Lo ngại UAV sát thủ do AI kiểm soát
Máy bay không người lái (UAV) sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang đặt ra những lo ngại về an ninh, pháp lý và đạo đức khiến các nước kêu gọi ban hành hiệp ước kiểm soát.
Những loại UAV sát thủ với khả năng tự động theo dõi và tiêu diệt mục tiêu, có thể tự đưa ra quyết định gây chết người mà không cần sự cho phép của con người, có thể sớm trở thành hiện thực khi Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác đang đạt được những tiến bộ trong việc phát triển và triển khai công nghệ này.
UAV MQ-9 của Mỹ phóng tên lửa. Ảnh Không quân Mỹ
Việc giao phó các quyết định sinh tử cho UAV tự hành được trang bị AI có thể làm thay đổi hoàn toàn môi trường chiến tranh trong tương lai và gây ra nhiều lo ngại cho các chính phủ.
Theo tờ The New York Times, nhiều bên đang vận động LHQ đưa ra những quy tắc ràng buộc pháp lý để quản trị những loại vũ khí tự hành chết người này. Tuy nhiên, Mỹ và các nước khác đang phản đối đề xuất và chỉ ủng hộ một nghị quyết không ràng buộc.
Máy bay thử nghiệm XQ-58A Valkyrie của Mỹ phóng một UAV nhỏ. Ảnh Không quân Mỹ
Những cỗ máy giết người
Vũ khí tự hành không phải là điều mới mẻ khi những loại mìn tự động nổ hay tên lửa dẫn đường bằng radar đã được sử dụng trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, thứ thay đổi cuộc chơi chính là việc tích hợp AI vào các hệ thống vũ khí, cho phép chúng độc lập ra quyết định sau khi tiếp nhận và xử lý thông tin. Diễn biến đó đã gia tăng sự tranh luận về các loại vũ khí này, khi chúng có khả năng hoạt động mà không có sự can thiệp của con người, không phân biệt giữa mục tiêu đã định và nạn nhân ngoài ý muốn.
Bầy UAV của quân đội Hàn Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh AFP
Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhiều lần nói rõ ý định triển khai các vũ khí tự hành ở quy mô lớn để cạnh tranh với các hệ thống tương tự của đối phương. Trong một thông báo hồi hè này, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks vạch kế hoạch triển khai các hệ thống UAV tự hành có thể tái sử dụng nhưng cũng hoàn toàn có thể được dùng cho mục đích “cảm tử” ở quy mô nhiều ngàn chiếc trong 2 năm tới.
Những bước tiến lớn trong phát triển AI và việc sử dụng UAV tràn lan trong các cuộc xung đột như Ukraine và Trung Đông đã làm gia tăng tính cấp thiết của việc kiểm soát, ngăn chặn rủi ro.
“Đây không phải là cốt truyện của một tiểu thuyết đen tối mà là thực tế đang dần hiển hiện”, Thủ tướng Gaston Browne của Antigua và Barbuda cảnh báo. Vụ trưởng Vụ giải trừ quân bị, kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân Alexander Kmentt của Bộ Ngoại giao Áo cho rằng đây là một trong những ngã rẽ quan trọng cho nhân loại. “Vai trò của con người là gì trong việc sử dụng vũ lực. Đây là vấn đề an ninh, pháp lý và đạo đức mang tính nền tảng”, ông Kmentt nói trong một cuộc phỏng vấn.
Tranh cãi về quy định
Tuy nhiên, nhiều nước như Mỹ, Nga, Úc, Israel cho rằng chưa phải là lúc cần thiết cho một bộ luật mới của quốc tế. Họ cho rằng vũ khí AI thông minh có thể mang lại lợi ích khi giúp giảm thương vong cho dân thường và thiệt hại vật chất không cần thiết. Những người chủ trương kiểm soát vũ khí cho rằng vũ khí AI tự hành có thể hành động khó đoán và dễ xảy ra lỗi trong xác định mục tiêu, tương tự như tai nạn liên quan xe tự lái.
Tranh luận giữa các bên hiện xoay quanh nhận định rằng liệu có đủ khi LHQ chỉ đơn giản phê chuẩn các hướng dẫn không ràng buộc trong phát triển AI, hướng đi mà Mỹ ủng hộ. Ông Joshua Dorosin, Vụ trưởng các điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc đưa ra quy định với ngôn ngữ mang tính bắt buộc là điều khó để chấp nhận. Thay vào đó, ông và các thành viên phái đoàn Mỹ nhấn mạnh thay vì thiết lập một luật mới, LHQ nên làm rõ hơn các luật quốc tế hiện có về nhân quyền, trong đó cấm các nước triển khai vũ khí nhắm vào dân thường hay gây thiệt hại ở mức độ không cân xứng cho họ. Trong khi đó, Trung Quốc thúc đẩy đưa ra những hạn chế về pháp lý trong phạm vi rất hẹp, đến nỗi gần như không hiệu quả nếu được ban hành, theo The New York Times.
Phát hiện UAV quân sự Trung Quốc, Nhật triển khai chiến đấu cơ theo dõi
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm nay 28.8 thông báo đã phát hiện một máy bay không người lái (UAV) quân sự BZK-005 của Trung Quốc bay giữa Đài Loan và đảo Yonaguni ở cực tây của Nhật Bản vào sáng cùng ngày.
Bộ Quốc phòng Nhật cho biết chiếc UAV Trung Quốc nói trên xuất phát từ biển Hoa Đông ở phía bắc Đài Loan và bay tới eo biển Ba Sĩ, nằm giữa Đài Loan và Philippines.
Bộ Quốc phòng Nhật cho hay họ đã điều một máy bay chiến đấu để theo dõi chiếc UAV của Trung Quốc. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc.
Một chiến đấu cơ của Nhật. Ảnh The Japan Times
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật cũng đã điều chiến đấu cơ để theo dõi hai chiếc UAV mà họ cho "có thể là của Trung Quốc" bay giữa đảo Yonaguni và Đài Loan trong ngày 25.8.
Cũng trong ngày 25.8, Bộ Quốc phòng Nhật nói rằng đã phát hiện hai máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc bay qua eo biển giữa đảo Okinawa và Miyako, nối biển Hoa Đông và Thái Bình Dương vào sáng cùng ngày.
Okinawa là nơi có một trong những căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và là trung tâm tăng cường quốc phòng của Nhật và Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan hoặc các đảo gần đó thuộc Nhật, theo Reuters.
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng bắt đầu từ khoảng 7 giờ sáng 25.8 (theo giờ địa phương), họ đã phát hiện 22 máy bay quân sự Trung Quốc, trong đó có 13 chiếc đã bay vào vùng "phản ứng" của Đài Loan, nhưng cơ quan này không cung cấp thông tin chi tiết, theo Reuters.
Đến sáng 26.8, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng trong 24 giờ trước đó, họ đã phát hiện 20 máy bay của không quân Trung Quốc bay vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo, theo Reuters.
Mỹ cảnh báo 'hành vi quá khích' của Trung Quốc ở Biển Đông
Phát hiện 13 máy bay quân sự Trung Quốc, Đài Loan hành động Cơ quan Phòng vệ Đài Loan vừa công bố ghi nhận hoạt động của máy bay và tàu quân sự Trung Quốc quanh hòn đảo này vào sáng nay 25.8. Cụ thể, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng bắt đầu từ khoảng 7 giờ sáng nay 25.8 (theo giờ địa phương), họ đã phát hiện 22 máy bay Trung Quốc, gồm...