Lò phản ứng thu nhỏ – giải pháp cung cấp năng lượng cho các căn cứ Mặt Trăng

Theo dõi VGT trên

Các phi hành gia sống trên Mặt Trăng sẽ cần rất nhiều năng lượng, nhưng họ không thể mang theo nguồn cung nhiên liệu bên mình.

Thế hệ lò phản ứng hạt nhân thu nhỏ mới có thể là giải pháp tuyệt vời trước thách thức này.

Lò phản ứng thu nhỏ - giải pháp cung cấp năng lượng cho các căn cứ Mặt Trăng - Hình 1
Hình ảnh minh họa nhà máy điện trên Mặt Trăng. Ảnh: NASA

Giống như nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng khác, bộ phim truyền hình Space 1999 khởi chiếu vào những năm 1970 đã gây tiếng vang lớn. Bộ phim kể về vụ nổ hạt nhân xé Mặt Trăng ra khỏi quỹ đạo Trái Đất và đưa căn cứ Mặt Trăng Alpha cùng các nhà khoa học hoạt động trên căn cứ này vào một cuộc phiêu lưu thú vị xuyên không gian sâu thẳm.

Chắc hẳn, bộ phim này đã để lại ấn tượng với Elon Musk thời trẻ. Năm 2017, khi hình dung kế hoạch của SpaceX về căn cứ Mặt Trăng trong tương lai, ông Musk đã đặt tên cho căn cứ này là Alpha. Hiện nay, SpaceX đang hợp tác với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) để đưa loài người trở lại bề mặt Mặt Trăng như một phần trong chương trình Artemis.

NASA và Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành các hướng dẫn tổng hợp để khám phá Mặt Trăng một cách hòa bình dưới hình thức Hiệp định Artemis. Cho đến nay đã có 36 quốc gia – bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Canada, Australia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Hàn Quốc – đã tham gia.

Trung Quốc cũng đang dẫn đầu trong cuộc đua xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng. Trong đó, trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế, được thành lập vào năm 2021, hiện có Nga, Belarus, Pakistan, Azerbaijan, Venezuela, Ai Cập và Nam Phi cùng hợp tác.

Giới quan sát nhận định rằng dù liên minh nào xây dựng căn cứ đầu tiên trên Mặt Trăng cũng cần một nguồn năng lượng đáng tin cậy. Trên khắp thế giới, nhiều công ty và cơ quan vũ trụ cũng đều có kết luận tương tự.

Ông Simon Middleburgh tại khoa Tương lai Hạt nhân thuộc Đại học Bangor ở Wales nhấn mạnh: “Sự thật, hạt nhân là lựa chọn duy nhất để cung cấp năng lượng cho căn cứ Mặt Trăng”.

Một ngày trên Mặt Trăng không phải là 24 giờ như trên Trái Đất mà kéo dài một tháng, chính xác là 29,5 ngày. Thực tế, có hai tuần ánh sáng ban ngày, sau đó là hai tuần tối tăm, với nhiệt độ lên tới -130 độ C.

Đây là lý do các sứ mệnh Apollo từ năm 1969 đến năm 1972 đều diễn ra vào ngày trăng và gần xích đạo của Mặt Trăng, khi nhiệt độ có thể kiểm soát và ánh sáng Mặt Trời kéo dài có thể cung cấp năng lượng cho các thiết bị khoa học và tàu thăm dò.

Lò phản ứng thu nhỏ - giải pháp cung cấp năng lượng cho các căn cứ Mặt Trăng - Hình 2
Hình ảnh minh hoạ lò phản ứng vi mô Space Flower Moon có thể giúp cung cấp năng lượng cho các sứ mệnh Mặt Trăng trong tương lai. Ảnh: Rolls-Royce

Video đang HOT

Tại Cực Nam của Mặt Trăng, nơi có nhiều tiềm năng đặt căn cứ nhất, một số vị trí nhất định được Mặt Trời chiếu sáng trong hơn 80% thời gian. Nhưng nhiệt độ có thể giảm hơn nữa ở những miệng hố bị che khuất vĩnh viễn, nơi có thể tìm thấy nước đóng băng. Lượng nước này cần thiết không chỉ để giúp các phi hành gia sống sót mà còn để sản xuất nhiên liệu vì không có khí đốt hoặc dầu trên Mặt Trăng.

