủy toàn bộ các trận đấu hôm 23/2 vừa qua. Ngay cả đội bóng Barcelona trên đường sang Naples dự lượt đi vòng 1/8 Champions League cũng phải vượt một bài kiểm tra y tế gắt gao để xác nhận không ai nghi ngờ nhiễm Covid-19.
Theo PV (Foxsports/VN)
Chanathip chen chân vào top 10 cầu thủ đắt nhất J.League
Andres Iniesta là cầu thủ đắt giá nhất J.League hiện tại với mức 4 triệu euro theo Transfermarkt, trong khi Chanathip Songkrasin xếp vị trí thứ 9.
Andres Iniesta (Vissel Kobe, 4 triệu euro): Iniesta đang là ngôi sao nhận sự tôn trọng lớn nhất tại J.League khi từng nhiều năm thi đấu đỉnh cao ở Barcelona. Anh là nhà vô địch World Cup 2010, 2 lần đăng quang tại Euro. Iniesta nhận lương cao nhất J.League hiện tại với mức 30 triệu USD mỗi mùa.
Jô (Nagoya Grampus, 3,2 triệu euro): Jô là cầu thủ có tiếng tại J.League, khi từng khoác áo Man City, Everton và Galatasaray trong giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp. Anh từng có 20 trận ra sân cho tuyển Brazil, ghi 5 bàn. Jô đã 32 tuổi và dần bước vào giai đoạn cuối của sự nghiệp.
Fabricio (Urawa Red Diamonds, 3,1 triệu euro): Fabricio từng có thời gian ăn tập ở đội trẻ AS Roma và Udinese, nhưng không thể phát triển sự nghiệp đỉnh cao. Anh phiêu bạt sang một loạt CLB nhỏ, trước khi ổn định tương lai tại Urawa Red Diamonds. Trung vệ người Brazil được đánh giá ở đẳng cấp hàng đầu J.League hiện tại.
Gen Shoji (Gamba Osaka, 3 triệu euro): Shoji khẳng định đẳng cấp trong nhiều mùa giải khoác áo CLB Kashima Antlers tại J.League. Hè 2018, Shoji gia nhập CLB Toulouse tại giải Ligue 1. Anh trụ lại được một thời gian, rồi trở về Nhật Bản khoác áo Gamba Osaka kể từ J.League 2020. Giá trị của anh đang cao nhất đội Gamba Osaka.
Carlinhos Junior (Shimizu S-Pulse, 3 triệu euro): CLB Nhật Bản chiêu mộ Carlinhos vào tháng 1. Mùa trước, Carlinhos khoác áo FC Lugano tại giải VĐQG Thụy Sĩ. Anh ra sân 14 trận và ghi 2 bàn. Carlinhos cũng chơi 5 trận tại Europa League 2018/19.
Teruhito Nakagawa (Yokohama, 2,8 triệu euro): Sau Gen Shoji, Nakagawa là cầu thủ hiếm hoi của Nhật Bản góp mặt trong top cầu thủ đắt giá. Tiền vệ này tăng giá trị chuyển nhượng từ 900.000 euro lên 2,8 triệu euro chỉ trong một năm.
Marcos Junior (Yokohama, 2,5 triệu euro): Marcos từng là tài năng trẻ được chờ đợi của Brazil, nhưng đà phát triển của tiền vệ này không tốt như kỳ vọng. Marcos gia nhập Yokohama từ tháng 1/2019 theo dạng chuyển nhượng tự do. Đây là món hời của Yokohama, khi mùa trước Marcos ra sân 33 trận, ghi 15 bàn và 5 kiến tạo tại J.League.
Cristiano (Kashiwa Reysol, 2,5 triệu euro): Cristiano khoác áo một loạt CLB tại J.League, từ Tochigi SC, Ventforet Kofu và Kashiwa Reysol. Anh ra sân tổng cộng 99 trận tại giải đấu hạng cao nhất Nhật Bản, ghi 25 bàn và tung 27 pha kiến tạo.
Chanathip Songkrasin (Consadole Sapporo, 2,4 triệu euro): Chanathip tăng giá trị chuyển nhượng từ 2,2 triệu euro lên 2,4 triệu euro hồi tháng 12/2019. Nhờ vậy, "Messi Jay" chen chân vào top 10 cầu thủ đắt nhất J.League. Chanathip được đánh giá là niềm cảm hứng của Sapporo và đã đứng trong hàng ngũ ngôi sao tại J.League.
Shogo Taniguchi (Kawasaki Frontale, 2,3 triệu euro): Sự nghiệp của Taniguchi gắn liền với CLB Kawasaki Frontale từ 2014 đến nay. Anh chơi 166 trận, ghi 14 bàn. Taniguchi từng được triệu tập lên tuyển Nhật Bản, nhưng không xuất hiện kể từ 2017.
Theo Zing
Chanathip phải chụp cộng hưởng từ 10 lần trong 5 tháng qua Chanathip Songkrasin vẫn chưa thể ra sân cho Consadole Sapporo sau chấn thương gân kheo từ hôm 28/9 và đội ngũ y tế của đội bóng Nhật Bản đã tiết lộ những chi tiết bất ngờ. Chanathip không được triệu tập ở hai trận đấu gần đây của tuyển Thái Lan trước Congo và UAE do chấn thương anh gặp phải khi thi...