Lo ngại lãi suất cho vay khó giảm để hỗ trợ doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ – Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dự báo lãi suất năm 2019 có thể giảm. Nhưng trên thực tế một số ngân hàng lại đang tăng lãi suất huy động nên đại diện doanh nghiệp lo ngại lãi suất cho vay sẽ khó giảm.
Doanh nghiệp kỳ vọng năm nay lãi suất cho vay “hạ nhiệt”. Ảnh: Minh Nghia/TTXVN
Thời gian qua, tình hình lãi suất đầu vào của các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng khá cao, từ 0,1 – 0,3%/năm ở một số kỳ hạn khiến mức lãi suất tiết kiệm có thể lên tới trên 8,5%, nhưng cũng có một số kỳ hạn, biểu lãi suất giảm.
Cụ thể mới đây VietinBank giảm 0,3%/năm lãi suất huy động Việt Nam đồng (VNĐ) kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng nhưng lại điều chỉnh tăng lãi suất kỳ hạn huy động 24 tháng thêm 0,1% lên 6,8%/năm. Techcombank cũng điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng 0,3% với mức là 6,3%/năm, các kỳ hạn khác tăng từ 0,1 – 0,2%; lãi suất cao nhất trên thị trường phải kể tới ngân hàng VietCapitalBank với mức 8,7%…
Video đang HOT
Nhìn chung các ngân hàng lớn đều tăng mạnh mức lãi suất tiết kiệm ở các kỳ ngắn hạn và trung hạn; lãi suất kỳ hạn dài ít có sự thay đổi. Đầu vào lãi suất tăng khiến không ít doanh nghiệp lo ngại lãi suất cho vay năm nay khó giảm.
Đề cập về tình hình lãi suất đầu vào có sự gia tăng đầu năm, TS.Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho rằng: “Thời điểm đầu năm mọi người sẽ tìm kênh đầu tư sinh lời từ khoản tiền tiết kiệm. Hiện kênh đầu tư gửi ngân hàng hưởng lãi suất được quan tâm bởi độ an toàn và khả năng sinh lời cao. Vì thế, việc các ngân hàng tăng lãi suất để cạnh tranh hút dòng tiền dôi dư trong dân là điều tất yếu”.
Tuy nhiên theo TS.Trí Hiếu, lãi suất đầu vào tăng nên lãi suất đầu ra khó có thể giảm bởi các ngân hàng buộc phải giữ biên lợi nhuận tối thiểu nếu không sẽ kéo sụt lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi đó từ đầu năm, các ngân hàng đã tăng tốc cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, lãi suất đang phải chịu nhiều áp lực từ lạm phát, tỷ giá, nợ xấu, tăng trưởng tín dụng thấp… Ông Trí Hiếu cũng bày tỏ lạc quan về lãi suất đa phần vẫn ổn định.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, kiểm soát lạm phát năm 2019 sẽ rất áp lực khi bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều tiềm ẩn bất ổn, kinh tế trong nước khó khăn. Nếu Chính phủ, các bộ, ngành không chủ động kiểm soát và phối hợp trong điều hành giá cả các mặt hàng thì không chỉ tạo sức ép lên lạm phát mà còn tới lãi suất.
Một số chuyên gia kinh tế chia sẻ: Lãi suất còn chịu áp lực từ tỷ giá, nhất là những tháng đầu năm, tỷ giá đồng USD liên tục tăng cao do bất ổn trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, tình hình nền kinh tế Mỹ… Vì vậy, muốn ổn định tỷ giá, lãi suất tiền gửi phải cao để ngăn dòng tiền chảy ra ngoài để mua USD kiếm lời. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng vẫn tăng dù kết quả lợi nhuận năm qua khá khả quan khiến lãi suất khó giảm trong năm nay.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho biết: Các ngân hàng hiện tăng tỷ lệ lãi suất cho vay khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng tới 10 – 20%. Lãi suất cho vay tăng còn khiến nguồn vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp bị ách tắc, gây khó cho công việc làm ăn, nhất là khi đang vào thời điểm sản xuất đầu năm.
“Cộng đồng doanh nghiệp rất mong ngành ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho hợp lý. Nhưng phía các doanh nghiệp cũng phải có biện pháp cơ cấu các khoản vay phù hợp để trả nợ đúng hạn, tránh phát sinh nợ xấu”, ông Quốc Anh nói.
Theo TS.Trí Hiếu, để hỗ trợ hiệu quả hơn, phía các cơ quan quản lý, nhất là NHNN cần chú ý và phối hợp với nhau trong việc điều hành lạm phát, tránh tăng quá cao khiến lãi suất sẽ bị đội lên. Trong khi nếu lạm phát tăng thấp, dưới 3%, đây sẽ là cơ hội để lãi suất có điều kiện giảm xuống. Ngoài ra, NHNN cần tiếp tục tăng lượng cung tiền ra thị trường, giúp các ngân hàng thương mại dồi dào thanh khoản hơn, từ đó sẽ có thêm điều kiện hạ lãi suất.
