Lo ngại virus corona, người nước ngoài đồng loạt rời khỏi Trung Quốc
Trước tình hình dịch bệnh do virus corona vẫn diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu suy giảm, người lao động và sinh viên nước ngoài đang tiếp tục tìm cách rời khỏi Trung Quốc.
Nhiều nước đã thực hiện các chuyến bay đưa công dân nước mình trở về từ Vũ Hán – tâm điểm của đợt bùng phát dịch viêm phổi do virus corona gây nên, nhưng ở những thành phố khác trên khắp Trung Quốc, nhiều người nước ngoài đang chủ động rời khỏi quốc gia này.
Khi các phương tiện giao thông công cộng phải dừng hoạt động, lớp học tạm hoãn vô thời hạn và ngày càng có ít hãng hàng không vận hành đường bay từ Trung Quốc, các sinh viên và lao động nước ngoài cảm giác rằng không còn lý do gì để ở lại, khi quốc gia này đang phải vật lộn với dịch bệnh do virus corona gây nên.
Người nước ngoài tại Sân bay Quốc tế Bắc Kinh hôm 1/2. Ảnh: Reuters.
“Không có lý do gì để ở lại”
Tại Sân bay Quốc tế Bắc Kinh hôm chủ nhật, Max – sinh viên 19 tuổi người Uzebkistan, chia sẻ với AFP rằng anh đang chuẩn bị lên chuyến bay về quê nhà, vì cha mẹ hết sức lo lắng về tình hình dịch bệnh, vốn đã khiến hơn 300 người thiệt mạng và 14.000 người nhiễm bệnh.
Đeo khẩu trang và kính nhựa để đề phòng bị nhiễm virus, sinh viên người Uzbekistan đang cùng những người ngoại quốc khác hối hả lên chuyến bay rời khỏi Trung Quốc.
“Có thể là tôi sẽ từ bỏ việc học ở đây”, sinh viên Đại học Dương Châu nói.
Max cho rằng tình hình khá là u ám, và tỏ ra quan ngại về số ca tử vong ngày càng tăng, cùng với việc các nước khác đang ngày càng siết chặt quy định nhập cảnh với người đến từ Trung Quốc.
Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, một số nước bao gồm Mỹ, Australia, New Zealand, Singapore và Israel đã cấm nhập cảnh với người từng có lịch sử du lịch Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Lệnh cấm này đã khiến cho nhiều người trở nên hốt hoảng. Bộ Ngoại giao Anh cho biết đại sứ quán và các lãnh sự của nước này ở Trung Quốc sẽ chỉ hoạt động với số lượng nhân viên tối thiểu.
Một phụ nữ người Mỹ 46 tuổi cho biết bà đang rất lo lắng về việc chuyến bay về nhà có thể bị hủy bất cứ lúc nào.
“Hy vọng duy nhất của tôi là có thể trở về nhà. Tôi đã đứng ở đây từ lâu vì sợ rằng có thay đổi trong lịch bay. Không thể chắc chắn điều gì cho đến phút cuối cùng”, người phụ nữ chia sẻ, xin được giấu tên.
Trong khi đó, vì các trường học sẽ đóng cửa cho tới tháng 3, các giáo viên tiếng Anh như Jamie Bosch cũng lâm vào cảnh thất nghiệp và đành phải trở về.
“Chúng tôi chẳng thể làm gì, và mọi nơi đều đóng cửa. Bạn không thể gặp gỡ bạn bè. Chẳng có gì làm cả, vì vậy tôi quyết định về nhà”, Bosh chia sẻ.
Ngày đang có nhiều người nước ngoài quyết định rời khỏi Trung Quốc, vì những lý do trực tiếp và gián tiếp liên quan đến tình hình dịch bệnh do virus corona gây nên. Ảnh: Reuters.
Cô gái đến từ Nam Phi và lo rằng nếu chẳng may bị nhiễm virus, cô sẽ bị cách ly mà không có sự hỗ trợ của gia đình.
“Cả nhà nói rằng tôi cần phải về nhà”, Bosh cho biết và nói thêm rằng cô sẽ quay trở lại nếu như các trường học mở cửa trở lại vào ngày 1/3.
Không thể du lịch, công tác
Icaro Medeiros, một sinh viên 22 tuổi đang theo học Đại học Tài chính Trung ương Bắc Kinh, cho biết gia đình của anh đã hủy chuyến du lịch Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 2 này, sau khi chính quyền thành phố quyết định đóng cửa các địa điểm tham quan nổi tiếng như Tử Cấm Thành và Vạn lý Trường thành.
“Tôi quyết định rời khỏi Bắc Kinh vì chúng tôi thậm chí còn không biết bao giờ kỳ học mới bắt đầu trở lại”, Medeiros cho biết.
“Tất cả bạn bè của tôi đều đã trở về nhà, vì vậy tôi chẳng còn lý do gì để ở lại Bắc Kinh một mình”, sinh viên này nói thêm.
Theo một báo cáo vào tháng 1/2019 đăng trên tờ China Daily, có khoảng 900.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Trung Quốc.
Chính phủ đã quyết định kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thêm một tuần, đến hết ngày 9/2, khiến cho nhiều khía cạnh của nền kinh tế chưa thể hoạt động trở lại, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ.
