Lo lắng về tác dụng phụ, nhiều phụ huynh ngần ngại cho con tiêm vaccine COVID-19
Nhiều phụ huynh lo ngại về các phản ứng có thể xảy ra với trẻ còn nhỏ tuổi khi tiêm vaccine COVID-19.
Để chuẩn bị kế hoạch mở rộng đối tượng tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại Việt Nam khi đủ căn cứ, cơ sở khoa học theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, thống kê số lượng trẻ em trên địa bàn thuộc nhóm 6 tháng – dưới 5 tuổi gồm: Trẻ từ 6 tháng – dưới 1 tuổi; trẻ từ 1 tuổi – dưới 2 tuổi; trẻ từ 2 tuổi – dưới 3 tuổi; trẻ từ 3 tuổi – dưới 4 tuổi; trẻ từ 4 tuổi – dưới 5 tuổi.
Theo Bộ Y tế, đến nay số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.631.298 liều.
Vừa qua, nhiều trường mầm non trên địa bàn TP Hà Nội lấy ý kiến phụ huynh về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi. Chị Nguyễn Thị Linh (ở Long Biên), có con 2 tuổi đang học ở trường mầm non chia sẻ, lớp con chị gồm 40 cháu thì tới 39 phụ huynh không đồng ý tiêm vaccine cho con. Nhiều phụ huynh tỏ ra lo ngại về các phản ứng có thể xảy ra với trẻ còn quá nhỏ nếu tiêm vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, theo họ trẻ từng mắc COVID-19, biểu hiện bệnh còn nhẹ hơn cả cúm nên không nhất thiết phải tiêm vaccine.
Chị Nguyễn Thúy Hằng (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có con nhỏ 8 tháng tuổi cũng tỏ ra lo ngại nếu để trẻ còn quá nhỏ tiêm vaccine COVID-19. “Tôi được biết hiện nay tỉ lệ trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vaccine COVID-19 còn thấp. Vì vậy, nếu triển khai tiêm cần bảo đảm các đối tượng trẻ lớn hơn đã được bao phủ đầy đủ và phải có cơ sở khoa học” – chị Hằng nói.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trẻ nhỏ cũng nguy cơ mắc COVID-19 và khi mắc COVID-19, dù ở lứa tuổi nào, bệnh cũng có các biểu hiện từ không triệu chứng đến có triệu chứng, nhập viện, trở nặng, tử vong.
Thực tế nhiều trẻ mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng rất nghiêm trọng, đó là hội chứng suy đa cơ quan (MIS-C) khiến nhiều trẻ phải thở máy, lọc máu và can thiệp ECMO. Đáng ngại là nếu gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền thì trẻ nhỏ mắc bệnh cũng là nguồn lây đối với người khác.
Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, virus SARS-CoV-2 với biến thể Omicron vẫn được đánh giá là phức tạp. Qua thời gian, miễn dịch tự nhiên cũng giảm dần và những biến thể mới cũng đang xuất hiện.
“Thời gian qua, mọi hoạt động đã trở lại bình thường, trẻ cũng được đi học và tham gia các hoạt động xã hội khác do đó trẻ rất dễ mắc trong tình hình hiện nay và với tình trạng ca mắc gia tăng trong thời gian gần đây thi nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm sẽ rất cao, nhất là với nhóm chưa tiêm vaccine, người có bệnh nền, người béo phì hoặc là những bệnh suy giảm miễn dịch” – ông Phu cho biết.
Trước lo ngại về việc tiêm vaccine cho trẻ ở độ tuổi quá nhỏ, ông Phu cho rằng thực tế có những loại vaccine đã tiêm ngay sau khi trẻ chào đời như viêm gan B và nhiều loại vaccine khác được tiêm khi trẻ mới chỉ 2, 3 và 4 tháng tuổi như vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib…
Video đang HOT
Ông Phu cũng cho biết, nhiều cha mẹ đặt câu hỏi con họ đã mắc bệnh, có miễn dịch thì nên tiêm hay không? Vị chuyên gia cho rằng, các nghiên cứu cho thấy nhiều người mắc bệnh vẫn tái nhiễm lần 2, lần 3 vì miễn dịch của COVID-19 là không bền vững, thường suy giảm sau 4-6 tháng. Vì thế, ai cũng có thể mắc bệnh trở lại nếu không bổ sung kháng thể chủ động bằng cách tiêm vaccine.
Được biết, Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần xuất nhu cầu sử dụng vaccine cho các nhóm tuổi này, gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur khu vực trước ngày 30/9.
Đồng thời Bộ đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước ngày 10/10 để tổng hợp. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổng hợp số liệu gửi Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 15/10.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nên đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Bộ Y tế cho biết, trong ngày 26/9 có 72.254 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 259.983.364 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.408.749 liều: Mũi 1 là 71.063.854 liều; Mũi 2 là 68.653.387 liều; Mũi bổ sung là 14.539.076 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.786.883 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.365.549 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.943.317 liều: Mũi 1 là 9.103.864 liều; Mũi 2 là 8.847.657 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 4.991.796 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.631.298 liều: Mũi 1 là 9.838.412 liều; Mũi 2 là 6.792.886 liều.
Sự thật về tác dụng phụ nhiều người gặp phải sau tiêm vaccine Covid-19
Nghiên cứu mới chỉ ra 2/3 báo cáo về tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 có thể không đúng và nó xuất hiện là do "phản ứng nocebo".
Tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 là vấn đề nhiều người quan tâm, thậm chí lo lắng. Nghiên cứu mới từ Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, Boston, Mỹ, phát hiện hàng loạt tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 mà người nhận báo cáo có thể là do "phản ứng nocebo" và chúng có thể chỉ là cảm giác giả.
