Lo ngại Al-Qaeda và IS trỗi dậy khi Taliban nắm quyền tại Afghanistan
Các chuyên gia cảnh báo rằng các tổ chức khủng bố như Al-Qaeda hay IS có thể trỗi dậy khi Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan.
Thủ lĩnh của IS tại Afghanistan, Hafiz Saeed Khan, bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của Mỹ vào tháng 7/2016 (Ảnh: BBC).
Mỹ quyết định rút quân khỏi Afghanistan dựa trên kết luận, các nhóm khủng bố sẽ không còn có thể hoạt động ở quốc gia Nam Á này để thực hiện các cuộc tấn công vào Mỹ như vụ khủng bố 11/9/2001.
“Chúng ta đến Afghanistan gần 20 năm trước với mục tiêu rõ ràng: bắt những kẻ đã tấn công ngày 11/9 và đảm bảo Al-Qaeda không thể sử dụng Afghanistan làm căn cứ để tấn công chúng tôi một lần nữa”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong bài phát biểu từ Nhà Trắng hồi tuần trước, bảo vệ quyết định rút quân bất chấp những chỉ trích sau khi chính phủ Afghanistan nhanh chóng sụp đổ vào tay Taliban.
Nhưng một số chuyên gia lại có quan điểm khác. Trong khi Al-Qaeda về cơ bản đã bị suy yếu kể từ năm 2001 và Taliban cũng đã cam kết ngăn chặn nhóm khủng bố này tấn công Mỹ và các đồng minh, các phiến quân Al-Qaeda vẫn hoạt động ở Afghanistan và ca ngợi sự tiếp quản của Taliban.
Nhóm IS, một đối thủ cực đoan hơn, cũng duy trì sự hiện diện ở Afghanistan. Các chuyên gia cho biết, Taliban có thể sẽ cố gắng diệt trừ tận gốc nhóm khủng bố này nhưng IS cũng có thể hưởng lợi từ khoảng trống an ninh khi Taliban nỗ lực củng cố quyền lực.
Al-Qaeda hoạt động thế nào?
“Sau 2 thập niên xung đột và các hoạt động chống khủng bố, Al-Qaeda tại Afghanistan là bộ xương của chính nhóm này trước đây”, Fawaz Gerges, giáo sư tại Trường Kinh tế London, nhận định. Theo ông, nhóm này thiếu đội ngũ lãnh đạo có sức ảnh hưởng và “đói kém về tài chính”.
Một báo cáo gần đây của Liên hợp quốc cho biết, Al-Qaeda duy trì sự hiện diện ở ít nhất 15 tỉnh của Afghanistan. Một chi nhánh Al-Qaeda ở Tiểu lục địa Ấn Độ, đã hoạt động “dưới sự bảo trợ của Taliban” từ các tỉnh Kandahar, Helmand và Nimruz. Theo báo cáo, Al-Qaeda ước tính có khoảng từ vài chục đến 500 thành viên tại Afghanistan.
Mohammed Naeem, một phát ngôn viên của Taliban, phủ nhận sự hiện diện của Al-Qaeda ở Afghanistan trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Hadath của Saudi Arabia được phát sóng hôm 22/8. Ông cho biết, nhóm khủng bố này không thể hoạt động ở Afghanistan và không có mối quan hệ với Taliban, mặc dù có thể có “mối quan hệ gia đình” giữa các thành viên của hai tổ chức.
Nhưng một báo cáo gần đây của Liên hợp quốc cho biết, Al-Qaeda “không có dấu hiệu cắt đứt quan hệ” với Taliban. Sự liên kết về mặt tư tưởng và các mối quan hệ cá nhân, bao gồm các cuộc hôn nhân giữa các thành viên, khiến cả hai xích lại gần nhau hơn.
Nhà phân tích Abdul Sayed từ Afghanistan đã mô tả mối quan hệ này là “thân ái và bền chặt hơn so với giai đoạn trước khi xảy vụ 11/9″.