“Hạt nhân là điều đáng quan tâm duy nhất trên Mặt Trăng. Chúng ta không thể mang nhiên liệu lên đó được. Các tấm pin Mặt Trời sẽ không hoạt động. Máy phát điện diesel sẽ không hoạt động và máy phát nhiệt vô tuyến kiểu cũ cũng không đủ lớn để tạo ra năng lượng”, ông Middleburgh nói.

Năm 1969, máy phát nhiệt đồng vị phóng xạ đầu tiên được sử dụng trên Mặt Trăng trên tàu Apollo 11, sử dụng nhiệt sinh ra từ sự phân rã của chất phóng xạ plutoni-238 để giữ cho các thiết bị khoa học ở nhiệt độ có thể hoạt động. Trên tàu Apollo 12, lượng nhiệt này được chuyển thành điện năng để cung cấp năng lượng cho một gói thiết bị, đ.ánh dấu việc sử dụng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên Mặt Trăng, mặc dù không ở quy mô trên Trái đất. Máy phát điện hình trụ này có kích thước chỉ 45,7 x 40,6cm.

Một lò phản ứng hạt nhân vi mô sẽ phải đủ nhẹ và chắc chắn để di chuyển 384.400 km và sau đó được lắp đặt để sử dụng trong những điều kiện vô cùng kỳ khắc nghiệt trên bề mặt Mặt Trăng – bao gồm bụi mịn xâm nhập hoặc lớp đất đá bao phủ.

Năm 2022, NASA đã ký hợp đồng với Lockheed Martin, Westinghouse và IX, hợp tác với Intuitive Machines và X-Energy để phát triển lò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng.

Giai đoạn đầu tiên đã hoàn thành hồi tháng 2, với việc trình bày các thiết kế cho một lò phản ứng có thể duy trì căn cứ Mặt Trăng trong ít nhất một thập kỷ.

Lò phản ứng thu nhỏ - giải pháp cung cấp năng lượng cho các căn cứ Mặt Trăng - Hình 3
Hình ảnh minh hoạ căn cứ trên Mặt Trăng trong tương lai. Ảnh: Rolls-Royce

Ông Shatel Bhakta, trưởng nhóm kiến trúc Mặt Trăng tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA, cho biết: “Chúng tôi tự tin vì đã sử dụng công nghệ hạt nhân trong các sứ mệnh không gian trước đây như Pioneer, Voyager và Cassini, nơi các hệ thống này vượt xa t.uổi thọ thiết kế ban đầu của chúng”.

Theo ông, môi trường khắc nghiệt, mong muốn giảm thiểu khối lượng và thể tích, độ tin cậy cao và đảm bảo nguồn điện liên tục để giữ an toàn cho phi hành đoàn, là một số yếu tố được đưa vào thiết kế lò phản ứng trên bề mặt Mặt Trăng. Ngoài ra, do khoảng cách từ Trái Đất quá xa và sự chậm trễ trong liên lạc, hệ thống phải được thiết kế tự động, với sự can thiệp tối thiểu của con người.

Trong khi đó, hồi tháng 3, Cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga tuyên bố sẽ xây dựng lò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng với Cơ quan quản lý vũ trụ quốc gia Trung Quốc vào năm 2035 để cung cấp năng lượng cho căn cứ chung trên Mặt Trăng.

Ông Yury Borisov, Tổng giám đốc Roscosmos, nói với truyền thông nhà nước Nga rằng căn cứ này sẽ được xây dựng “mà không có sự hiện diện của con người”.

Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh cũng đã công bố khoản tài trợ mới trị giá 3,6 triệu USD cho việc thiết kế lò phản ứng hạt nhân mô-đun Mặt Trăng. Trong hơn 60 năm, Rolls-Royce đã âm thầm thiết kế, sản xuất và hỗ trợ tất cả các lò phản ứng hạt nhân cho các tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Anh.

