Lỗ lũy kế gần 400 tỷ đồng, Thủy sản hùng Vương còn hơn 3.000 tỷ đồng nợ vay
Quý II niên độ 2018 – 2019 lãi hơn 6 tỷ đồng giúp Thủy sản Hùng Vương báo lãi 27,6 tỷ đồng lãi sau 2 quý. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn lỗ lũy kế gần 400 tỷ đồng thời điểm 31/03.
Ảnh minh họa.
CTCP Hùng Vương (mã HVG) vừa công bố báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý II niên độ 2018 – 2019 (31/12/2018 – 31/03/2019) với 1.302 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần một nửa so với cùng kỳ.
Doanh thu tài chính được cải thiện đáng kể từ âm 76,2 tỷ đồng lên mức 1,4 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính giảm 42% xuống còn 64 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm mạnh lần lượt 50% và 74% so với cùng kỳ. Kết quả, Hùng Vương báo lãi sau thuế hơn 6 tỷ đồng trong khi quý II niên độ trước lỗ hơn 387 tỷ đồng.
Luỹ kế 2 quý đầu niên độ (01/10/2018 – 31/03/2019), Hùng Vương ghi nhận 2.647 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn giảm nhanh hơn tương đối so với doanh thu giúp lợi nhuận gộp tăng hơn 2,6 lần lên 311 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Hùng Vương báo lãi 27,6 tỷ đồng sau thuế trong khi cùng kỳ còn lỗ gần 380 tỷ đồng.
Trong 2 quý đầu năm, doanh thu thuần từ xuất khẩu của Hùng Vương đã giảm mạnh xuống còn 879 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 1/3 cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu nội địa cũng giảm 37% xuống mức 1.768 tỷ đồng.
Đáng chú ý trong cơ cấu doanh thu nội địa, mảng thủy sản tăng đột biến qua đó mang về 1.408 tỷ đồng, trong khi mảng thức ăn chăn nuôi lại giảm mạnh tới hơn 99% xuống còn vỏn vẹn 13 tỷ đồng. Trong kỳ, Hùng Vương không còn ghi nhận doanh thu từ chăn nuôi và kinh doanh bất động sản.
Lỗ lũy kế gần 400 tỷ đồng, vay nợ hơn 3.000 tỷ đồng
Tính đến hết tháng 3, tổng tài sản của Hùng Vương đạt mức 8.827 tỷ đồng trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 80% với 6.991 tỷ đồng chủ yếu là khoản phải thu với 4.753 tỷ đồng (chiếm 68%) và hàng tồn kho với 1.809 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hùng Vương đã trích lập 679 tỷ đồng dự phòng đối với khoản phải thu ngắn hạn khó đòi và hơn 12 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn.
Thời điểm 31/03, Hùng Vương vay nợ lên đến hơn 3.087 tỷ đồng, tương đương 35% tổng tài sản. trong đó chủ yếu là nợ vay ngắn hạn với hơn 2.969 tỷ đồng.
“Vỡ mộng” POR14, cổ phiếu rơi tự do
Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/8/2016 đến 31/7/2017. Theo đó, mức thuế cuối cùng của POR14 đối với Hùng Vương là 3,87 USD/kg cao hơn nhiều so với mức 0 USD/kg của kết quả sơ bộ khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ.
Trên thị trường, cổ phiếu HVG cũng tỏ ra khá nhạy cảm trước thông tin trên khi liên tục “đo sàn” 7 phiên liên tiếp từ hôm 23/04, qua đó giảm gần 40% xuống còn 4.500 đồng/cổ phiếu, mức giá thấp nhất trong vòng 9 tháng qua.
Hiện, cổ phiếu HVG vẫn trong diện kiểm soát đặc biệt của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và chỉ được giao dịch vào buổi chiều do những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và việc vi phạm trong công bố thông tin.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Dù lãi 7 tỷ trong quý 2, Hùng Vương sau "cú sốc" POR14 đang đối mặt với dư nợ vay gần 3.000 tỷ, lỗ luỹ kế 398 tỷ đồng
Từng tự tin khẳng định sau kết quả POR14, Hùng Vương sẽ không còn cần đến dòng vốn ngân hàng, tuy nhiên những gì còn lại sau tuyên bố đó hiện là bài toán mất cân đối dòng vốn, và những kiến nghị xin giãn nợ nhà băng chưa có câu trả lời.
Thuỷ sản Hùng Vương (HVG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2019 (31/12/2018-31/3/2019) với doanh thu đạt 1.302 tỷ đồng, giảm gần phân nửa so với mức 2.292 tỷ cùng kỳ. Giá vốn tương ứng giảm mạnh khiến lợi nhuận gộp tăng lên 156 tỷ. Do không còn khoản thu từ thanh lý, chuyển nhượng khiến doanh thu tài chính trong kỳ giảm đáng kể, chỉ còn 1,4 tỷ. Chi phí tài chính có sụt giảm, đặc biệt chi phí bán hàng và quản lý giảm mạnh dẫn đến Hùng Vương có lãi 7 tỷ trong quý 2.