Mặc dù Taliban đã “bắt đầu thắt chặt quyền kiểm soát” đối với Al-Qaeda, Liên hợp quốc cho rằng, “không thể tự tin đánh giá rằng Taliban sẽ thực hiện đúng cam kết trong việc trấn áp bất kỳ mối đe dọa quốc tế nào trong tương lai xuất phát từ Al- Qaeda ở Afghanistan”.
Video đang HOT
IS có hiện diện tại Afghanistan?
Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhóm IS ở Khorasan bắt đầu hoạt động ở Afghanistan vào năm 2015.
Nhóm này do tên Hafiz Zaeed Khan, quốc tịch Pakistan, người đã cam kết trung thành với cựu thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi, lập ra vào năm 2014. Nhóm bắt đầu với quy mô nhỏ chủ yếu là các chiến binh Pakistan hoạt động ở tỉnh Nangahar, miền đông Afghanistan. Nhóm này cũng có một số tân binh đến từ Taliban và một số nhóm cực đoan khác trong khu vực.
Giống nhóm IS ở Iraq và Syria, chi nhánh IS ở Afghanistan có tham vọng nắm giữ lãnh thổ và nổi tiếng với những vụ tấn công tàn bạo vào dân thường. Người Shiite là mục tiêu đặc biệt thường xuyên. IS ở Khorasan chưa bao giờ chiếm được bất kỳ vùng lãnh thổ nào ở Afghanistan. Thay vào đó, chiến lược của nhóm này tập trung vào tấn công các mục tiêu dân sự như nhà thờ Hồi giáo, trường học và đám đông người.
Mỹ từ lâu đã mở nhiều cuộc không kích tiêu diệt các thủ lĩnh chủ chốt của IS ở Khorasan, bao gồm cả người sáng lập Hafiz Zaeed Khan vào năm 2016. Và vào năm 2017, quân đội Mỹ đã thả “mẹ của các loại bom” xuống một hang động nơi các phần tử IS đang ẩn náu ở tỉnh Nangahar.
Tuy nhiên, IS vẫn cố sống sót. LHQ ước tính IS hiện còn nhóm nòng cốt khoảng 1.500 – 2.200 thành viê ở các tỉnh Konar và Nangahar. Các nhóm nhỏ hơn nằm rải rác trên khắp đất nước.
Mối lo IS và Al-Qaeda trở lại
Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, Al-Qaeda đã suy yếu nhiều và không có khả năng gây ra mối đe dọa ngay lập tức đối với Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng, khả năng tấn công Mỹ hoặc các đồng minh của Al-Qaeda “đã giảm đi đáng kể”, mặc dù ông thừa nhận “tàn dư” của nhóm vẫn ở Afghanistan.
Nhưng việc Taliban lên nắm quyền đang mở ra cơ hội lớn cho Al-Qaeda. Một số chuyên gia cho rằng, nhóm này sau đó có thể tự tái lập lực lượng ở Afghanistan.
Các quan chức tình báo Mỹ trước đó đã nói rằng, Al-Qaeda cần 2 năm mới có thể làm được điều đó. Nhưng Nathan Sales, cựu quan chức chống khủng bố cấp cao thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, cho rằng sau khi Taliban tiếp quản, chỉ 6 tháng là Al-Qaeda tái lập lực lượng.
Tuy nhiên, khác với thái độ đối với Al-Qaeda, Taliban coi IS là một mối đe dọa hiện hữu và đã xung đột với nhóm này ở Afghanistan trong nhiều năm.
Một số nhà quan sát lo ngại rằng một thỏa thuận hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan có thể khiến các thành viên cực đoan của Taliban gia nhập IS. Sau chiến thắng nhanh chóng lần này của Taliban, điều đó có vẻ ít xảy ra hơn.
Theo các chuyên gia, Taliban có “lý do thuyết phục” để nhắm mục tiêu vào IS và có thể sử dụng vũ khí hiện đại tịch thu được để làm điều đó. Một động thái như vậy có thể giúp Taliban củng cố hình ảnh trong mắt các nước.
