Lo ngại “robot cá đuối” của Trung Quốc ở Biển Đông
Tháng 9, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm thiết bị dưới nước không người lái (UUV) mới nhất, với bề ngoài giống cá đuối nhằm cải thiện năng lực di chuyển trong môi trường biển và khiến giới phân tích lo ngại UUV này có thể được triển khai ở Biển Đông.
Theo bản tin kèm video clip trên Tân Hoa xã, UUV có màu vàng sáng, hình dạng giống cá đuối. Trong vụ thử nghiệm đầu tiên trong môi trường biển, các chuyên gia của Đại học Bách khoa Tây Bắc (NWPU) đã thả UUV xuống vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
UUV bắt chước cá đuối
Loại UUV kiểu mới này được thiết kế bắt chước “hình dạng và chuyển động” của loài cá đuối. Nó có thể đập cánh và lượn trong môi trường biển như cá đuối thực thụ.
Tân Hoa xã giải thích rằng cá đuối là loài bơi lặn hiệu quả nhất trong các đại dương. Vì thế, UUV được thiết kế có tính linh hoạt và ổn định cao, lực đẩy hiệu quả, hạn chế được tiếng ồn trong quá trình di chuyển, đồng thời có tải trọng lớn. Thiết bị này nặng 470 kg, có thể lặn xuống độ sâu tối đa 1.025 m.
Thiết bị của Trung Quốc là một trong những ví dụ của cái gọi là mô phỏng sinh học, theo đó máy móc cơ khí, đặc biệt là các thiết bị không người lái, được thiết kế bắt chước các loài động vật trong tự nhiên nhằm tận dụng lợi thế của những loài này.
Nhà phân tích H.I. Sutton, cộng tác với trang USNI News , cho hay đa số dự án đang được triển khai trên thế giới thường dựa trên các hình mẫu của cá ngừ hoặc cá mập. Đây là hai loài cá di chuyển rất nhanh trong môi trường biển. Trong khi đó, Trung Quốc quyết định chọn cá đuối cho mô hình UUV, mà theo chuyên gia Sutton có lẽ phục vụ cho mục tiêu di chuyển đường dài.
Video đang HOT
Trước thông tin cho rằng UUV cá đuối hạn chế được tiếng ồn, hay nói cách khác là năng lực tàng hình cao, chuyên gia Sutton bác bỏ khả năng đó. Ông khẳng định thiết kế tàu hoặc thiết bị như loài cá sẽ êm hơn nếu cần phải thực hiện những nhiệm vụ tiếp cận bờ biển, theo trang Popular Mechanics .
Đại học Bách khoa Tây Bắc đứng sau dự án phát triển UUV cá đuối. Ảnh CHỤP TỪ CLIP TÂN HOA XÃ
Rô bốt quân sự ?
Tân Hoa xã không đề cập đến mục đích sử dụng UUV mới trong bản tin gần đây. Điều này khiến giới quan sát phải nêu lên một câu hỏi: liệu thiết bị cá đuối sẽ trở thành rô bốt quân sự trong tương lai?
Theo chuyên trang Popular Mechanics phân tích, UUV cá đuối được thiết kế để kết hợp tầm di chuyển, tải trọng và năng lực ngụy trang tự nhiên, biến nó thành phương tiện do thám của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Cá đuối cũng là loài bản địa tại vùng biển của Việt Nam, vì thế sự hiện diện của một vật thể có hình dạng như loài cá này được cho sẽ hạ thấp nguy cơ bị phát hiện.
Trong khi đó, UUV cá đuối có thể cho phép Trung Quốc nắm được bản đồ thềm biển gần các căn cứ quân sự của những nước khác, xâm nhập các cơ sở quân sự, hoặc thu thập tín hiệu vô tuyến và điện tử cho mục tiêu tình báo.
Các chuyên gia phân tích phương Tây cũng tỏ ra cảnh giác khi dự án UUV cá đuối do Đại học Bách khoa Tây Bắc phát triển. Theo chính phủ Mỹ, đây là đại học quân sự Trung Quốc, can dự sâu các nghiên cứu và dự án của quân đội Trung Quốc, nhằm nâng cao năng lực quân sự của nước này.