2/3 báo cáo về tác dụng phụ của vaccine Covid-19 có thể là giả
Nghiên cứu được công bố trên JAMA Network ngày 18/1. Theo ABC News, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 12 cuộc thử nghiệm về độ an toàn của vaccine Covid-19 có sự tham gia của 45.380 người được tiêm vaccine hoặc giả dược. Trong đó, 22.802 người được tiêm vaccine ngừa Covid-19 thật, 22.578 người còn lại được tiêm giả dược để đối chứng. Không ai trong số những người này biết mình được tiêm vaccine hay giả dược.
Sau đó, nhóm tác giả so sánh tỷ lệ gặp tác dụng phụ được báo cáo ở người được tiêm giả dược và thuốc thật.
Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess phát hiện 2/3 báo cáo về phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 có thể không phải là thật. Ảnh: Nature.
Từ đây, họ phát hiện sau lần tiêm đầu tiên, 2/3 số người gặp phải những phản ứng phụ như đau đầu, mệt mỏi là do "phản ứng nocebo". Ngoài ra, 25% số người được tiêm giả dược cũng gặp tác dụng phụ như đau cánh tay, do hiệu ứng giả dược.
Sau mũi tiêm thứ nhất, 46,3% người được tiêm vaccine báo cáo tác dụng phụ toàn thân như nhức đầu, mệt mỏi. 66,7% báo cáo tác dụng phụ tại chỗ như đau nhức hoặc sưng tấy tại vị trí tiêm.
Đặc biệt, 35,2% người được tiêm giả dược cũng gặp tác dụng phụ toàn thân và 16,2% gặp tác dụng phụ tại chỗ. Đây đều là những phản ứng giả.
Khi đối chiếu và phân tích giữa hai nhóm, các tác giả kết luận ở người tiêm vaccine Covid-19 thật, 76% tác dụng phụ toàn thân và 24% tác dụng phụ tại chỗ chỉ là phản ứng giả do hiệu ứng nocebo. Tỷ lệ gặp hiệu ứng này giảm rõ sau liều thứ hai, có thể vì người được tiêm đã bớt lo âu.
Hiệu ứng giả dược (placebo) xảy ra khi bệnh nhân tin rằng phương thuốc, cuộc phẫu thuật hay việc điều trị nào đó sẽ có tác dụng nhất định, đến mức họ tự cảm nhận được kết quả mà mình mong đợi sau khi điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế, họ không được phẫu thuật, loại thuốc họ uống cũng không phải thuốc thật.
Với người tiêm giả dược, họ thường được nhận nước muối sinh lý - thứ không thể gây bất cứ tác dụng có lợi hoặc có hại nào. Song, một số người vẫn có cảm giác cơ thể gặp phải tác dụng phụ nào đó.
Trong khi đó, với những được tiêm thuốc thật, một số thực sự gặp khó chịu do các phản ứng phụ. Song, cũng không ít người cho rằng cơ thể đang xuất hiện tác dụng phụ, nguyên nhân là tâm lý lo âu quá mức về việc tiêm chủng. Đây cũng chính là "phản ứng nocebo". Điều này cũng giải thích vì sao những người ít lo lắng về việc tiêm vaccine ít gặp tác dụng phụ khó chịu hơn.
Hồi hộp, lo âu trước khi tiêm có thể khiến chúng ta gặp ảo giác về những tác dụng phụ. Ảnh: Freepik.
Tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 không phổ biến như bạn vẫn nghĩ
Theo Giáo sư, tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt, đây là hiện tượng nổi tiếng trong giới khoa học và rất cần được nghiên cứu khi phát triển vaccine, thuốc.
"Sau tiêm, mọi người nhận thức rõ hơn về việc họ có thể đã được nhận loại dược phẩm nào đó và có xu hướng báo cáo về mọi cảm giác mà họ cảm thấy. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của trí óc con người" - GS William nói.
Các chuyên gia cho rằng hiệu ứng giả dược là ví dụ mạnh mẽ về mối liên hệ giữa tâm trí, cơ thể và hoàn cảnh của chúng ta.
Trong nghiên cứu của Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, số lượng báo cáo về tác dụng phụ do hiệu ứng giả dược giảm xuống còn một nửa sau khi các tình nguyện viên tiêm mũi thứ hai. Tần suất gặp tác dụng phụ thấp hơn ở những người nhận giả dược sau mũi 2 và ngược lại ở người được tiêm vaccine. Điều này giúp củng cố giả thuyết về hiện tượng giả dược của nhóm tác giả.
Các chuyên gia được ABC News phỏng vấn cho hay kết quả của nghiên cứu trên giúp chúng ta nhận thức đúng về những tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vaccine Covid-19. Trên thực tế, các phản ứng phụ có thể không phổ biến như bạn vẫn nghĩ và không có gì phải lo lắng về việc tiêm vaccine này.
TS Ted J.Kaptchuk, chuyên gia tại Trường Y khoa Harvard và Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, nhấn mạnh các triệu chứng không đặc hiệu như nhức đầu, mệt mỏi đặc biệt nhạy cảm với phản ứng nocebo. Đây cũng là các tác dụng phụ phổ biến nhất được báo cáo sau tiêm vaccine Covid-19.
Vị chuyên gia cho rằng các thông tin không khéo léo về tác dụng phụ của vaccine Covid-19 cũng khiến nhiều người gặp hiệu ứng nocebo hơn và hiểu được điều này có thể góp phần giảm đáng kể lo âu trong cộng đồng, do dự vaccine.
Người bệnh gì không nên ăn chuối? Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng chuối có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây, 2 chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu sẽ chỉ ra những ai không nên ăn chuối. Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Tây Ban Nha, tiến sĩ Sylvia Melendez-Klinger, tác giả từng đoạt giải thưởng dinh dưỡng toàn...