Gần 2.300 tỷ USD Mỹ đổ vào Afghanistan
Mỹ đã tiêu tốn gần 2.300 tỷ USD cho cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan, nhưng vẫn không đạt được mục tiêu ngăn chặn Taliban trỗi dậy.
Mỹ tiến vào Afghanistan tháng 10/2001 để lật đổ Taliban, sau khi cáo buộc lực lượng này chứa chấp trùm khủng bố Osama bin Ladan và các thủ lĩnh tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Quân số liên tục tăng trong bối cảnh Washington chi hàng tỷ USD để đẩy lùi Taliban và tái thiết cơ sở hạ tầng. Khoảng 110.000 lính Mỹ đã có mặt ở Afghanistan vào thời kỳ cao điểm năm 2011. Con số này rút xuống còn khoảng 4.000 người vào năm ngoái.
Lính Mỹ tuần tra ở miền nam Afghanistan hồi năm 2019. Ảnh: US Army.
Các thống kê do Lầu Năm Góc công bố có thể không bao gồm lực lượng đặc nhiệm chuyên hoạt động bí mật và những đơn vị được triển khai ngắn hạn.
Nhiều nước đồng minh của Mỹ cũng gửi quân tới Afghanistan, trong đó có nhiều thành viên NATO. Tổ chức này chấm dứt nhiệm vụ tham chiến ở Afghanistan vào tháng 12/2014, nhưng vẫn duy trì 13.000 lính để huấn luyện quân đội Afghanistan và hỗ trợ các chiến dịch chống khủng bố.
Nhiều nhà thầu dân sự cũng xuất hiện ở Afghanistan, với khoảng 7.800 người Mỹ hiện diện ở nước này trong quý IV/2020.
Trong giai đoạn 2010-2012, khi quân đội Mỹ duy trì hơn 100.000 lính tại Afghanistan, chi phí tác chiến tăng lên đến gần 100 tỷ USD/năm. Con số này giảm đáng kể sau khi Washington chấm dứt các chiến dịch tiến công và tập trung vào đào tạo lực lượng Afghanistan.
Quan chức Lầu Năm Góc cho biết ngân sách được đầu tư cho lực lượng ở Afghanistan là 45 tỷ USD vào năm 2018. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tổng chi phí quân sự tại Afghanistan từ tháng 10/2001 đến tháng 9/2019 là 778 tỷ USD.
Lính đặc nhiệm Afghanistan trước trận đánh ở tỉnh Kandahar tối 13/7. Ảnh: Reuters .
Bộ Ngoại giao, Cơ quan Pháp triển Quốc tế Mỹ (USAID) và nhiều cơ quan chính phủ khác cũng đổ 44 tỷ USD vào các dự án tái thiết Afghanistan. Tổng số tiền được các cơ quan này chi ra trong giai đoạn 2001-2019 là khoảng 822 tỷ USD, chưa kể tới những khoản chi ở Pakistan, nơi Mỹ đặt nhiều cơ sở cho những chiến dịch ở Afghanistan.
Thống kê của Đại học Brown của Mỹ cho thấy 800 tỷ USD đã được đầu tư vào chi phí tác chiến trực tiếp, 85 tỷ USD dành cho huấn luyện quân đội Afghanistan. Chính phủ Mỹ mỗi năm bỏ ra 750 triệu USD để trả lương cho binh sĩ chính phủ Afghanistan.
Tổng số tiền được Mỹ đổ vào Afghanistan trong 20 năm ước tính khoảng 2.260 tỷ USD, tương đương mỗi ngày Mỹ chi ra hơn 300 triệu USD cho Afghanistan. Con số này đồng nghĩa với việc số tiền Washington bỏ ra để ngăn Taliban trỗi dậy còn cao hơn tổng giá trị tài sản của 33 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ, nhưng vẫn không thể ngăn đà tiến quân của Taliban chỉ trong vài tháng qua.