Ông Jake Thompson, kỹ sư trưởng phụ trách chương trình Hạt nhân Mới của Rolls-Royce, cho biết: “Chúng tôi có truyền thống lâu đời về việc cung cấp các lò phản ứng hạt nhân rất nhỏ gọn. Vì vậy, chúng tôi đang đưa khả năng đó vào các lĩnh vực mới thực sự thú vị này như thám hiểm không gian”.

Chương trình lò phản ứng vi mô Rolls Royce đang trong giai đoạn phát triển ý tưởng. Thử nghiệm này đang được thực hiện trên các thành phần nguyên mẫu và mục đích là có một mô hình sẵn sàng được đưa trên Mặt Trăng vào năm 2029.

“Đây là những hệ thống lò phản ứng dựa trên phân hạch nên chúng sẽ sử dụng dạng urani có độ giàu thấp. Chúng tôi đã có một ý tưởng khá hay về việc những hệ thống này sẽ trông như thế nào và – đặc biệt đối với không gian – chúng sẽ nặng bao nhiêu. Mỗi lò phản ứng siêu nhỏ Rolls Royce sẽ tạo ra công suất 50-100 kW và hoạt động trong ít nhất một thập kỷ”, ông Thompson nói.

Ông cho biết điều đó phụ thuộc vào nhu cầu về kiến trúc và cơ sở hạ tầng trên bề mặt Mặt Trăng, nhưng dự tính có một lưới điện siêu nhỏ với một vài lò phản ứng được bổ sung năng lượng Mặt Trời ở Nam Cực.

Theo ông, lò phản ứng vi mô sẽ có kích thước gần bằng một chiếc ô tô gia đình và nặng vài tấn. Đối với một lò phản ứng hạt nhân, kích thước này là vô cùng nhỏ. Song với một hệ thống không gian, chúng vẫn còn tương đối lớn. Lò phản ứng thu nhỏ là điều mà nhiều tổ chức coi là “chìa khóa” cho một thiết kế thành công, bao gồm cả Viện Tương lai Hạt nhân, đang hợp tác trong dự án Rolls-Royce.

Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ chỉ triển khai một hệ thống khi hệ thống đó an toàn ở mọi khía cạnh, bao gồm cả việc phóng và lò phản ứng chỉ được thiết kế bật khi nó thực sự chạm tới bề mặt Mặt Trăng. Trước khi lò phản ứng được bật, nhiên liệu hạt nhân bên trong sẽ ở trạng thái trơ. Nó hoàn toàn an toàn khi cầm và chạm vào và không có tính phóng xạ cho đến khi lò phản ứng đó được bật”.

Là một phần của quá trình thiết kế, các kỹ sư cũng đang xem xét các quy trình cuối vòng đời của các lò phản ứng vi mô này.

Ông Bhakta cho biết: “Khi sứ mệnh lò phản ứng Mặt Trăng của chúng tôi hoàn thành, chúng tôi sẽ tắt nó và mức độ phóng xạ sẽ giảm dần để có thể tiếp cận và chuyển nó một cách an toàn đến địa điểm lưu trữ lâu dài nếu muốn”.

Nguồn tài trợ và thời gian để hoàn thiện những công nghệ này là cần thiết, nhưng ứng dụng của thiết kế lò phản ứng vi mô trên Mặt Trăng có thể mở rộng đến Trái Đất – từ các module năng lượng linh hoạt, có thể nhỏ hơn nhiều so với các nhà máy điện hiện có, cho đến y học hạt nhân.

Ông Middleburgh, rất lạc quan về công nghệ trong không gian và trên Trái Đất, cho rằng loài người đã có rất nhiều thời kỳ phục hưng hạt nhân nhưng cần có cơ hội để chứng minh rằng hạt nhân là an toàn và không có carbon tại thời điểm cung cấp.