Theo Viện Chính sách Chiến lược Úc, Đại học Bách khoa Tây Bắc là một trong nhóm “quốc phòng thất tử” của Trung Quốc. Thuật ngữ này dùng cho các đại học tham gia các dự án nghiên cứu và phát triển quân sự theo chỉ đạo của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc.
Tiết lộ về chương trình tàu ngầm không người lái của Trung Quốc
Trung Quốc từng thử nghiệm tàu ngầm không người lái ở vùng eo biển Đài Loan khi căng thẳng ở vùng biển này leo thang.
Tàu ngầm Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh năm 2019 (Ảnh: CCTV).
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 8/7 dẫn báo cáo mới giải mật cho biết, một nhóm nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã thử nghiệm tàu ngầm không người lái (UUV) có thể nhận dạng, theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương.
Vụ thử nghiệm này, diễn ra vào năm 2010, là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc nhằm mô phòng việc theo dõi, đánh chìm một tàu ngầm mà không cần con người can thiệp trong môi trường biển, giáo sư Liang Guolong và các đồng nghiệp từ Viện nghiên cứu tàu ngầm hàng đầu của Trung Quốc, Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân (HEU), viết trong bài báo đăng trên tạp chí HEU hôm 2/7.
Theo đó, tại điểm thử nghiệm, các nhà nghiên cứu thả một mục tiêu có thể tạo âm thanh giả định của tàu ngầm đối phương. Tàu ngầm lập tức chuyển sang chế độ chiến đấu khi các thiết bị định vị thủy âm của nó bắt được tín hiệu từ xa. Nó quay vòng theo hình lục giác và hướng các thiết bị định vị tới nhiều nguồn âm thanh khác nhau, trong khi cố gắng lọc tiếng ồn xung quanh và xác định mục tiêu. Khi xác định được mục tiêu, nó khai hỏa ngư lôi bắn trúng tàu ngầm đối thủ. Vì lý do an toàn, ngư lôi trong cuộc thử nghiệm này không có chất nổ.
Dù các chuyên gia Trung Quốc không cung cấp vị trí chính xác vụ thử nghiệm này, nhưng theo bản đồ mà họ cung cấp có thể thấy vị trí thả tàu ngầm này là ở ngoài khơi bờ biển phía đông tỉnh Phúc Kiến, gần hoặc thậm chí nằm trong eo biển Đài Loan.
Theo giáo sư Liang, tàu ngầm trên hiện hầu như chỉ hoạt động độc lập, nhưng nếu tiếp tục nâng cấp, chúng có thể phối hợp tác chiến theo nhóm.
Dù hầu hết các tàu ngầm đều có hệ thống máy tính để giúp xác định hoặc theo dõi mục tiêu, nhưng vẫn cần con người điều khiển thiết bị định vị thủy âm trong tình huống cần thiết, các chuyên gia cho biết. Khi đó, người điều khiển sẽ nghe nhìn và đưa ra phán đoán về các vấn đề quan trọng như xác định tàu thân thiện hay đối địch để từ đó đưa ra các quyết định hành động cuối cùng.
Nhưng với tàu ngầm không người lái, tất cả các hệ thống phụ như thu thập thông tin, phát hiện mục tiêu, đánh giá, và kiểm soát đều được lập trình để tuần tra ở độ sâu 10m và theo một lộ trình định sẵn.
Đã có nhiều lo ngại các tàu ngầm không người lái có thể mắc sai lầm và "phản chủ", động thái làm bùng lên những tranh cãi về việc có nên "thả rong" những tàu ngầm này hay không.
Tuy nhiên, thực tế là quân đội Mỹ mới đây yêu cầu Boeing chế tạo 4 tàu ngầm không người lái Orca siêu lớn và Nga gần đây đã thử nghiệm siêu tàu ngầm lớn nhất thế giới có khả năng chở 6 thiết bị không người lái (UAV) Poseidon trang bị vũ khí hạt nhân với hỏa lực đủ để quét sạch nhiều thành phố. Theo giáo sư Liang, Israel và Singapore đã thử nghiệm hoặc triển khai các "cỗ máy" tương tự trên các đại dương.
Trong khi đó, dự án tàu ngầm không người lái của Trung Quốc bắt đầu vào đầu những năm 1990, rất lâu trước khi trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành một từ thông dụng.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...