Lo ngại ảnh hưởng tiêu cực từ việc WB đình chỉ các hoạt động tại Tunisia
Việc Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass thông báo tạm thời đình chỉ khuôn khổ hợp tác với Tunisia đã gây ra các cuộc tranh cãi ở quốc gia này cũng như làm gia tăng quan ngại của giới phân tích kinh tế.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, quyết định của WB đồng nghĩa với việc đóng băng tất cả khoản tài trợ mới cho Tunisia – vốn đang đang sa lầy vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Quyết định trên liên quan đến Khung Đối tác quốc gia (CPF) là cơ sở để Ban Giám đốc WB giám sát nhằm đánh giá và hỗ trợ Tunisia trong các chương trình viện trợ. Như vậy, WB không thể khởi động các chương trình hỗ trợ mới với quốc gia này cho đến khi hội đồng quản trị họp, mặc dù các dự án đang triển khai vẫn sẽ được duy trì.
Theo một quan chức của WB, việc đình chỉ tạm thời CPF cho đến khi có thông báo mới đồng nghĩa khó có bất kỳ khoản tài trợ mới nào cho Tunisia đến khi tình hình trở nên rõ ràng hơn và một CPF mới được ký kết.
Video đang HOT
Nhà kinh tế Ezzeddine Saidane, người Tunisia, nhận định ngay cả khi chỉ là tạm thời, việc đóng băng như vậy có nguy cơ tác động rất xấu đến tình hình tài chính của Tunisia. Ông Saidane cho rằng chính quyền Tunisia cần lấy lại niềm tin của các tổ chức tài chính quốc tế. Tình trạng này càng kéo dài, Tunisia sẽ càng thiệt hại hơn.
Trước đó, ngày 6/3, Chủ tịch WB David Malpass cho biết ngân hàng này đã quyết định đình chỉ một số chương trình hợp tác đã lên kế hoạch tại Tunisia trong bối cảnh những bình luận của Tổng thống nước này Kais Saied liên quan người nhập cư đã gây ra “những hành vi quấy rối và bạo lực mang động cơ phân biệt chủng tộc”.
Tunisia, hiện đang gánh khoản nợ tới 80% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chủ yếu do ảnh hưởng của hệ thống công vụ vốn phải vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, nước này cũng đang đàm phán khoản vay gần 2 tỷ USD với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), song các cuộc đàm phán đang thất bại. Ngân sách của Tunisia cho năm 2023 dựa vào các khoản vay 25 tỷ dinar (gần 8 tỷ USD). Thống đốc Ngân hàng trung ương Tunisia Marouane Abassi hồi tháng 1 cảnh báo năm 2023 sẽ rất “phức tạp” đối với nước này trong bối cảnh tăng trưởng yếu, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cao mà không có thỏa thuận nhanh chóng với IMF về khoản vay.
Ấn Độ sắp mất danh hiệu nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất
Ấn Độ sắp mất danh hiệu nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất trong năm nay, do chịu ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng suy yếu ở trong và ngoài nước.
Các công nhân làm việc tại một xưởng may mặc tại Andhra Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Bộ Thống kê Ấn Độ ngày 6/1 vừa công bố dự báo chính thức đầu tiên cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này sẽ tăng 7% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023.
Hãng Bloomberg đưa tin, tỷ lệ 7% của Ấn Độ sẽ xếp sau mức tăng trưởng dự kiến 7,6% của Saudi Arabia, với lợi thế từ tình hình giá năng lượng tăng đột biến. Trong năm tài khóa trước đó, tăng trưởng GDP của Ấn Độ là 8,7%.
Ấn Độ đã có một khởi đầu thuận lợi cho năm tài khoá hiện tại, với kỳ vọng rằng các nguồn nhu cầu sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba châu Á. Nhưng sự lạc quan này đã nhanh chóng phai nhạt khi chính sách thắt chặt tiền tệ chưa từng thấy của các ngân hàng trung ương nhằm giảm lạm phát đang đẩy nhiều nền kinh tế tiên tiến đến suy thoái, và cùng lúc đó là kìm hãm tăng trưởng ở những nền kinh tế khác.
Nhà kinh tế Kunal Kundu tại Societe Generale đánh giá nhu cầu tiêu dùng trong nước không đủ mạnh để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa do tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao và tiền lương thực tế ở mức thấp kỷ lục.
Theo ông, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này đã không tăng trưởng đủ nhanh để đáp ứng khoảng 12 triệu người tham gia lực lượng lao động mỗi năm.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, vốn đã tăng lãi suất cơ bản lên 2,25% trongnăm tài khóa này, vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại chính sách thắt chặt tiền tệ. Hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng ngân hàng này sẽ tiếp tục nâng lãi suất vào cuộc họp ngày 8/2 tới.
Tuy nhiên, theo tạp chí Financial Times, chuyên gia cấp cao Chetan Ahya tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đã dự báo rằng thay đổi trong cách tiếp cận chính sách theo hướng thúc đẩy đầu tư cùng với lợi thế về nhân khẩu học và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sẽ đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027, với dự báo GDP tăng gấp đôi trong 10 năm tới.
Hungary đề xuất giải pháp chấm dứt xung đột tại Ukraine Các giải pháp mà Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực tìm kiếm nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine "không phát huy hiệu quả" và cuộc xung đột này chỉ có thể chấm dứt thông qua một lệnh ngừng bắn. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu tại cuộc họp báo ở Budapest. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tuyên bố trên...