Lo ngại gia tăng trẻ rối loạn cảm xúc mùa thi
Ngày 7.6, tin từ Viện Sức khoẻ Tâm thần T.Ư cho biết, số ca trẻ em đến khám vì rối loạn cảm xúc gia tăng, trong đó có nhiều em do áp lực thi cử.
Bệnh nhân Trương Quang Đ. (16 tuổi, Bắc Giang) luôn là học sinh giỏi, bố mẹ rất tự hào và lấy con là tấm gương sáng cho con em trong dòng họ. Nhưng hai năm gần đây, gia đình bỗng nhiên thấy Đ. trở nên xa lánh mọi người, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh. Đ. lơ là và không muốn học nữa,. Cháu sợ đi học, mở sách ra là cháu thấy như bị áp lực đè lên người nên hay bị đau đầu, bố mẹ động viên thì cháu bực tức khóc lóc. Kết quả học tập những năm gần đây giảm sút.
Gia đình thấy cháu có nhiều sự thay đổi rõ rệt như ăn kém, cơ thể gầy đi, giấc ngủ hay có ác mộng, cháu thường giật mình vào ban đêm, lúc tỉnh dậy cháu bàng hoàng như qua cơn ác mộng. Cảm xúc cháu thay đổi, hay cáu giận vô cớ. Gia đình cho đó là sự thay đổi của tuổi học trò, nhưng đến khi thấy cháu không muốn đến trường nữa thì bố mẹ mới tá hỏa đưa con đến Viện.
TS Nguyễn Văn Dũng – Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ Tâm thần đang khám cho bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc do học nhiều: Ảnh BSCC
Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), cháu Trương Quang Đ. được các bác sỹ chẩn đoán: Rối loạn cảm xúc trẻ em cần phải điều trị. Theo TS Nguyễn Văn Dũng – Phó viện trưởng Viện Sức khoẻ Tâm thần, ở trẻ em (dưới 22 tuổi) sự phát triển về cơ thể cũng như về tinh thần chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các cháu rất dễ bị tác động về mặt tinh thần nên cảm xúc và hành vi của các cháu cũng thay đổi bởi các tác nhân gây nên các stress này.
Bệnh nhân Đ. là con một trong gia đình trí thức. Từ nhỏ cháu đã được bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng và luôn cho rằng đó là động lực cho con mình cố gắng. Bố mẹ thường mong mỏi con mình phải học thật giỏi, đứng thứ hạng cao trong lớp, nhưng bố mẹ đâu biết rằng những mong mỏi quá cao đó đồng nghĩa với việc đã tạo cho các em một áp lực lớn. Không chỉ học ở trường, em còn phải học thêm nhiều kiến thức nâng cao khác ở ngoài, rồi khi về nhà là hàng tá bài tập đang chờ em giải quyết và hầu như không có thời gian vui chơi và nghỉ ngơi.
Một bệnh nhân khác là Lê Ngọc Q. (20 tuổi, Thanh Hóa) cũng đang phải điều trị vì học quá nhiều. Q. cho biết sau khi học xong phổ thông, em có nguyện vọng đi du học nước ngoài. Do mong muốn của em quá mãnh liệt mà bản thân không đáp ứng được nên em đã bị rối loạn lo âu: Sợ hãi việc học, lúc nào cũng lo lắng, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, cảm giác mệt mỏi “kiệt sức”, khó tập trung, đầu óc như trống rỗng, tính tình thay đổi, căng cơ, đi học thì xin cô về…
Theo TS Dũng, nhiều trẻ bị áp lực vì chạy theo sự thúc giục, ép buộc phải học giỏi, phải đi đỗ của bố mẹ, thầy cô. Cũng có trường hợp bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc do chính bản thân các em tạo áp lực cho mình. Các em luôn trong trạng thái học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Nhiều em không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, còn giành nhiều thời gian chơi game, vào mạng Internet. Nhiều em đến gần ngày thi mới học dồn, học ngày, học đêm nên không đủ thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, có em chỉ ngủ 2 – 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút. Để đối phó với việc thức đêm, các em lại lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá mà không chú ý đến việc bổ dung dinh dưỡng và năng lượng phù hợp.
Video đang HOT
Cha mẹ không nên gây áp lực khiến con phải nhập viện vì căng thẳng (Bệnh nhân rối loạn cảm xúc tại Viện Sức khoẻ Tâm Thần. Ảnh: BSCC)
“Trong những năm gần đây, đặc biệt là vào thời điểm gần mùa thi, số lượng trẻ đến khám và điều trị về các rối loạn cảm xúc do áp lực học và thi có chiều hướng tăng lên. Việc phải chịu nhiều áp lực từ bố mẹ, từ thầy cô, từ điểm số và thành tích…. dẫn tới nhiều ảnh hưởng khác nhau cho các em học sinh. Các em luôn trong trạng thái mệt mỏi, phải gồng mình lên để chống đỡ với những áp lực học và thi khiến các em có những biểu hiện rối loạn cảm xúc như: ăn kém, ngủ ít, cảm giác kiệt sức, lo lắng căng thẳng quá mức, suy nhược cơ thể…” – TS Dũng chia sẻ.
