Lo nhất chất lượng tôm giống trôi nổi làm khổ nông dân
“Trước khi chuyển sang làm ngành sản xuất tôm giống và giống cá chẽm, tôi từng nhiều năm nuôi tôm nên thấu hiểu được những vất vả, rủi ro của người nông dân. Điều tôi lo nhất hiện giờ là giống thủy sản trôi nổi trên thị trường từ những cơ sở sản xuất giống kém chất lượng đang làm khổ bà con nông dân và làm ảnh hưởng những doanh nghiệp sản xuất giống chân chính”
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên) với Dân Việt. Bà Nga nhớ lại: Đầu những năm 90, khi chúng tôi bắt đầu xây trại tôm giống, gia đình tôi đã phải bán đi chiếc xe Honda Dream là vốn liếng duy nhất. 10 năm gian khó nhất đã qua, tôi ngẫm lại mà cứ ngỡ như ngày hôm qua vậy.
Mỗi năm cung cấp 3 tỷ tôm giống, 10.000 tấn tôm
Bà Nguyễn Thị Nga cho biết thêm: Từ khoảng 5 tỷ đồng và hơn 20 người lao động, sau 10 năm hình thành và phát triển, tổng tài sản đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, giải quyết hàng ngàn lao động tại địa phương góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Hiện tại Đắc Lộc đứng top 5 nhà cung cấp giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.
Ông Lê Hữu Tình – Phó Giám đốc DNTN Thủy sản Đắc Lộc luôn đội một chiếc mũ cối lăn lộn với đầm, ao tôm. Ảnh: Ngọc Thọ
“Hàng năm, Đắc Lộc cung cấp khoảng 3 tỷ con giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh, chất lượng cao, hơn 8 triệu con giống cá chẽm và nhiều loại giống thuỷ hải sản khác để đáp ứng nhu cầu con giống cung cấp cho thị trường. Mỗi năm Đắc Lộc thu mua và cung cấp cho các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh hơn 10.000 tấn tôm thẻ nguyên liệu” – bà Nga nói.
10 năm qua, Đắc Lộc cùng đồng hành với người nông dân cung cấp khoảng 3.000 tấn thức ăn và các loại khoáng, vi sinh, thuốc thú y chủ yếu phục vụ cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Đắc Lộc vừa nhận cờ Thi đua của Chính phủ về thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước tỉnh Phú Yên năm 2015. Ngày mai (8.10), Đắc Lộc sẽ là một trong số ít doanh nghiệp ký cam kết cung ứng nông sản an toàn với Bộ NNPTNT.
Theo bà Nga, thành công có được của thủy sản Đắc Lộc ngày hôm nay chính là nhờ chữ tín, bất luận trong hoàn cảnh nào, Đắc Lộc cũng không bao giờ bán rẻ chữ tín mà đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng kém.
“Mong muốn lớn nhất của tôi là tạo ra được những con tôm giống chất lượng cao và cung ứng tới tận tay người nuôi, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm để bà con nông dân không còn chịu cảnh thua lỗ” – bà Nga nói.
Video đang HOT
Cần cơ quan chức năng mạnh tay
Khi tôi hỏi với lĩnh vực đang phát triển mạnh như thủy sản thì đâu là nỗi lo của Đắc Lộc, bà Nga cho hay: “Thị trường hiện nay, số lượng tôm giống không nguồn gốc, trôi nổi, chất lượng thấp thì nhiều. Giờ, chuyển sang làm tôm giống, tôi luôn đặt mình vào vị trí của người nông dân, người nuôi. Chúng tôi làm mọi thứ có thể miễn sao tốt cho nông dân, người nuôi: Đầu tư nhân lực chất lượng cao, công nghệ, quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ… để có thể tạo ra những con giống khỏe, sạch cho bà con.
Thực tế, có những công ty làm tôm giống chất lượng thấp, số lượng nhiều, họ trà trộn và làm ảnh hưởng đến những công ty làm ăn chính đáng. Đơn cử, trong 1 xã, một hộ thả nuôi 5 ao tôm sạch bệnh và 5 ao tôm với giống không sạch bệnh, sau một thời gian, tôm chết, lây lan hết cho cả những ao còn lại. Như vậy, ảnh hưởng về uy tín mà những công ty làm ăn chân chính là rất lớn. “Cơ quan chức năng phải có giải pháp xử lý triệt để tình trạng này chứ như vậy không ổn” – bà Nga trăn trở.
Đắc Lộc nhận cờ Thi đua của Chính phủ vì những đóng góp cho kinh tế – xã hội địa phương. Ảnh: ĐLCC
Trong cuộc trò chuyện thêm với anh Lê Hữu Tình – Phó Giám đốc Doanh nghiệp, tôi tình cờ lật giở những trang giấy ghi lại những dòng lưu bút của tất cả các vị khách tới thăm Đắc Lộc. Trong cuốn sổ đã cũ. Tôi bị ấn tượng nhất với những dòng chữ: “Thủy sản Đắc Lộc đã và đang có Đắc nhân tâm, Đắc tài và mãi mãi Đắc Lộc”. Hỏi Lê Hữu Tình, anh cho biết đây là những dòng chữ viết tay đề tặng của một lãnh đạo cấp cao đề tặng và giờ là “slogan” của Đắc Lộc.