Giới phân tích nhận định Mỹ sẽ chịu thêm nhiều chi phí rất lâu sau khi rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan theo lệnh của Tổng thống Joe Biden. Washington đã phải trả 500 tỷ USD tiền lãi, do chi phí cuộc chiến được lấy từ các khoản vay của chính phủ. Đến năm 2050, riêng số tiền trả lãi vì cuộc chiến Afghanistan có thể lên tới 6.500 tỷ USD.
Số tiền đã đi đâu?
Phần lớn ngân sách đầu tư vào Afghanistan tập trung cho các chiến dịch chống phiến quân, cũng như bảo đảm tiền lương và hỗ trợ hậu cần, y tế cho binh sĩ.
Kể từ năm 2002, Mỹ đã chi hơn 143 tỷ USD cho hoạt động tái thiết tại Afghanistan, trong đó 88,3 tỷ USD dành cho xây dựng lực lượng an ninh, bao gồm quân đội và cảnh sát. Gần 36 tỷ USD được đầu tư cho hoạt động quản lý chính quyền và phát triển, trong khi nhiều khoản tiền nhỏ hơn được dành cho nỗ lực chống ma túy và hỗ trợ nhân đạo.
Khoảng 19 tỷ USD trong số này đã bị lãng phí bởi tình trạng tham nhũng và lạm chi, theo báo cáo của Tổng thanh tra đặc biệt của Mỹ về tái thiết Afghanistan (SIGAR).
Các nguồn tin cho biết Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Afghanistan trong nhiều tháng không trả lương cho binh sĩ hoặc cảnh sát. Các lực lượng an ninh Afghanistan thường không được cung cấp đầy đủ vũ khí, thậm chí thiếu cả thức ăn và nước uống.
Lực lượng an ninh Afghanistan gần địa điểm đụng độ với Taliban ở Kandahar hôm 9/7. Ảnh: AFP .
Nhiều binh sĩ và cảnh sát bị điều đến những khu vực xa nhà, nơi họ không có bất cứ mối liên hệ nào, khiến một số đào ngũ để trở về bảo vệ gia đình mình. Tình trạng thiếu niềm tin vào chính phủ Afghanistan và nhiều quan chức tuyên bố sẽ không chiến đấu để bảo vệ chính quyền Tổng thống Ashraf Ghani được coi là nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân tỷ đô này.
Thiệt hại nhân mạng
Thiệt hại về nhân mạng và chi phí đi kèm cũng không kém, khi 2.500 binh sĩ và gần 4.000 nhà thầu dân sự Mỹ đã thiệt mạng tại Afghanistan kể từ năm 2001. Washington tốn khoảng 300 tỷ USD để chăm sóc cho 20.000 người bị thương do cuộc chiến Afghanistan và dự kiến sẽ mất thêm 500 tỷ USD nữa trong tương lai.
Hơn 1.000 binh sĩ các nước đồng minh của Mỹ cũng thiệt mạng khi làm nhiệm vụ ở Afghanistan.
Tuy nhiên, con số này chưa thấm vào đâu so với thương vong của lực lượng an ninh và dân thường Afghanistan. Tổng thống Ashraf Ghani hồi năm 2019 cho biết đã có 45.000 thành viên lực lượng an ninh Afghanistan thiệt mạng từ khi ông lên nắm quyền năm 2014.
Nghiên cứu của Đại học Brown năm 2019 ước tính quân đội và cảnh sát Afghanistan đã mất 64.100 người kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối năm 2001.
Tranh cãi về khả năng Mỹ xoay chuyển tình thế trước Taliban Nỗi uất ức của đồng minh từng cùng Mỹ chống Taliban Thảm cảnh của quân đội tỷ đô Afghanistan
Nga ủng hộ đối thoại toàn diện tại Afghanistan Ngày 17/8, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva ủng hộ một cuộc đối thoại toàn diện tại Afghanistan trong bối cảnh lực lượng Taliban được cho là đang thành lập một chính phủ mới sau khi giành quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ của quốc gia này, trong đó có thủ đô Kabul. Các tay súng Taliban gác tại thủ...