TS Dũng khuyến cáo, để tránh con phải nhập viện vì học nhiều, cha mẹ cần hướng dẫn con chế độ học tập, vui chơi, đinh dưỡng, ngủ nghỉ cân bằng, trang bị cho con kỹ năng sống để đối phó với stress. Đồng thời, cha mẹ cũng phải nhìn nhận đúng năng lực và sở trường của con em mình, từ đó động viên, khuyến khích các em học, tránh tạo áp lực căng thẳng, kỳ vọng quá mức với các em. Khi thấy con có các dấu hiệu bất thường như mất ngủ, sống khép kín, sợ giao tiếp, tự nói chuyện. suy nhược… thì phải đưa con đi khám để được điều trị sớm.
Theo Danviet
Ra tù vì tội hiếp dâm trẻ em lại mắc tội tày trời khiến cháu bé chết thảm
Đã một lần ngồi tù vì hiếp dâm trẻ em, Vũ Đình tôn không hướng thiện, làm lại cuộc đời, mà còn ra tay giết hại một cháu bé chỉ vì chuyện tình cảm của mình.
Bị cáo Tôn trả giá cho hành vi độc ác của mình.
Buồn đau, tuyệt vọng bởi gia hoàn cảnh gia đình, bệnh tình đủ thứ nên ở phiên sơ thẩm, gã xin chày xin cối được lĩnh mức án cao nhất nhằm gột rửa tội ác tày đình mà gã đã gây ra. Thế nhưng xét thấy bị cáo bị rối loạn tâm thần, hạn chết nhận thức và kiểm soát hành vi nên HĐXX chỉ tuyên gã mức án chung thân.
Vũ Đình Tôn sinh năm 1973 trong một gia đình nghèo, lại đông anh chị em ở vùng quê nghèo thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cuộc sống quá khó khăn nên khi mới lên 7 tuổi, Tôn phải nghỉ học giữa chừng để theo gia đình vào vùng đất mới ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước làm nương làm rẫy tìm kế sinh nhai.
Cuộc đời cậu thanh niên theo bố mẹ lên nương lên rẫy, lang bạt nay đây mai đó đã tôi luyện cho Tôn bản tính cần cù, chịu khó. Hoàn cảnh kinh tế ngày càng được cải thiện khi mà vùng đất hoang sơ nơi gia đình Tôn khai phá ngày một thêm tấp nập đông vui bởi làn sóng di dân tới vùng kinh tế mới từ ngoài Bắc vào.
Đang tuổi thanh niên, lại chưa vợ con nên trong một lần không làm chủ được bản thân, Tôn nảy sinh ý định đồi bại với một cháu bé hàng xóm. Hành vi tội đồ đó không qua mặt được gia đình bị hại, Tôn bị tố cáo và phải trả giá cho tội lỗi ấy bằng bản án 14 năm tù vì tội hiếp dâm trẻ em.
Sau gần chục năm "ăn cơm tù, mặc áo số", Tôn được tha tù trước thời hạn vào năm 2009. Thời gian đầu, Tôn tỏ ra chí thú làm ăn để phụ giúp gia đình với tâm nguyện không bao giờ trở lại con đường cũ. Khoảng năm 2010, Tôn tới xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước để làm thợ xây và quen biết với vợ chồng anh Trần Xuân Minh. Sau thời gian qua lại, gia đình anh Minh coi Tôn như một người em kết nghĩa vì thấy tính tình của Tôn hiền lành, chất phác, chịu khó làm ăn.
Qua mai mối, cuối năm 2013, Tôn có tình cảm với chị Trần Thị Tâm sinh năm 1986, là em gái của anh Minh. Yêu nhau được mấy tháng thì chị Tâm xuống Sài Gòn làm công nhân, còn Tôn vẫn ở Bù Đăng làm thợ xây nhằm tích cóp để chuẩn bị xây đắp cho tương lai vợ chồng.
Tuy nhiên, "xa mặt thì cách lòng", chỉ sau mấy tháng xuống thành phố, nhờ có chút nhan sắc nên chị Tâm được nhiều chàng trai "liếc mắt đưa tình" khiến cô suy nghĩ nghiêm túc hơn về tương lai cuộc đời mình. Sau thời gian dao động, xao xuyến, suy nghĩ, tính toán, chị Tâm đã đi đến quyết định nói lời chia tay với anh chàng đã từng có thời gian dài ăn cơm tù vì tội hiếp dâm trẻ em.
Nhiều tháng ngày hy vọng, chờ đợi về hạnh phúc lứa đôi, nhưng bỗng dưng nghe người yêu đề nghị chia tay nên Tôn vô cùng hụt hẫng, anh ta không chấp nhận lời đề nghị phủ phàng đó bởi cho rằng cuộc đời anh chỉ có Tâm, nếu không thì anh ta cũng không còn thiết sống ở thế gian này nữa. Tuy nhiên, chị Tâm kiên quyết chia tay với Tôn khiến anh ta chìm trong tuyệt vọng.