“Các ứng dụng này thật đáng kinh ngạc nếu chúng ta có thể cho mọi người thấy rằng hạt nhân có thể được cung cấp đúng thời hạn, phù hợp với ngân sách và làm được những điều hữu ích thú vị – những điều sẽ cứu thế giới”, ông nói.

Khó có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân

Tính đến tháng 10/2023, trên thế giới có khoảng 450 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung cấp khoảng 10% tổng sản lượng điện và khoảng 4% tổng các nguồn năng lượng toàn cầu.

Hiện nay, có 60 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng và 110 dự án mới đang được các nước lên kế hoạch thực hiện.

Điều này cho thấy, để cụ thể hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero), thế giới rất khó có giải pháp thay thế cho năng lượng hạt nhân, đặc biệt trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas đang diễn ra.

Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tính đến ngày 1/8/2023, Mỹ có 93 lò phản ứng (54 nhà máy điện hạt nhân) đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt thực là 95.523 MW. Năm 2021, các tổ máy điện hạt nhân của Mỹ tạo ra 778 tỷ kWh, ít hơn 1,5% so với năm 2020. Tỷ trọng sản xuất điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện giảm và còn 18,9% so với 19,7% vào năm 2020.

Khó có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân - Hình 1
Nhà máy điện hạt nhân Rostov của Nga.

Hầu hết các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động tại Mỹ đều được xây dựng từ năm 1967 - 1990. Sau vụ tai nạn ở Nhà máy Điện hạt nhân Three Mile Island năm 1979, khủng hoảng trong ngành năng lượng hạt nhân ở Mỹ bắt đầu gia tăng, gắn liền với việc thu hồi vốn chậm của các nhà máy điện hạt nhân và cạnh tranh với các nhà máy than, khí đốt. Kể từ năm 1996, tại Mỹ, chỉ có một lò phản ứng mới được đưa vào sử dụng. Đội ngũ nhà máy điện hạt nhân tiếp tục già đi, với độ t.uổi trung bình là 41,6 t.uổi, một trong những chỉ số già nhất đối với các ngành sản xuất trên thế giới. Hiện, chỉ có nhà máy điện hạt nhân AP-1000 mới đang tiếp tục được xây dựng tại bang Georgia. Cùng với tuyên bố chính sách hướng tới năng lượng "sạch", Mỹ không từ bỏ năng lượng hạt nhân. Bộ Năng lượng Mỹ gần đây đã đề xuất tăng gấp ba lần công suất của các nhà máy điện hạt nhân trong nước, với tổng công suất 200 GW thế hệ hạt nhân mới vào năm 2050 để bảo đảm Net Zezo. Chương trình ước tính trị giá hơn 700 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, Mỹ cần đưa vào vận hành tổng sản lượng 13 GW đối với các nhà máy điện hạt nhân mỗi năm, bắt đầu từ năm 2030.

Trong khi đó, tại châu Âu, một nhóm quốc gia, dẫn đầu là Pháp, hiểu rõ triển vọng phát triển năng lượng hạt nhân và đề xuất đưa năng lượng hạt nhân vào Hệ thống phân loại châu Âu (một hệ thống phân loại được tạo ra để làm rõ những khoản đầu tư mang tính thân thiện môi trường bền vững trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh châu Âu) và công nhận điện hạt nhân là năng lượng xanh. Trong thông điệp gửi Ủy ban châu Âu (EC) hồi tháng 10/2021, các nước Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Czech, Phần Lan, Pháp, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovakia và Slovenia nêu rõ: "Năng lượng hạt nhân là an toàn và sáng tạo. Hơn 60 năm qua, công nghiệp hạt nhân châu Âu đã chứng minh được độ tin cậy và an toàn của mình. Công nghiệp này tạo ra một triệu việc làm có trình độ cao ở châu Âu". Ngược lại, một tháng sau đó, trong bức thư gửi EC, 16 chính trị gia từ 8 quốc gia châu Âu, nổi bật nhất là Đức và Austria, đã đưa ra yêu cầu ngược lại khi nhấn mạnh: "Tương lai thuộc về năng lượng tái tạo". Tuy nhiên, vào tháng 7/2022, điện hạt nhân vẫn được đưa vào Phân loại của EU trong Đạo luật ủy quyền bổ sung.