Trước khi chia tay, anh Lê Hữu Tình khoe với PV Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt: “Ngoài các đối tượng thủy sản nuôi nói trên, doanh nghiệp đang tính đến hình thức nuôi mới một số đối tượng như tôm hùm, cá ngựa trên cạn… Doanh nghiệp đang xây dựng chuỗi giá trị gia tăng trong nuôi trồng thủy sản, từ tôm bố mẹ đến tôm giống được sản xuất theo quy trình công nghệ cao, cùng các mô hình nuôi tôm thương phẩm chất lượng cao. Thời gian tới, doanh nghiệp sẽ xây dựng nhà máy chế biến thủy hải sản công nghệ cao nhằm đưa sản phẩm thủy sản địa phương và thủy sản Đắc Lộc đến được nhiều thị trường trong nước và quốc tế”.
Theo Danviet
Lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn: Nhân lên nhiều địa chỉ xanh, sạch!
Ngày mai 8.10, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN tổ chức lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với tốp 15 doanh nghiệp (DN) đầu tiên về sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.
Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong Chương trình truyền thông "Địa chỉ Xanh - Nông sản Sạch" do Bộ NNPTNT chủ trì và giao Báo NTNN làm đầu mối triển khai thực hiện.
Thêm nhiều chuỗi sản xuất nông sản sạch
Chương trình truyền thông "Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch", chính thức được Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN tổ chức khởi động vào ngày 5.5.2016. Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập Báo NTNN cho biết: "Chương trình được thực hiện dưới sự chủ trì, phối hợp giữa Bộ NNPTNT với Báo NTNN, mục đích nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm; quảng bá, giới thiệu nông sản sạch, an toàn tới người tiêu dùng. Đồng thời, khuyến khích người nông dân, DN, các cơ sở sản xuất, chế biến... thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm nông sản sạch và an toàn, nhằm nhân lên nhiều địa chỉ sản xuất xanh, sạch".
Khu nhà kính công nghệ cao của Công ty VinEco tại Vĩnh Phúc. Ảnh: H.V
Theo Bộ NNPTNT, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 cần tập trung giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm một cách căn cơ, từ gốc: bắt đầu từ khâu thúc đẩy, mở rộng sản xuất nông sản an toàn, đồng thời tạo dựng thị trường cho việc tiêu thụ sản phẩm an toàn, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tập trung tạo đột phá, chuyển biến ở 4 lĩnh vực chính: chất cấm trong chăn nuôi; hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản; thuốc BVTV và phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Theo ông Lưu Quang Định, thực hiện chương trình này cho đến nay Báo NTNN, cùng kênh truyền hình 02TV, kênh truyền hình giao thông quốc gia VOV đã đăng tải, phát sóng được hàng trăm tin, bài, clip về các chủ đề nông sản thực phẩm an toàn. Trong đó, riêng Báo NTNN/điện tử Dân Việt đã có khoảng 500 bài viết giới thiệu về các địa chỉ sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn, các chuỗi sản xuất nông sản thực phẩm của khối DN...
"Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, trong chương trình sản xuất nông sản thực phẩm an toàn hiện nay không thể thiếu người nông dân. Vì thế, rất mong các DN quan tâm và có chính sách hỗ trợ, liên kết với các hộ nông dân, hợp tác xã để hình thành chuỗi sản xuất nông sản thực phẩm an toàn từ đồng ruộng, chuồng trại tới bàn ăn" - nhà báo Lưu Quang Định nhấn mạnh.
Đề cập tới chương trình này, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết: "Hiện Bộ NNPTNT đang triển khai chương trình giám sát và chứng nhận sản xuất nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi. Đến nay, đã có nhiều DN được chúng tôi cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn này và sau lễ ký kết, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ các DN làm các thủ tục cần thiết để được cấp chứng nhận chuỗi sản xuất nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi của Bộ NNPTNT".
Tiên phong trong sản xuất sạch
Tham gia lễ ký kết lần này, có 15 DN đầu tiên là các đơn vị có thương hiệu hàng đầu trong sản xuất nông sản sạch hiện nay ở nước ta, gồm: Tập đoàn TH, Công ty Rau quả sạch quốc tế FVF, Công ty VinEco (thuộc Tập đoàn Vingroup), Tập đoàn Minh Phú, Ba Huân, Dabaco, An Việt, Thủy sản Đắc Lộc, Lenger Việt Nam, Quế Lâm, Vietrap, Vinafood1, BigGreen, Công ty CP Thực phẩm Vinh Anh, CLB Nông nghiệp công nghệ cao (DAA).
