Lộ Quyết định 13 do ông Mai Tuấn Anh ký trái luật cấm hàng nghìn phương tiện giao thông
Theo tài liệu của Dân Việt, tại Quyết định số 13/QĐ- VEC-HĐTV do Chủ tịch HĐTV VEC Mai Tuấn Anh ký ngày 10.1.2019 ban hành quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia giao thông trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác, trong đó có hàng loạt quy định trái luật để cấm hàng nghìn phương tiện giao thông.
Vụ việc lãnh đạo thừa nhận chưa đủ cơ sở pháp lý khi Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam ( VEC E) thay mặt Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý đang gây bức xúc trong dư luận.
Đáng chú ý, tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chỉ có Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.
Tuy nhiên, theo Nghị định 46 không có một quy định này cho phép doanh nghiệp tự ý ban hành các quy định và tự thực hiện xử lý vi phạm đối với các phương tiện đi trên đường cao tốc mà có các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ trừ quy định tại Khoản 3, Điều 14 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT có quy định: “ Xe vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn cầu, đường bắt buộc phải di chuyển ra ngoài phạm vi đường cao tốc để khắc phục vi phạm và bị xử lý theo quy định. Đơn vị khai thác, bảo trì có quyền từ chối phục vụ xe quá tải, quá khổ theo quy định đi vào đường cao tốc, đồng thời phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời”.
VEC thừa nhận từ chối phục vụ 2 phương tiện là chưa đủ cơ sở pháp lý.
Theo tài liệu của Dân Việt, tại Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV do Chủ tịch HĐTV VEC Mai Tuấn Anh ký ngày 10.1.2019 ban hành quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia giao thông trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác ban hành đưa ra hàng loạt các quy định “trái luật”?
Ban hành kèm theo quyết định số 13 là phụ lục quy định cụ thể các trường hợp mà VEC từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia giao thông trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác.
Đồng thời, giao Tổng giám đốc VEC tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng các quy định. Các thành viên HĐTV; Kiểm soát viên; Ban Tổng giám đốc; Kế toán trưởng; Trưởng các ban, Trung tâm thuộc VEC và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Tại quyết định này, HĐTV VEC tự ý đưa ra các điều khoản vi phạm quy tắc giao thông và mức độ từ chối phục vụ như sau:
Video đang HOT
Từ chối phục vụ 7 ngày đến 30 ngày đối với các hành vi vi phạm: Dừng đỗ, đón trả khách không đúng quy định trên cao tốc; Dừng đỗ tại các nhà hàng, quán ăn, các điểm dịch vụ mở trái phép hai bên hành lang đường cao tốc, đổ chất thải, vứt rác, sang tải trên đường cao tốc, cố tình dừng, đỗ tại làn cân, trạm thu phí cản trở giao thông; Gian lận cước phí…
Từ chối 7 ngày đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất; 15 ngày khi vi phạm lần thứ 2; 30 ngày khi vi phạm lần thức 3. Ngoài ra, bị áp đụng thời gian từ chối như trên, đối với hành vi gian lận, cước phí, chủ phương tiện phải thanh toán mức phí sử dụng được bộ cao tốc các quy định của VEC.
Từ chối phục vụ từ 30 ngày đến 60 ngày đối với các hành vi vi phạm như: Chở quá tải trọng cho phép, vượt trạm, cản trờ nhân viên của các đơn vị quản lý khai thác làm nhiệm vụ; Gây rối, đe doạ, hành hung nhân viên làm nhiệm vụ trên đường cao tốc, gây mất an ninh trật tự tại các trạm thu phí, thay đổi nhận dạng xe để tránh bị từ chối là 30 ngày khi vi phạm lần thứ nhất và 60 ngày khi vi phạm lần thức 2.
Từ chối phục vụ một năm trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, quản lý khai thác đối với các hành vi vi phạm như: Dừng, đỗ, đón trả khách không đúng quy định trên đường cao tốc; dừng đỗ tại các nhà hàng, quán ăn, cấc điểm dịch vụ mở trái phép hai bên hành lang đường caot ốc; đổ chất thải vứt rác,…
Đối với trường hợp chủ phương tiện có hành vi vi phạm gây ra sự cố nghiêm trọng làm hư hỏng nặng kết cấu công trình đường cao tốc, thiệt hại về người và tài sản theo quy định của pháp luật. Ngoài việc đền bù theo quy định của pháp luật, VEC sẽ áp dụng việc từ chối phục vụ không thời hạn phương tiện này ngay từ lần vi phạm thứ nhất…
Tham chiếu từ Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành; Khoản 3, Điều 14 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT cho thấy VEC tự sáng tạo ra hàng loạt các quy định trái luật để cấm hàng nghìn phương tiện (nếu họ không vi phạm quy định về chở hàng quá tải, quá khổ) có thể coi là hành vi ngồi xổm trên pháp luật?.