Lương nhân viên bán hàng giảm 9 lần, nửa niên độ lãi ròng 25 tỷ đồng
Luỹ kế 2 quý (1/10/2018-31/3/2019), Hùng Vương ghi nhận doanh thu 2.647 tỷ, giảm một nửa so với mức 4.992 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Tương ứng mức lợi nhuận gộp 311 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu 2 quý đầu năm của Công ty giảm 2,5 lần, chỉ còn vỏn vẹn 887 triệu đồng. Tương tự, doanh thu nội địa của giảm 60% về 1.769 tỷ đồng.
Về cơ cấu doanh thu nửa đầu niên độ 2018-2019, doanh thu thủy sản tăng đột biến từ 350 tỷ lên 1.409 tỷ đồng, tương ứng giá vốn tăng khiến lợi nhuận gộp từ mảng này vẫn không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ.
Ngược lại, nguồn thu từ thức ăn chăn nuôi giảm hơn 127 lần, chỉ còn 13 triệu đồng. Doanh thu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, phụ phẩm... cũng giảm đáng kể. Công ty hiện không còn nguồn thu từ mảng kinh doanh bất động sản.
Về chi phí, có chi phí bán hàng được cắt giảm mạnh gần 40% từ mức 192 tỷ về 116 tỷ đồng, trong đó đà giảm chủ yếu do sự sụt giảm lương của bộ phận bán hàng, giảm gần 9 lần về chỉ còn 2,5 tỷ đồng.
Tính chung, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ Hùng Vương sau nửa niên độ đạt 25 tỷ.
Còn lại gì sau "canh bạc" POR14?
Về Hùng Vương, sau cú sốc POR14 đến nay, vấn đề đáng lo ngại tiếp tục là gánh nặng nợ vay với 3.000 tỷ đồng. Từng tự tin khẳng định sau kết quả POR14, Hùng Vương sẽ không còn cần đến dòng vốn ngân hàng, tuy nhiên những gì còn lại sau tuyên bố đó hiện là bài toán mất cân đối dòng vốn, và những kiến nghị xin giãn nợ nhà băng chưa có câu trả lời.
Tính đến thời điểm 31/3/2019, Hùng Vương có 8.827 tỷ tài sản với 6.991 tỷ tài sản ngắn hạn và 1.836 tỷ tài sản dài hạn. Trong đó, tài sản ngắn hạn đang "dồn" tại khoản phải thu với 4.752,5 tỷ - tương đương tỷ trọng 68%, cùng với 1.809 tỷ hàng tồn kho. Hùng Vương cũng tiếp tục gia tăng trích lập dự phòng đối với hai khoản mục này, bao gồm 679 tỷ dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi và hơn 12 tỷ dự phòng giảm giá hàng tồn.
Về nợ, tổng nợ hiện nay của doanh nghiệp ghi nhận 6.630 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 6.481 tỷ (chiếm 93% tài sản ngắn hạn) và nợ dài hạn 149 tỷ đồng. Hiện, Hùng Vương đang nợ ngắn hạn ngân hàng 2.969 tỷ đồng, vay nhiều nhất tại BIDV với hơn 1.935 tỷ đồng, kế tiếp là Vietcombank với 602 tỷ, HDBank 169,5 tỷ cùng một số khoản vat ngắn hạn tại các nhà băng khác. Trong đó, nợ đến hạn trả của doanh nghiệp hơn 54,5 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu Hùng Vương vào mức 2.197 tỷ, lỗ lũy kế hơn 398 tỷ đồng.
Kết thúc niên độ 2017-2018, BCTC hợp nhất Hùng Vương được lập dựa trên cơ sở hoạt động liên tục, với giả định rằng Tập đoàn sẽ có thể sử dụng các tài sản và thanh toán các khoản nợ phải trả trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường ở tương lai gần. Theo đó, kiểm toán nhấn mạnh các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn.
Kiểm toán cũng nhấn mạnh, khả năng hoạt động kinh doanh của Hùng Vương lúc này phụ thuộc vào khả năng sắp xếp được dòng tiền và kinh doanh có lợi nhuận trong tương lai cũng như việc được tái cơ cấu các khoản nợ ngân hàng.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Hoàn tất mua vào 64 triệu cổ phiếu, nhóm Gelex sở hữu gần 25% cổ phần tại Viglacera Cổ phiếu VGC hiện đang giao dịch trên HNX với giá 20.100 đồng/cổ phiếu, thấp hơn gần 13% so với mức giá thoái vốn của Bộ Xây dựng. Ảnh minh họa. Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex vừa thông báo đã mua vào 27 triệu cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera - CTCP, qua đó nâng tổng số lượng cổ...