15 doanh nghiệp tham gia ký kết Lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn sẽ được diễn ra chính thức vào ngày 8.10 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NNPTNT) tại địa chỉ 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội với sự tham gia của 15 DN đầu tiên. Tham dự và chứng kiến lễ ký kết có: Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường; Ủy viên TƯ Đảng - Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Lại Xuân Môn, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cùng cộng đồng DN và hơn 150 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học và 50 cơ quan thông tấn, báo chí.
Có thể nói, trong thời điểm hiện tại, đây là những DN tiên phong trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ cao vào sản xuất, tuân thủ đầy đủ quy trình sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Nhà báo Lưu Quang Định cho biết, việc 3 bên gồm đại diện Bộ NNPTNT, DN và Báo NTNN tham gia lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn nhằm thể hiện quyết tâm của cơ quan quản lý nhà nước, DN và cơ quan truyền thông nhằm quảng bá nhiều hơn các chuỗi nông sản an toàn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Như Tiệp cho biết, các DN tham gia lễ ký kết lần này ngoài việc được đảm bảo quyền lợi về truyền thông, còn được Bộ NNPTNT hướng dẫn quy trình để các DN tham gia chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn được xác nhận. Đây là một chứng nhận có giá trị pháp lý rất cao, bởi Bộ NNPTNT sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình sản xuất của DN.
Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục xây dựng các chuỗi cung cấp nông sản an toàn và tổ chức xác nhận sản phẩm an toàn. Đến cuối năm 2016, mỗi tỉnh/thành phố trên cả nước hình thành chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận. "Để thực hiện những mục tiêu này, bên cạnh việc tăng cường thanh tra, xử lý những vi phạm, Bộ sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP, GMP); hỗ trợ phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và kiểm tra, giám sát xác nhận các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi" - ông Tiệp cho biết. n
ột số chuyên gia ngành lúa gạo cho rằng, nhiều DN dù hô hào thực hiện cánh đồng mẫu lớn, tham gia xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo... nhưng vẫn lợi dụng cánh đồng lớn để bán thuốc BVTV theo ý DN. Từ đó, lượng thuốc BVTV tồn dư trong đất, trong gạo... liên tục tăng cao qua các năm, làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm và khiến giá trị hạt gạo Việt sa sút.
Phiên chợ Xanh tử tế hút khách Đến tối mới khai mạc, nhưng từ buổi sáng 6.10, Phiên chợ Xanh tử tế lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm thực phẩm sạch.
Phiên chợ Xanh tử tế nằm trong khuôn khổ hội chợ hàng Việt chất lượng cao chuyên ngành thực phẩm - nông sản sạch diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 6 đến 9.10) tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội, số 489 Hoàng Quốc Việt.
130 doanh nghiệp tham gia với 200 gian hàng. Trong đó, có rất nhiều gian hàng đến từ miền Nam như gạo ST Sóc Trăng của Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua, gạo Cỏ May của doanh nhân tử tế Phạm Văn Bên, Nho Ninh Thuận, sầu riêng Ri6.
Theo bà Vũ Kim Anh - Trưởng ban tổ chức Phiên chợ Xanh tử tế, kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp (thuộc BSA), Phiên chợ Xanh tử tế đã trở thành một hoạt động có thương hiệu. Phiên chợ được tổ chức thành hoạt động tuần ở TP.HCM và đón nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ của những người quan tâm tới thực phẩm sạch, những người làm nông nghiệp tử tế.
"Lần này đưa phiên chợ ra Hà Nội, chúng tôi cũng lo lắng lắm. Không biết người dân Thủ đô có quan tâm. Nhưng từ sáng đến giờ, nhìn thấy lượng khách ra vào các gian hàng. Tôi cũng thấy thực sự người dân rất khát thực phẩm sạch. Với ý tưởng ban đầu, là phiên chợ giống như khu vườn nhà, ai có gì đưa ra bán cái đó. Chúng tôi hướng đến hỗ trợ, ưu tiên các bạn khởi nghiệp, chưa có thương hiệu nhưng quyết tâm làm nông nghiệp tử tế. Nhận được sự quan tâm của người dân như thế này, chúng tôi cảm thấy có rất nhiều động lực để tiếp tục triển khai những Phiên chợ Xanh tử tế ở các địa phương" - bà Kim Oanh cho hay.
San Nguyễn
Theo Danviet
Hàng Việt Nam Chất lượng cao Nông sản Sạch "đổ bộ" Thủ đô 130 doanh nghiệp và đơn vị, 200 gian hàng với hàng chục ngàn thực phẩm chính hiệu chất lượng cao, nông sản sạch sẽ "trình diện" người dân Thủ đô trong 4 ngày (từ 6.10 - 9.10). Người dân Thủ đô sẽ được thưởng thức những đặc sản như gạo lức tím than, gạo thơm Hương Lài, sầu riêng Sáu Ri.... Tối 6.10,...