Đối với Pháp, nước này đang đẩy mạnh các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tháng 10/2021, Tập đoàn Điện lực của Pháp (EDF) đệ trình lên Chính phủ Ba Lan đề xuất xây dựng 4-6 tổ máy thế hệ thứ ba (EPR). Tuy nhiên, một số vấn đề từ quá trình xây dựng ở Phần Lan như chậm đưa vào vận hành khiến Ba Lan từ chối đề xuất của Pháp. Các công ty Hàn Quốc hoặc Mỹ có thể được chọn cho các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ba Lan. Tháng 4/2021, EDF đệ trình đề xuất khả thi về Nhà máy Điện hạt nhân Jaitapur ở Ấn Độ với sáu lò phản ứng EPR tới Tập đoàn hạt nhân NPCIL của Ấn Độ. Thỏa thuận hiện đang được thống nhất.

Còn tại Nga, Tập đoàn Rosenergoatom hiện đang vận hành 11 nhà máy điện hạt nhân, khai thác 37 tổ máy với tổng công suất lắp đặt trên 29,5 GW. Về sản xuất, Nga đứng thứ tư trên thế giới. Năm 2022, các nhà máy điện hạt nhân của Nga lập kỷ lục sản xuất với 223,371 tỷ kWh. Nga cũng dẫn đầu thế giới về xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài, chiếm 70% thị trường toàn thế giới. Năm 2021, năm tổ máy VVER-1200 được xây dựng, bao gồm ở Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, đưa số dự án Nga đã và đang xây dựng ở nước ngoài đến nay lên 23/60 nhà máy điện hạt nhân trên toàn cầu. Theo Tạp chí Power của Mỹ, Nhà máy điện Novovoronezh của Nga có lò phản ứng VVER-1200 thế hệ 3 đã chiến thắng giải ở hạng mục "Nhà máy tốt nhất" năm 2017. Tổ máy này dựa trên những thành tựu và phát triển mới nhất, đáp ứng mọi yêu cầu an toàn sau Fukushima (vì thế gọi là lò phản ứng thế hệ 3 ). Đây là loại đầu tiên và duy nhất cho đến nay có sự kết hợp giữa các tính năng an toàn chủ động và thụ động. Tập đoàn Nga Rosatom hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất uranium, khai thác khoảng 7 nghìn tấn mỗi năm (chiếm 15% thị trường thế giới). Nửa đầu năm 2023, Mỹ mua 416 tấn uranium từ Nga, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2022, mức tối đa kể từ năm 2005 và chiếm 32% nhu cầu nhiên liệu hạt nhân của Mỹ.

Tại châu Á, Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu về tốc độ xây mới. Tính đến tháng 10/2023, Trung Quốc có 55 lò phản ứng đang hoạt động với tổng công suất trên 53 GW. Năm 2021, các nhà máy điện hạt nhân sản xuất ra 383,2 tỷ kWh ở Trung Quốc, chiếm 5% lượng điện của nền kinh tế thứ hai thế giới, gần bằng năm 2020. Trung Quốc có ngành công nghiệp hạt nhân trẻ nhất. Vào tháng 3/2022, Cơ quan năng lượng quốc gia của Trung Quốc công bố kế hoạch đặt mục tiêu tăng công suất của ngành lên 70 GW vào năm 2025. Tính đến năm 2023, Trung Quốc xây dựng 25 tổ máy với công suất 20.932 MW. Năm 2021, Trung Quốc xây dựng ba tổ máy điện mới (Trường Giang-3 và 4 và Sanaocun-2) với lò phản ứng Hualong One (Rồng Trung Quốc), HPR-1000, dự án lò phản ứng nước điều áp thế hệ thứ ba. Trung Quốc có kế hoạch sử dụng dự án này làm cơ sở cho việc phát triển năng lượng hạt nhân và xuất khẩu công nghệ.