“Năm 2019, lãi suất có thể có những yếu tố thuận lợi do áp lực lạm phát có thể giảm bớt khi giá dầu thế giới không biến động nhiều và đồng USD dự báo suy yếu làm giảm áp lực từ phía tỷ giá”, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định.
Minh Phương/Báo Tin tức
Khống chế chi phí lãi vay: Tăng thu ngân sách nhưng dài hạn sẽ ra sao?
Việc khống chế chi phí lãi vay theo lãnh đạo ngành thuế giúp lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Thế nhưng, phía doanh nghiệp thì nêu quan điểm, việc này có thể giúp tăng thu ngân sách về trước mắt nhưng dài hạn, nguồn thu chưa chắc đã bền vững.
Có đủ thuyết phục?
Loạt văn bản của các doanh nghiệp lớn gửi về Bộ Tài chính những tháng cuối năm 2018 đều đề cập tới một nỗi lo, đó là việc áp dụng Nghị định 20/2017/NĐ-CP.
Theo nghị định có hiệu lực từ tháng 5/2017, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh cộng với lãi vay và chi phí khấu hao trong kỳ. Quy định trên đồng nghĩa, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính, phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết nếu áp dụng quy định này, EVN và các đơn vị thành viên sẽ phát sinh số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng hàng trăm tỷ đồng. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - LILAMA, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cũng bày tỏ nỗi lo này.
Trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, Nghị định 20 có ưu điểm là giúp quy định Việt Nam sát hơn với thông lệ quốc tế, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc chống xòi mòn cơ sở thuế.
Tuy nhiên, với mức khống chế 20%, ông cảm thấy thiếu thuyết phục vì theo ông, ở tỷ lệ này, kể cả các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính cũng dễ vượt trần.
Đây cũng là lo lắng được ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu lên.
Theo ông, các công ty trong giai đoạn đầu tư mới sẽ gặp nhiều khó khăn khi chi phí lãi vay nhiều lại không được khấu trừ thuế. Điều này có thể khiến doanh nghiệp rụt rè trong vấn đề mở rộng hoạt động đầu tư.
"Trước mắt thì có vẻ thu được nhiều thuế nhưng trung, dài hạn thì nguồn thu có thể giảm vì doanh nghiệp không có động lực làm ăn," ông Nguyễn Trần Nam nói.
Ông Nam cũng cho rằng quy định trên không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Ông dẫn quy định hiện tại với nội dung doanh nghiệp có quyền tự do vay vốn, huy động các nguồn tài chính không trái với quy định pháp luật để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, theo ông, quy định giới hạn chi phí lãi vay của Nghị định 20 chưa phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh.
"Nên nới tỷ lệ khống chế lên 30%"
Nói về những ý kiến của doanh nghiệp Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn đã lên tiếng cho rằng, các nước đưa ra khuyến nghị về khống chế chi phí lãi vay trên từ 10-30% và Việt Nam đã cân nhắc và chọn mức 20%.
Ông cũng đặt ra nghi vấn: vì sao không một doanh nghiệp FDI nào kinh doanh trên Việt Nam kêu về vấn đề này? Nguyên nhân theo ông bởi doanh nghiệp FDI biết rõ đây là cuộc chơi toàn cầu.
Việc khống chế như hiện tại theo ông Tuấn không chỉ giúp lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn của nền kinh tế.
Tuy vậy, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Luật Basico thì cho rằng, nếu "tổng chi phí lãi vay" trên 20%, thậm chí 50% mà là chi phí thật, hợp lý, hợp lệ thì cũng cần phải được chấp nhận.
Trong khi ấy, theo ông, doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn rất thiếu vốn, không đủ sự tín nhiệm để vay với lãi suất thấp, nên phải vay với lãi suất cao.
Vị luật sư này cũng chỉ ra, việc ra giới hạn trên với mục đích hạn chế tình trạng chuyển giá, dẫn đến thất thu thuế. Chẳng hạn như công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con ở Việt Nam vay vốn tính lãi suất quá cao, dẫn đến công ty ở Việt Nam bị giảm thu nhập, nên không phải nộp hoặc nộp thuế quá thấp.
Vì vậy, theo ông, không có lý gì áp đặt đối với các công ty Việt Nam cho nhau vay vốn nếu như không nhằm mục đích chuyển giá, trốn, giảm nghĩa vụ nộp thuế.
Góp ý thêm, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nêu đề xuất nên để mức khống chế là 30% thay vì 20%. Theo ông, nhiều nước như Mỹ, các nước EU hay Hàn Quốc, Ấn Độ đều đều áp dụng mức 30%. Indonesia cũng đang nghiên cứu và dự kiến áp trần ở mức 30%.
TTXVN
Theo saigondautu.com.vn
Tỷ giá, lãi suất sẽ "đi đâu về đâu" năm 2019 Phía Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nêu quan điểm, áp lực tỷ giá trong năm 2019 sẽ được giảm thiểu. Thế nhưng, với những chuyên gia khác, nỗi lo về tăng tỷ giá vẫn hiệu hữu. Áp lực hiện hữu Theo tổng kết của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ giá năm 2018 tang khoang 1,5% so...