“Chẳng có gì để làm trong vòng ít nhất 2 tuần”, ông Louis-Olivier Roy, một doanh nhân người Canada tại thành phố Đông Hoản, cho biết và nói thêm rằng ông sẽ tạm thời trở về nhà.
“Tôi đã lên kế hoạch đi công tác, nhưng rõ ràng là điều đó sẽ không thể thực hiện được trong một thời gian”, người này chia sẻ.
Trên các nhóm chat của người nước ngoài ở Trung Quốc, chủ đề hàng đầu là những thảo luận về xin thị thực của các quốc gia khác.
Người nước ngoài mua vé để rời khỏi Trung Quốc tại Sân bay Quốc tế Bắc Kinh. Ảnh: AFP.
“Chúng tôi sẽ không đi nếu như không có con”, cô Maria Arkhangelskaya, người có con gái 20 tháng tuổi chia sẻ sau khi rời khỏi Thượng Hải để đến Thái Lan hôm 30/1.
Nhiều phòng khám tư nhân dành cho người nước ngoài bắt đầu không tiếp nhận những người có dấu hiệu bị sốt, khiến cho cộng đồng expat trở nên quan ngại về việc bị phụ thuộc vào các cơ sở y tế địa phương nếu cần chăm sóc.
“Tôi không muốn phải đến bệnh viện địa phương vì viêm họng, chỉ để rồi bị nhiễm thêm bệnh nào đó”, cô Veronika Kruber, một người CH Séc ở thành phố Thiên Tân, chia sẻ.
Người đàn ông òa khóc tiễn vợ đến Vũ Hán hỗ trợ đối phó virus corona
Vừa tiễn vợ làm tại bệnh viện Huaihe lên xe đến Vũ Hán để hỗ trợ khống chế dịch bệnh, người đàn ông liền bật khóc nức nở.
Theo news.zing.vn
Cuộc sống của người Mỹ trở về từ Vũ Hán bị cách ly ở căn cứ quân sự
Jarred Evans, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp vừa trở về từ Vũ Hán - tâm dịch Coronavirus và đang bị cách ly ở căn cứ quân sự California chia sẻ rằng: "Khi bạn đối mặt với sự sống và cái chết, đó là một cuộc chơi hoàn toàn khác".
Máy bay đưa người Mỹ từ Vũ Hán về căn cứ không quân ở California
Evans, 27 tuổi, là một trong 195 người Mỹ được di tản khỏi thành phố Vũ Hán trên một chuyến bay do chính phủ Mỹ sắp xếp. Máy bay chở những người Mỹ di tản khỏi Vũ Hán đã bay đến căn cứ không quân ở Nam California để các nhà chức trách xác nhận họ không nhiễm virus Corona đến nay đã khiến hàng ngàn người mắc bệnh và giết chết hơn 200 người.
Sau khi tới căn cứ không quân ở Nam California hôm 29/1, Evans và những người Mỹ di tản khỏi Vũ Hán khác, bao gồm trẻ em từ khoảng 1 tuổi đến 13 tuổi được chỉ định xét nghiệm máu, kiểm tra cũng như vệ sinh mũi, họng và miệng.
"Một vài kết quả kiểm tra sẽ không thể lấy được trong vòng một tuần", Evans nói. Và điều đó có nghĩa là anh cùng những người khác sẽ phải tiếp tục ở lại căn cứ không quân này.
Dù môi trường xung quanh khá thoải mái, Evans và những người khác vẫn đang rất thận trọng trong việc hòa nhập với những người khác vì sợ lây nhiễm virus Corona.
"Tôi vẫn đeo mặt nạ và găng tay", anh nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Chúng tôi vẫn chưa biết có ai nhiễm virus hay không. Tôi vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa chính. Bạn không biết liệu bạn có khỏe mạnh hay không".
Evans còn cho biết thêm rằng, trẻ em rất thích thời tiết ở Nam California và các nhà chức trách ở căn cứ không quân cũng rất quan tâm tới chúng khi cung cấp cho các em đồ chơi, xe đạp, bóng đá để các em vui chơi.
"Khi trời tối, mọi người nhận thức ăn và quay trở về phòng của họ", Evans tiết lộ và cho biết thêm anh sẽ ở lại căn cứ cho đến khi các xét nghiệm cho thấy anh không nhiễm virus Corona.
Hiện chưa có ai trong số những người Mỹ ở căn cứ không quân nói trên có các triệu chứng nhiễm virus Corona nhưng các triệu chứng có thể bộc phát sau 14 ngày nhiễm virus.
Một người Mỹ cố trốn khỏi căn cứ không quân tối 29/1 nhưng bị phát hiện đã bị cách ly trong 2 tuần. Người này sẽ chỉ được tự do nếu không nhiễm virus sau khi có kết quả kiểm tra y tế, ông Jose Arballo Jr., người phát ngôn của cơ quan y tế cộng đồng của Nam California cho biết.
Theo danviet.vn
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống! Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi "thành phố chết chóc" này. (Bác sĩ Tào Hiểu Anh tại Trung tâm điều trị) Những ngày này, cả thế giới...