Khoảng 11h ngày 19/9/2014, Tôn đi bộ tới trước cổng trường tiểu học xã Đường 10 thì gặp cháu Trần Văn Hoàng sinh năm 2006 là con trai anh Minh. Do xưa nay giữa cháu Hoàng và Tôn chơi với nhau rất thân thiết nên vừa gặp Tôn, Hoàng đã ríu rít đòi chú cho đi chơi.
Đúng lúc này Tôn nổi cơn thú tính, muốn giết chết cháu Hoàng để trả thù người dì của cháu đã phản bội Tôn. Càng nghĩ về chị Tâm, Tôn càng tức tối, muốn cho cô ta phải đau khổ, phải hối hận cả đời vì từ chối tình yêu của mình. Vậy là gã lên kế hoạch ra tay thủ ác với đứa trẻ tội nghiệp.
Vốn rất thông thuộc địa hình, Tôn biết cách trường học khoảng 500m có một cái ao lớn nằm trong rẫy điều rất vắng người qua lại nên rủ cháu Hoàng tới đó để dìm cháu chết đuối. Tôn giả vờ rủ cháu Hoàng vào rẫy bắn chim thì cháu Hoàng tỏ ra thích thú và còn rủ thêm bạn học cùng trường là cháu Vi Tuấn Tú sinh năm 2004 cùng đi cho vui.
Thấy hai đưa trẻ ngây thơ, vô tội là thế, nhưng Tôn vẫn không hề suy nghĩ lại ý định tàn độc của mình, mà còn nhẫn tâm hơn khi gã quyết tâm sẽ giết luôn cả cháu Tú để bịt đầu mối. Khi tới vườn điều, Tôn giả vờ chạy qua chạy lại gần bờ ao để đuổi chim. Hai đứa trẻ thì ngồi cạnh bờ ao khoát nước đùa giỡn nhau. Chỉ chờ tình huống đó, Tôn ngay lập tức dùng hai tay đẩy hai đứa trẻ xuống ao nhằm để các cháu chết đuối, nhưng vì nước cạn nên không ngập đầu, các cháu chia hai hướng chạy thoát thân.
Khi cháu Tú vừa leo được lên bờ thì Tôn liền chạy tới đẩy cháu xuống ao một lần nữa. Thấy cháu Hoàng chạy lên bờ, Tôn đuổi theo khoảng 100m thì bắt được Hoàng. Tại đây, kẻ thủ ác đã dùng một tay kẹp cổ, một tay tháo dây thắt lưng của gã ra quấn vào cổ cháu Hoàng 2 vòng rồi nhấc cháu Hoàng treo lên cành cây điều. Chưa hết, sau khi treo cổ cháu Hoàng, gã còn quay lại tìm cháu Tú để giết nhằm bịt đầu mối, nhưng may mắn cháu chạy thoát về báo với thầy cô.
Với hành vi đó, Tôn bị khởi tố về tội giết người với nhiều tình tiết định khung tăng nặng như giết nhiều người, giết trẻ em, mang tính côn đồ. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, xét thấy bị cáo có những biểu hiện bất thường nên nhà chức trách đã đưa Tôn đi giám định. Kết quả cho thấy Tôn bị rối loạn tâm thần, bị hạn chế nhận thức và kiểm soát hành vi ở thể nhẹ.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Tôn khăng khăng muốn được HĐXX tuyên bản án cao nhất để gã gột rửa tội lỗi tày đình của mình. Tuy nhiên xét HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, việc cháu Tú không chết là nằm ngoài ý muốn của bị cáo... nhưng xét thấy bị cáo thành khẩn khai báo, lại bị hạn chế nhận thức và kiểm soát hành vi nên tuyên bị cáo mức án tù chung thân.
Không đồng ý với bản án này, gia đình bị hại làm đơn kháng cáo đề nghị tử hình bị cáo. Tại đây, vì bệnh tình ngày càng nặng nên Tôn chỉ la hét, đòi đánh cả luật sư bào chữa miễn phí cho mình. Dù rất đông anh chị em, nhưng người mắc bệnh hiểm nghèo, người bị tai nạn giao thông nên đã qua đời gần hết, chỉ còn duy nhất người anh kế với Tôn là người giám hộ bị cáo (do bị cáo bị tâm thần) đến dự.
Ngồi ở khán phòng, người đàn ông thỉnh thoảng lại quệt khóa mắt xót xa cho số phận đầy cay nghiệt của đứa em trai cũng như gia đình mình.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX quyết định bác kháng cáo, giữ y án chung thân với bị cáo Tôn.
(Tên các bị hại đã được thay đổi)
Theo Hoàng Quý
Pháp luật Việt Nam
Một số bệnh tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì Khi bước vào tuổi dậy thì, các em thường có những biến đổi tâm sinh lý rõ nét và phức tạp nhất, nhiều em chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đó nên dễ có những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý, không làm chủ được bản thân và thường có những hành vi tiêu cực. Dưới đây là một số bệnh...