Lo ngại tấn công mạng vào các doanh nghiệp sở hữu hệ thống OT tại Việt Nam
Hệ thống công nghệ vận hành (OT) được ứng dụng nhiều trong các nhà máy điện, nước, dầu khí… nhưng việc đảm bảo an ninh mạng cho các hệ thống này còn nhiều lỗ hổng.
Chuyên gia bảo mật chia sẻ về các cuộc tấn công hệ thống OT
Fortinet- Công ty chuyên về các giải pháp an ninh mạng được tích hợp và tự động hóa phối hợp với Frost & Sullivan vừa công bố báo cáo” Tình trạng an ninh mạng OT năm 2022″. Báo cáo được lập dựa trên kết quả của cuộc khảo sát hơn 500 chuyên gia OT toàn cầu.
Tại Việt Nam, báo cáo cho biết, khoảng 60% số lượng tổ chức tham gia khảo sát đã phải ngừng hoạt động vận hành, ảnh hưởng đến năng suất khi gặp phải sự cố tấn công an ninh mạng trong vòng 12 tháng qua; Có tới 92% trong số đó phải mất hàng giờ hoặc thậm chí là lâu hơn để hoạt động bình thường trở lại.
Ngoài ra, khoảng 30% đại diện doanh nghiệp trên toàn cầu được hỏi cho biết họ phải hứng chịu hậu quả giảm doanh thu, mất dữ liệu và giá trị thương hiệu bị ảnh hưởng do bị xâm phạm bảo mật.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, 86% các tổ chức không có khả năng hiển thị để kiểm soát tổng thể trong các hoạt động an ninh mạng của họ, điều đó đồng nghĩa với việc họ không biết hết được các mối đe dọa trong mạng của tổ chức mình; 92% tổ chức chia sẻ mức độ lo ngại cao của họ về phần mềm tống tiền trong môi trường OT.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Gia Đức- Giám đốc Quốc gia Fortinet Việt Nam cho biết, lĩnh vực công nghệ vận hành (OT) được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, sản xuất như: nhà máy điện, hệ thống giàn khoan dầu khí, nhà máy- đập nước… Do đó, tấn công hệ thống OT nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và hoạt động tổng thể của tổ chức.
Báo cáo của Fortinet cho thấy, tại Việt Nam, 3 loại hình tấn công hàng đầu mà các tổ chức Việt Nam gặp phải là tin tặc, phần mềm độc hại và email lừa đảo.
Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo, khi các hệ thống OT ngày càng trở thành mục tiêu thường xuyên hơn của tội phạm mạng thì bảo mật OT là vấn đề rất cấp thiết.
Nhiều doanh nghiệp Việt lo ngại phần mềm tống tiền trong môi trường công nghệ vận hành
Theo khảo sát được Fortinet thực hiện cùng Frost & Sullivan, 92% doanh nghiệp tại Việt Nam chia sẻ mức độ lo ngại cao của họ về phần mềm tống tiền trong môi trường công nghệ vận hành (OT).
Số liệu trên vừa được ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc quốc gia Fortinet Việt Nam chia sẻ tại cuộc họp báo công bố báo cáo tình hình an ninh mạng lĩnh vực công nghệ vận hành (OT) năm 2022 diễn ra ngày 6/12 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc quốc gia Fortinet Việt Nam chia sẻ với báo chí.
Báo cáo tình hình an ninh mạng lĩnh vực công nghệ vận hành năm 2022 được lập dựa trên kết quả cuộc khảo sát hơn 500 chuyên gia OT toàn cầu, trong đó có khoảng 50 chuyên gia tại Việt Nam, đã được Fortinet phối hợp cùng Frost & Sullivan thực hiện. Khảo sát tiếp cận những người nắm giữ các vị trí lãnh đạo chịu trách nhiệm về OT và bảo mật OT, từ các nhà quản lý đến giám đốc điều hành cấp cao. Những người được hỏi đại diện cho các ngành chính sử dụng hệ thống OT như sản xuất, vận tải và hậu cần hay chăm sóc sức khỏe.
Ông Nguyễn Gia Đức cho hay, khi cùng Frost & Sullivan nghiên cứu lĩnh vực OT của Việt Nam, Fortinet nhận được phản hồi khoảng 60% số lượng tổ chức tham gia khảo sát đã phải ngừng hoạt động vận hành, ảnh hưởng đến năng suất khi gặp phải sự cố tấn công an ninh mạng. Có tới 92% trong số đó phải mất hàng giờ hoặc thậm chí là lâu hơn để hoạt động bình thường trở lại.