Trong khi đó, trước sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo vào tháng 3/2011, ngành công nghiệp điện hạt nhân của Nhật Bản chiếm khoảng 30% tổng sản lượng điện của nước này. Sau sự cố, Nhật Bản đã quyết định ngừng hoạt động của các lò phản ứng đang hoạt động cũng như dừng xây thêm các lò phản ứng mới. Tuy nhiên, vào tháng 8/2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết sẽ khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân đang dừng hoạt động. Ông đã chỉ đạo một hội đồng chính phủ nghiên cứu việc sử dụng các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo trang bị các cơ chế an toàn mới để giúp đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Vì vậy, khả năng phục hưng năng lượng hạt nhân của Nhật Bản cũng có thể xảy ra. Hiện nay, số lò phản ứng hạt nhân đang vận hành ở Nhật Bản là 33. Tháng 7/2023, lò phản ứng Takahama đã hoạt động trở lại sau 12 năm tạm dừng.

Theo báo cáo của IAEA năm 2021, có hai kịch bản có thể xảy ra. Ở kịch bản lạc quan, ngành Điện hạt nhân thế giới sẽ tăng gấp đôi công suất vào giữa thế kỷ này. Còn kịch bản bi quan là duy trì ở mức công suất lắp đặt như hiện nay, nhưng sản xuất sẽ tăng lên. Các nhà quan sát cho rằng, để đạt được mục tiêu trung hòa carbon bằng 0 vào năm 2050, năng lượng hạt nhân toàn cầu phải tăng gấp đôi vào năm 2050 theo kịch bản lạc quan.

Còn theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), sản lượng điện hạt nhân toàn cầu sẽ tăng gấp 2-5 lần vào năm 2050. Về phần mình, các chuyên gia của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho rằng, trong giai đoạn 2021-2045, tỷ trọng điện hạt nhân trong bản tổng thể năng lượng cũng tăng từ 5,3 lên 6,6%.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Lan Ngọc bất ngờ lộ diện, Mai Phương Thúy hối hả, vợ chồng Trường Giang và nửa showbiz tề tựu
20:37:23 29/06/2024
Bất ngờ với thực đơn cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt kém t.uổi
21:07:39 29/06/2024
Full clip Midu bước vào lễ đường: Thiếu gia Minh Đạt nhìn vợ nghẹn ngào, lời phát biểu của cô dâu cực xúc động
23:44:33 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt khóc nức nở thề nguyện với Midu: Anh hứa nhường em, cho em làm "nóc nhà"!
22:45:00 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục đồng ý ly hôn, vẫn trách móc vợ, tự tin công khai "vợ 4"?
21:35:34 29/06/2024
Bị "giật" chú rể Minh Đạt ngay giữa đám cưới, Midu có thái độ thế nào?
22:35:02 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt liên tục lau nước mắt sau màn thổi sáo trong đám cưới cùng Midu
22:54:29 29/06/2024
Do ghen tuông, đi c.hém nhiều người, một nạn nhân t.ử v.ong
20:41:27 29/06/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng

06:02:08 30/06/2024
Ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đang phải đối mặt với thiệt hại về môi trường từ một nguyên nhân không ngờ tới là mì ăn liền.

Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah

06:01:44 30/06/2024
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.

Mỹ điều chỉnh đề xuất thỏa thuận ngừng b.ắn ở Dải Gaza

05:48:28 30/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Israel B. Netanyahu cho rằng vẫn có những khoảng trống giữa đề xuất ngừng b.ắn mà Chính phủ Israel phê chuẩn với phiên bản được Tổng thống Joe Biden công bố, ngoài ra cách Mỹ mô tả về thỏa thuận này là chưa toàn d...

Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm

05:40:19 30/06/2024
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Vụ bê bối 'Hồ sơ Panama': 28 bị cáo được tuyên trắng án

18:11:02 29/06/2024
Sau vụ bê bối trên, Panama đã thông qua luật mới nhằm minh bạch tài chính, nhưng quốc gia Trung Mỹ này vẫn nằm trong danh sách đen của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến trốn thuế.

Có thể bạn quan tâm

Review nóng tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: "Ăn đứt" Anh Trai Say Hi!