Theo Danviet
Vụ VEC cấm ô tô đi trên cao tốc: Không có căn cứ và vô pháp?
Luật sư cho rằng, việc Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện tham gia trên các tuyến đường cao tốc do đơn vị quản lý là chế tài không có căn cứ và vô pháp luật.
Những ngày qua, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm việc VEC E ra thông cáo thay mặt Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC), chủ đầu tư đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 ô tô mang BKS 51A-558.50 và 51G-772.56 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý.
Lý giải về thông báo này, VEC E cho biết các tài xế điều khiển các phương tiện nêu trên đã có hành vi được cho là gây rối, cản trở giao thông trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Nhiều người xuống xe tranh cãi với nhân viên thu phí (Ảnh: VEC E)
Ô tô hết hạn đăng kiểm mới cấm lưu thông
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM cho rằng, việc VEC E từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ô tô vì tài xế được cho là có hành vi gây rối, cản trở giao thông trên cao tốc HLD làm ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân của các chủ phương tiện.
"Các trường hợp hạn chế quyền công dân và quyền con người phải được pháp luật quy định, nếu không có quy định cụ thể của pháp luật, không ai có quyền tước đoạt hoặc hạn chế quyền công dân, quyền con người của người dân" - ông Hậu phân tích.
Trong Luật An toàn giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành không có bất cứ quy định nào quy định về quyền của chủ đầu tư đường cao tốc "được quyền" từ chối phục vụ đối với phương tiện giao thông vi phạm.
Mặt khác, trường hợp các tài xế này nếu có hành vi gây rối trật tự giao thông thì chủ thể chịu trách nhiệm trước pháp luật phải là chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện, chứ không phải là bản thân các phương tiện giao thông.
Việc xử lý đối với hành vi vi phạm sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật, về thẩm quyền xử lý, mức xử phạt, hình thức xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Bên cạnh đó, xe ô tô không bị cấm lưu hành trừ khi phương tiện này không đạt kết quả kiểm định (đăng kiểm).
"Ở đây, xe ô tô là vật vô tri vô rác nên không thể là đối tượng chủ thể, trong khi đó VEC E chỉ là đơn vị quản lý dịch vụ. Từ những căn cứ trên có thể khẳng định việc từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 02 phương tiện trên đường cao tốc của VEC E là không có căn cứ. Đây là một chế tài vô lối, vô pháp luật" - luật sư Hậu nêu quan điểm.
Trạm thu phí trên cao tốc
Không thể cấm nếu luật chưa quy định
Luật sư Phạm Văn Phất - Văn phòng luật sư An Phát Phạm (Đoàn luật sư Quảng Ninh) cho hay, tại khoản 2, điều 1 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội...
"Vì vậy theo Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không có quy định hạn chế quyền công dân đối với người đe dọa, uy hiếp an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển (cấm bay). Trong trường hợp này, bất kể cơ quan nào muốn "cấm" ô tô lưu thông trên cao tốc phải có thẩm quyền và được pháp luật quy định" - luật sư Phất nêu quan điểm.
Trong khi đó, TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định, VEC không phải là chủ sở hữu của các tuyến đường cao tốc thì đương nhiên VEC không có quyền loại trừ người khác khỏi việc sử dụng các tuyến đường đó. Đó là bản chất của pháp luật.
Như Dân trí đã thông tin, chiều 12/2, ông Nguyễn Văn Huyện- Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) khẳng định, VEC chỉ có quyền từ chối xe quá tải, không có thẩm quyền cấm lưu thông trên cao tốc. "Thẩm quyền xử lý việc đó là của cơ quan quản lý nhà nước. Chúng tôi yêu cầu họ báo cáo trong ngày mai, từ đó để có cơ sở xử lý vụ việc"- ông Huyện thông tin.
Nếu VEC E trích dẫn quy định nào đó để bảo lưu quan điểm đang gây phản ứng, "dậy sóng" dư luận, ông Huyện khẳng định "sẽ thu hồi quyết định, văn bản đó".
Được biết, hiện nay VEC đang quản lý, khai thác 4 tuyến đường cao tốc (Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây).
Nguyễn Trường
Theo Dantri
Từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện, lãnh đạo VEC thừa nhận sai Văn bản tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Tổng giám đốc VEC Trần Văn Tám ký đã thừa nhận việc VEC E đề xuất từ chối phục vụ vô thời hạn đối với 2 phương tiện mang BKS: 51A-55850 và 51G-77256 trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý là chưa đủ cơ sở. Liên quan tới việc Công ty...