Theo các chuyên gia, trước sức ép của những mối đe dọa an toàn thông tin ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, các hệ thống OT của doanh nghiệp cũng trở nên dễ bị tổn thương. (Ảnh minh họa)
Cuộc khảo sát chỉ ra rằng 86% các tổ chức không có khả năng hiển thị để kiểm soát tổng thể trong hoạt động an ninh mạng của họ, đồng nghĩa với việc họ không biết hết được những mối đe dọa trong mạng của tổ chức mình. "Mặc dù tin tặc, phần mềm độc hại và email lừa đảo là 3 hình thức tấn công hàng đầu trong năm qua, Ransomware vẫn nổi lên như mối quan tâm lớn nhất vì tính hiệu quả của phương pháp này", ông Nguyễn Gia Đức nói.
Đại diện Frost & Sullivan, ông Vũ Anh Tiến nhấn mạnh, môi trường kiểm soát công nghiệp tiếp tục là mục tiêu của tội phạm mạng, với 93% tổ chức, doanh nghiệp được khảo sát trên toàn cầu và 96% tổ chức tại Việt Nam có sở hữu hệ thống OT đã ghi nhận sự cố tấn công, xâm nhập trong 12 tháng qua.
Khảo sát cũng chỉ ra rằng việc các hoạt động OT thiếu khả năng kiểm soát tập trung đã làm gia tăng rủi ro bảo mật cho doanh nghiệp, tổ chức. Cụ thể, theo kết quả khảo sát, chỉ 14% đại diện doanh nghiệp tại Việt Nam được hỏi cho biết đơn vị của họ có khả năng kiểm soát tập trung tất cả hoạt động trong hệ thống OT; chỉ 52% tổ chức có thể theo dõi tất cả hoạt động OT từ trung tâm điều hành bảo mật (SOC).
Theo nhận định của các chuyên gia, bảo mật OT đang dần được cải thiện nhưng lỗ hổng bảo mật vẫn tồn tại ở nhiều tổ chức. Tại Việt Nam, báo cáo cho thấy 86% tổ chức có từ 100 thiết bị OT gắn IP đang hoạt động phải đối mặt với những thách thức khi sử dụng nhiều công cụ bảo mật OT, tiếp tục tạo ra nhiều lỗ hổng trong tổng thể hệ thống bảo mật của doanh nghiệp.
Chuyên gia Fortinet Nguyễn Minh Hải nêu khuyến nghị với các doanh nghiệp, tổ chức về bảo mật OT.
Để vượt qua thách thức bảo mật OT, trong báo cáo mới công bố, chuyên gia Fortinet khuyến nghị các tổ chức, doanh nghiệp cần thiết lập "Zero Trust Access", triển khai giải pháp kiểm soát truy cập mạng - NAC, đồng thời sử dụng những giải pháp cung cấp khả năng hiển thị để kiểm soát tập trung cho hoạt động OT.
"Với nhiều hệ thống công nghiệp được kết nối với mạng, các giải pháp "Zero Trust Access" sẽ đảm bảo việc bất kỳ người dùng, thiết bị hoặc ứng dụng nào không có thông tin đăng nhập và quyền phù hợp đều bị từ chối truy cập vào các tài sản quan trọng; từ đó giúp tổ chức bảo vệ tốt hơn trước các mối đe dọa đến từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp", chuyên gia Fortinet Việt Nam Nguyễn Minh Hải chia sẻ.
Triển khai giải pháp kiểm soát truy cập mạng là một khuyến nghị với doanh nghiệp sở hữu hệ thống OT. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực OT cần hợp nhất các công cụ và nhà cung cấp bảo mật để tích hợp trên các môi trường. Nhằm loại bỏ sự phức tạp và giúp đạt được khả năng hiển thị tập trung của tất cả thiết bị, các tổ chức nên tìm cách tích hợp công nghệ OT và IT của họ trên một số ít nhà cung cấp hơn. Bằng cách triển khai giải pháp bảo mật tích hợp, các tổ chức có thể giảm bề mặt tấn công và cải thiện tình trạng bảo mật.
Mỗi giây có gần 1.000 cuộc tấn công đánh cắp mật khẩu trên thế giới Mật khẩu là mục tiêu phổ biến của tin tặc nhưng nhiều người hiện nay không có thói quen bảo vệ mật khẩu để tránh các nguy cơ bị đánh cắp tài khoản. Thậm chí theo một thống kê mới nhất, mỗi giây trôi qua có tới 1000 cuộc tấn công đánh cắp mật khẩu tài khoản. Số liệu thống kê mới nhất...