Tv show

06:29:27 30/06/2024
Sau nhiều ngày chờ đợi, tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai chính thức được lên sóng và thu hút sự theo dõi của khán giả.

3 món ngon từ phần cuối cùng trong các bộ phận của heo, giúp bổ thận tráng dương cho quý ông

Ẩm thực

06:10:43 30/06/2024
Đuôi heo là một thành phần quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, có thể chế biến thành nhiều món ăn phong phú và hấp dẫn.

Mỹ nhân 'Trò chơi con mực' Jung Ho Yeon rục rịch tái xuất

Hậu trường phim

06:02:54 30/06/2024
Mới đây, mỹ nhân sinh năm 1994 bất ngờ lên trang bìa của tạp chí Elle Mỹ và bật mí nhiều về lần trở lại cùng sê ri tâm lý mang tên Disclaimer của Apple TV+.

Phim mới chiếu đã được khen nức nở vì kịch bản quá sốc, nữ chính diễn hay tới độ netizen đòi trao ngay Daesang

Phim châu á

06:01:42 30/06/2024
Phim lấy chủ đề chính trị cực kỳ kén khán giả nhưng vẫn nhận được sự quan tâm từ đông đảo người xem bởi nó có sự góp mặt của hai tên t.uổi đình đám là Sol Kyung Gu và Kim Hee Ae.

Dựa trên học thuyết của Stephen Hawking, giới khoa học tìm được lỗ đen mới, có thể giải thích được vật chất tối

Lạ vui

05:43:13 30/06/2024
Nghiên cứu mới cho thấy vật chất tối có thể là những lỗ đen hình thành ở 1/1.000.000.000.000.000.000 giây (một phần một tỷ tỷ giây) đầu tiên sau sự kiện Big Bang.

Trung Quốc đưa ra ý tưởng giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên

Sức khỏe

05:37:22 30/06/2024
Ông Cảnh Sảng kêu gọi sự hợp tác từ tất cả các bên, đặc biệt là Mỹ, đồng thời hối thúc Mỹ xem xét lại cách tiếp cận của nước này đối với các quan hệ quốc tế và việc giải quyết xung đột.

Xót xa với hình ảnh tàn tạ của Celine Dion khi chiến đấu với bệnh nan y

Sao âu mỹ

23:04:21 29/06/2024
Mắc bệnh hiểm nghèo, ngày ngày chiến đấu với những cơn đau dữ dội và đối diện với nguy cơ vĩnh viễn không hát được, Celine Dion vẫn cho thấy sức mạnh phi thường.

S.T Sơn Thạch lần đầu lên tiếng tin đồn tình cảm với doanh nhân

Sao việt

22:51:11 29/06/2024
Trong thời gian qua, ca sĩ S.T Sơn Thạch liên tục bị soi đeo đồ đôi, thường xuyên xuất hiện chung với một doanh nhân tên L.T.K.

GG Live mang đến "phép lạ" ở APL 2024, dù thua nhưng vẫn đ.ánh hay đến mức "lỗi game"?

Mọt game

22:35:56 29/06/2024
Sau chiến thắng tuyệt đối trướcOne Star Esports,GG Liveđã trở thành đại diện cuối cùng của Việt Nam thi đấu tạiAPL 2024. Tuy nhiên, đội tuyển này lại không thực sự được lòng quá nhiều fan Liên Quân Mobile ở thời điểm hiện tại.

Tụ tập tại nhà riêng "mở tiệc" ma tuý

Pháp luật

22:26:08 29/06/2024
Chiều 29/6, Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết vừa bắt quả tang Chu Quang Nam (SN 1979, ngụ phường 9, TP Sóc Trăng) đang tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý.

Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn

Tin nổi bật

22:18:18 29/06/2024
Buồn chán chuyện gia đình, sau một hồi thẫn thờ đi vài vòng quanh hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô gái trẻ lao mình xuống dòng nước đen thẫm tại đây. Rất may mắn, cô gái nhanh chóng được người dân phát hiện, c...