Lộ màu ngụy trang mới của tiêm kích tàng hình J-20
Những hình ảnh rò rỉ trên mạng xã hội cho thấy tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc được sơn màu ngụy trang mới.
Thiết kế ngụy trang mới của chiến đấu cơ Chengdu J-20 có màu vàng.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Chengdu J-20 dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong Không quân Trung Quốc từ năm 2018. Trong khi chi tiết về J-20 vẫn được giữ bí mật, một trong hai mẫu của chiến đấu cơ này đã bay thực nghiệm trên bầu trời thành phố Thành Đô ngày 17.10, có màu ngụy trang mới.
Thiết kế ngụy trang mới của chiến đấu cơ Chengdu J-20 có màu vàng. Theo trang tin Defense Update, màu ngụy trang này có thể được sử dụng cho những phiên bản sản xuất ban đầu với tỷ lệ thấp.
Chiến đấu cơ J-20 có thể đạt vận tốc tối đa 2.100 km/giờ và có tính năng tàng hình như tiêm kích F-35 của Mỹ. Vũ khí của J-20 được chứa bên trong thân, với khoang chính đủ chỗ cho 4 tên lửa không đối không tầm xa cũng như hai tên lửa không đối không tầm ngắn.
Chiến đấu cơ J-20 có thể đạt vận tốc tối đa 2.100 km/giờ.
Trong khi đó, các chuyên gia quân sự nhận định chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc được trang bị động cơ WS-10 hoặc AL-31F.
Video đang HOT
Sau khi hoạt động chính thức, chiến đấu cơ J-20 có thể sẽ được triển khai tại những khu vực xung đột như Biển Đông, nơi Washington đang phản đối Bắc Kinh xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trong khi Mỹ báo buộc Trung Quốc cố gắng thiết lập vùng nhận dạng phòng không trái phép, Bắc Kinh vẫn khăng khăng rằng nước này có quyền xây dựng và cho rằng các hòn đảo nhân tạo trái phép được sử dụng cho mục đích dân sự.
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) (Dân Việt)
Dự đoán năng lực vũ khí hạt nhân Nhật Bản
Nhật Bản có thể nhanh chóng xây dựng kho vũ khí hạt nhân phóng từ đất liền hoặc tàu ngầm, trước những căng thẳng ngày càng gia tăng trong khu vực và sự suy yếu của Mỹ trong năng lực răn đe hạt nhân.
Một vụ nổ hạt nhân. Ảnh minh họa.
Theo Washington Free Beacon, đây là dự đoán được nêu trong báo cáo của Văn phòng Thẩm định thực tế (ONA) thuộc Lầu Năm Góc.
Báo cáo cho biết, Nhật Bản có thể tự mình chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng 10 năm, dựa trên những cơ sở hạt nhân có sẵn và năng lực phóng tàu vũ trụ, tên lửa hành trình và tàu ngầm.
Báo cáo của ONA được công bố vào lúc căng thẳng gia tăng giữa Tokyo và Bắc Kinh, liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Lực lượng phóng vệ Nhật Bản và quân đội Trung Quốc thường chơi trò mèo vờn chuột trên biển và trên không gần quần đảo này trong những năm qua.
Nghiên cứu phản ánh mối quan tâm trong chính phủ Mỹ rằng các đồng minh của Mỹ vốn không có vũ khí hạt nhân đã trù tính phát triển loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.
Mỹ khó có thể bảo vệ được đồng minh
Trong những năm qua, Nhật đã tăng cường xây dựng lực lượng phòng vệ và đã giải thích lại hiến pháp hòa bình nhằm mở rộng hoạt động quân sự. Hồi tháng 4, chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng trình bày trước Quốc hội rằng Hiến pháp Nhật không cấm sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Atago của Nhật Bản.
Hiện tại, Mỹ đang sử dụng tên lửa hạt nhân, tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược tầm xa làm nhiệm vụ răn đe, bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các lực lượng hạt nhân của Mỹ đang già cỗi và cần hiện đại hóa.
Ngược lại, Nga và Trung Quốc đang không ngừng hiện đại hóa lực lượng hạt nhân trong khi Triều Tiên cũng đang theo đuổi tham vọng hạt nhân riêng. Thỏa thuận về hạt nhân của chính quyền Mỹ với Iran có thể tạo điều kiện để Tehran phát triển vũ khí hạt nhân sau 10 năm nữa.
Lầu Năm Góc cần khẩn cấp xem xét các giải pháp hạt nhân của Nhật. Bởi Tokyo lo ngại khả năng bảo đảm an ninh hạt nhân hiện nay của Mỹ đang suy yếu, không đủ sức ngăn chặn Trung Quốc hay Triều Tiên.
Báo cáo của ONA cho biết, các yếu tố có thể thúc đẩy Nhật phát triển chương trình hạt nhân gồm chính sách răn đe hạt nhân của Mỹ ngày cang suy yếu, Hàn Quốc đang xây dựng vũ khí hạt nhân, Iran tiến hành thử nghiệm hạt nhân, hoặc khả năng Nga, Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Năng lực vũ khí hạt nhân Nhật Bản
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.
Theo báo cáo mới được công bố, Nhật Bản nhiều khả năng sẽ lựa chọn xây dựng lực lượng hạt nhân gần bờ, tên lửa hạt nhân gắn trên tàu ngầm và các xe phóng di động có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa hạt nhân Nhật Bản có thể không cần nhiều đầu đạn nhưng Tokyo cũng cân nhắc lựa chọn này trước mối đe dọa trong khu vực. Về đầu đạn, Nhật Bản có thể chế tạo loại có sức công phá 1,2 megaton tương tự như W-47 của Mỹ.
Chiến lược hạt nhân Nhật Bản có thể phát triển theo hướng "răn đe trừng phạt", nghĩa là tập trung vào khả năng tấn công hạt nhân trả đũa.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có thể phát triển tên lửa hành trình tầm bắn khoảng 2.400 km. Tokyo có kế hoạch chế tạo 22 tàu ngầm với 100 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
Giải pháp thứ hai là việc phát triển tên lửa tầm trung có thể vươn tới mọi thành phố Trung Quốc từ lãnh thổ Nhật Bản.
Cuối cùng, quan chức Nhật Bản không ngoại trừ khả năng cải tiến hệ thống phóng tàu vũ trụ để đưa vệ tinh mang đầu đạn lên quỹ đạo.
Theo Đăng Nguyễn - Washington Free Beacon (Dân Việt)
Điểm yếu chết người của không quân Trung Quốc Mặc dù không quân Trung Quốc có quy mô lớn thứ 3 thế giới và có thể vượt Mỹ về quy mô trong thời gian không xa, nhưng lực lượng này có một điểm yếu lớn, không dễ khắc phục ngay. Phi công lái J-15 trên tàu sân bay Trung Quốc. Theo National Interest, Trung Quốc hiện sở hữu lực lượng không quân...